Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Về Công Tác Quản Lý Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi Lớn Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk


2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.1.3.1 Thuận lợi

Tỉnh Đắk Lắk nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa hàng năm tương đối lớn từ 1600mm-2000mm, mật độ sông suối lớn, địa hình đa dạng nên Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về thủy lợi và thủy điện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Với vị trí địa lý là trung tâm vùng Tây Nguyên, do đó Đắk Lắk luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính Phủ, Bộ NN & PTNT. Trong thời gian qua, nhiều công trình lớn, trọng điểm đã được đầu tư xây dựng như Ea Súp thượng, Krông Búk hạ, Ea Rớt, Buôn Joong…, qua đó từng bước khắc phục những khó khăn nhất là khó khăn về nhu cầu dùng nước của nhân dân trong sinh hoạt và SX.

Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ban hành ngày 19/6/2017 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã có hiệu lực vào 01/7/2018 và các NĐ, Thông tư hướng dẫn cũng đã được ban hành, lần đầu tiên CTTL đã được NN quan tâm đúng mức, đúng với tầm quan trọng trong nền SX nông nghiệp của nước ta. Hành lang pháp lý về Thủy lợi cũng đang dần hoàn thiện, tạo cơ sở thuận lợi trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2.1.3.2 Khó khăn

Với đặc điểm về địa hình, khí hậu tuy có những thuận lợi nhưng cũng kèm theo những khó khăn nhất định, đặc biệt là chịu ảnh hưởng không nhỏ của các loại hình thiên tai khác nhau và xảy ra hàng năm như hạn hán, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, lốc, sét, mưa đá. Ngoài ra, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tỉnh Đắk Lắk còn xuất hiện các hiện tượng thời tiết lạnh, gió mạnh,


mưa trái vụ…đã gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý và khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tuy Luật Thủy lợi đã ra đời và có hiệu lực, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, chưa thể đi vào thực tiễn gây không ít khó khăn trong công tác quản lý, khai thác đó là: thứ nhất, các công tác cần rất nhiều kinh phí để triển khai thực hiện như: cắm mốc chỉ giới trong phạm vi bảo vệ công trình, lập quy trình vận hành hồ chứa nước, lập quy trình Bảo trì, Kiểm định an toàn đập…; thứ hai, quy định về năng lực của các tổ chức cá nhân trong quản lý, khai thác CTTL ngoại trừ Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk đáp ứng được, còn lại đối với các tổ chức thủy lợi cơ sở khó đáp ứng được; thứ ba, việc phân cấp quản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tuy đã được thực hiện xong vẫn còn những khó khăn đặc biệt là xác định vị trí giao nhận SPDV thủy lợi công ích.

Dù đã được quan tâm của Chính Phủ, Bộ NN&PTNT, nhưng phần lớn các CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được xây dựng từ lâu (nhiều công trình được xây dựng từ những thập niên 80 của thế kỷ trước) nên việc xuống cấp là không tránh khỏi, trong khi nguồn lực của Địa phương hay của các tổ chức cá nhân quản lý khai thác còn hạn chế. Mặt khác qua nhiều đơn vị quản lý khai thác, phần lớn hồ sơ đã thất lạc do đó để phân tích, dự báo nhằm phục vụ công tác quản lý khai thác cũng gặp nhiều khó khăn.

Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 6

Tình hình biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng khốc liệt, các công trình được thiết kế theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn thời kỳ trước do đó hiện nay không còn phù hợp, qua đó tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.

Tình hình nhận thức của người dân trong việc bảo vệ CTTL còn hạn chế, các vụ vi phạm hành lang bảo vệ CTTL hiện đang diễn ra hết sức phức


tạp, dưới nhiều hình thức dù địa phương cũng như các tổ chức quản lý, khai thác đã tổ chức tuyên truyền vận động.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trong các chức năng của quản lý, công tác lập Quy hoạch, lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất, bởi lẽ đây là việc lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho toàn bộ và từng bộ phận, đồng thời xác định các phương thức để đạt mục tiêu. Việc lập Quy hoạch, kế hoạch và chỉ đao thực hiện kế hoạch trong công tác khai thác và bảo vệ các CTTL trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng, nhằm đảm bảo được các mục tiêu đặt ra.

Trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình hành động trong việc tái cơ cấu ngành Thủy lợi, qua đó đề xuất giải pháp tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 nhằm chủ động thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phục vụ tái cấu trúc ngành nông nghiệp, từng bước hiện đại hoá các hệ thống thủy lợi nâng cao mức đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, chủ động phòng chống hạn, an toàn về lũ, úng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Cụ thể:

- QĐ số 3473/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020, theo đó mục tiêu chủ yếu là đề xuất các giải pháp khai thác nguồn nước trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước cho các nghành kinh tế - xã hội, phục vụ chuyển đổi cơ cấu SX nông


lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp trên cơ sở phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước, nâng cao đời sống ổn định chính trị xã hội của nhân dân trong tỉnh. Nhiệm vụ là:

Nghiên cứu các giải pháp thuỷ lợi (tu sửa, nâng cấp, xây mới) nhằm đảm bảo cấp đủ nước cho khoảng trên 235.000 ha đất canh tác

Kết hợp hài hoà cấp nước cho sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ

Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai do lũ, lụt gây ra trên các lưu vực sông thuộc địa bàn tỉnh

Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước một cách hợp lý, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái bền vững

- QĐ số 2325/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo đó nội dung cụ thể nhằm thực hiện tái cơ cấu một số sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, tập trung ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào SX; đổi mới tổ chức SX, đẩy mạnh liên kết, phát triển thương mại - dịch vụ nông sản nhằm phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại có giá trị gia tăng cao, an toàn, bền vững và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu

- QĐ số 1603/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong đó mục tiêu đặt ra là xác định


cụ thể nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, tiến độ và phân công cho các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị đối với từng nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy lợi (Trong đó bao gồm các Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án, Phương án, Chương trình, Quy chế, Quy định theo các NQ do HĐND tỉnh ban hành và các QĐ do UBND ban hành về lĩnh vực thủy lợi; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; PCTT và đê điều), để đạt được các mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi đã đề ra nhằm phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực PCTT và ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- QĐ số: 4325/QĐ-BNN-TCTL, ngày 02/11/2018 của Bộ NN&PTNT

về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây nguyên giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

2.2.2. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Hiện nay Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành tiêu biểu như NĐ số 67/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; NĐ số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; NĐ số 104/2017 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCTT; khai thác và bảo vệ CTTL; đê điều; NĐ số 33/2017; NĐ 129/2017 Quy định việc Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản Kết cấu hạ tầng Thủy lợi; Thông Tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ NN&PTNT Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Thông Tư 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02/5/2019 của Bộ NN&PTNT quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi


và Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính, từng bước tạo tiền đề cho công tác khai thác, bảo vệ CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tại Địa phương, HĐND, UBND tỉnh cũng có những văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy định trong Luật và NĐ có liên quan, cụ thể:

2.2.2.1 Chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo quy định tại NĐ số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ:

- NQ số 13/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Đắk Lắk Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiến tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở NQ được ban hành, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1547/KH-UBND ngày 24/02/2021 về việc triển khai thực hiện NQ số 13/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiến tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Sở NN&PTNT ban hành Công văn số 926/SNN-TL ngày 05/4/2021 về việc hướng dẫn các bước thành lập và củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện NĐ, cụ thể về:

a. Thuận lợi:

Trên địa bàn Đắk Lắk nhiều sông suối có vị trí thuận lợi để đầu tư xây dựng các đập, hồ chứa nước nhỏ phục vụ tưới cho cây trồng.

Một số loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả được người dân quan tâm đầu tư xây dựng các đập, hồ chứa nước nhỏ và công nghệ tưới tiên tiết, tiết kiệm nước để tưới nếu được hỗ trợ một phần của NN.


Việc ban hành NQ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm tăng hiệu suất của CTTL, tăng diện tích cây trồng được cấp nước tưới chủ động từ CTTL trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn hán diễn ra thường xuyên là mục tiêu quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp bền vững trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

b. Khó khăn:

Nhận thức của người dân ở một số địa bàn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn còn hạn chế.

Việc xác định nguồn lực hỗ trợ còn gặp khó khăn do: ngân sách TW hỗ trợ địa phương thông qua chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan. Ngân sách địa phương và nguồn lực hợp pháp khác của địa phương còn hạn chế. Chi phí đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước nhỏ nhiều và tưới cho cây trồng cạn bằng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là tương đối lớn (khoảng từ 70 đến 80 triệu đồng cho 01 ha), giá cả nông sản bấp bênh nên người dân gặp khó khăn về phần kinh phí phải bỏ ra để thực hiện.

Trình độ và phong tục tập quán của người nông dân ở một số nơi chưa bắt kịp với yêu cầu vận hành của công nghệ; bảo quản thiết bị tưới khó do nương rẫy thường ở xa nhà dân.

Về cơ sở hạ tầng, mạng lưới điện: Cơ sở hạ tầng do người dân tự đầu tư khai thác, đường vào khu SX từng bước được cấp điện, mạng lưới điện đến khu SX một số khu vực còn rất khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu cho người dân chủ động nguồn điện để SX, việc đưa điện về khu SX có chi phí lớn.


2.2.2.2 Thực hiện quy định phân cấp QLCT, điểm giao nhận SPDV thủy lợi:

Thực hiện quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 06/11/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; QĐ số 21/2016/QĐ-UBND, ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Sửa đổi, bổ sung một số Điều của QĐ 38/2014/QĐ-UBND.

Về triển khai thực hiện phân cấp quản lý CTTL và quy định vị trí điểm giao nhận SPDV thủy lợi theo Quy định của Luật Thủy lợi và Nghị định 129/2017/NĐ-CP, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh dự thảo QĐ Quy định phân cấp quản lý CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó có quy định điểm giao nhận SPDV thủy lợi, đã trình UBND từ năm 2018, tuy nhiên còn nhiều ý kiến chưa thống nhất nên đến nay chưa được ban hành.

Kết quả củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức các loại hình khai thác CTTL tại địa phương theo các phương thức quản lý, khai thác đã được quy định; kiện toàn đối với doanh nghiệp NN quản lý, khai thác CTTL: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 01 Công ty THH MTV quản lý CTTL và các HTX dịch vụ nông nghiệp và Tổ thủy nông cơ sở (gọi là Tổ chức thủy lợi cơ sở). Sau khi Luật Thủy lợi và các NĐ, thông tư có liên quan được ban hành, UBND tỉnh đã ban hành Định mức Kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở cho các đơn vị quản lý kết hợp với các quy định hiện hành để bố trí xắp xếp lại tổ chức theo yêu cầu khối lượng công việc. Đến thời điểm hiện nay Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi Đắk Lắk cơ bản đáp ứng điều kiện về năng lực và tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ; đối với các tổ chức thủy lợi cơ sở cũng đang từng bước hoàn thiện về năng lực theo quy định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023