Lao Động Và Trình Độ Lao Động Của Công Ty Tnhh Mtv Qlct Thủy


b. Đối với Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk:

Trong giai đoạn từ 2018-2020, số lượng lao động của Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk tương đối ổn định, hàng năm biến động không nhiều (<=5%), số liệu về các chỉ số lao động và trình độ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Lao động và trình độ lao động của Công ty TNHH MTV QLCT thủy

lợi Đắk Lắk


ST T

CHỈ TIÊU

SỐ LAO ĐỘNG

TỶ LỆ %

1

Tổng số lao động

421


2

Phân theo giới tính




Lao động nam

346

82.19


Lao động nữ

75

17.81

3

Phân theo chuyên ngành




Chuyên ngành thủy lợi

232

55.11


Chuyên ngành kỹ thuật khác

61

14.49


Chuyên ngành kinh tế

68

16.15


Chuyên ngành khác

44

10.45


Chưa qua đào tạo

16

3.80

4

Phân theo trình độ chuyên môn




Cao học

6

1.43


Đại học

217

51.54


Cao đẳng

51

12.11


Trung cấp

68

16.15


Sơ cấp

63

14.96


Chưa qua đào tạo

16

3.80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 8

(Nguồn: Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk)


Thực hiện về nâng cao năng lực quản lý quy định tại NĐ số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, trong 03 năm từ 2018-2020 số cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng cụ thể như sau


Bảng 2.6. Số liệu cán bộ nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về thủy lợi của Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk


TT

Trình độ

Năm 2018

2019

2020

1

Sơ cấp


11


2

Trung cấp




3

Cao đẳng



01

4

Đại học

43


01

5

Trên đại học

06

2

03

Cộng

49

13

05

(Nguồn: Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk)


Bảng 2.7. Số liệu nhân viên được bồi dưỡng các khóa nâng cao năng lực quản lý khai thác CTTL của Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk


TT

Khóa học

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

1

Bồi dưỡng kiểm tra an toàn đập

10



2

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý khai thác CTTL


09


Cộng

10

09

00

(Nguồn: Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk)


- Năng lực lao động được bố trí quản lý đập, hồ chứa: 89 cán bộ trình độ Kỹ sư TL, 146 cán bộ trình độ Cao đẳng TL, 24 cán bộ trình độ Trung cấp TL, 32 cán bộ trình độ THPT hoặc Công nhân bậc 2.

Hiện nay Công ty đang kiện toàn bộ máy, sắp xếp nhân sự cho phù hợp với yêu cầu về năng lực quản lý theo NĐ số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018


và xây dựng kế hoạch Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp chứng chỉ về quản lý hồ đập

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng nguồn lực lao động của Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng trong giai đoạn 2018- 2020. Trong đó, do đặc thù công việc, số lượng lao động nam luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với lao động nữ. Bên cạnh đó, số lượng người lao động đã qua đào tạo và có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên tăng lên trong giai đoạn này. Đây chính là đội ngũ lao động trẻ, có kỹ năng và kiến thức, cộng thêm sự năng động và sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhiều cái mới và phát huy sức mạnh của Công ty trong tương lai. Có thể nói, với lực lượng như vậy, CBCNV của Công ty hoàn toàn đáp ứng được mọi yêu cầu trong công tác quản lý khai thác các công trình trên địa bàn quy định của NN đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 NĐ số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

2.2.5. Công tác quản lý tài chính đối với các tổ chức quản lý và khai thác công trình thủy lợi

Công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị tham gia quản lý, khai thác CTTL hình thành từ vốn NN được thực hiện theo Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Luật thủy lợi và được hướng dẫn cụ thể tại NĐ 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 và Thông tư 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính. Theo đó, nguồn thu của các đơn vị này bao gồm: nguồn thu từ hoạt động cung cấp SPDV CITL và hỗ trợ tài chính của NN; nguồn thu từ cung cấp SPDV thủy lợi khác; thu nhập tài chính khác và khoản thu từ các hoạt động kinh doanh khác được tính vào doanh thu và thu nhập khác. Hiện nay, nguồn thu của các đơn vị quản lý và khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là nguồn hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL, chiếm gần 99% so với


tổng nguồn thu. Trong đó, chỉ có Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi Đắk Lắk có nguồn thu từ các hoạt động cung ứng SPDV thủy lợi khác và SX kinh doanh khác.

2.2.5.1 Xây dựng Định mức Kinh tế - Kỹ thuật

Để có cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý; quản lý vận hành CTTL theo đúng quy trình, quy phạm; giao khoán trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL trong đơn vị (doanh nghiệp NN, tổ, cụm, trạm thủy lợi…); làm cơ sở để các cơ quan QLNN thẩm tra, thẩm định kế hoạch SX, kế hoạch tài chính của các đơn vị tham gia quản lý và khai thác CTTL, đồng thời là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL. Ngày 22/5/2019, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành QĐ số 09/2019/QĐ-UBND về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Định mức này bao gồm: định mức lao động; định mức nguyên, nhiên vật liệu cho công tác bảo dưỡng vận hành; định mức sửa chữa thường xuyên và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp.

Việc ban hành QĐ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan QLNN và các đơn vị tham gia quản lý khai thác CTTL trong quá trình hoạt động.

2.2.5.2 Lập và giao dự toán

Việc xác định mức hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL được thực hiện theo NĐ 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của chính phủ, QĐ 1050a/QĐ-BTC ngày 30/6/2018 về giá tối đa SPDV CITL giai đoạn 2018-2020. Thực hiện QĐ này, ngày 6/12/2018, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành NQ số 12/2018/NQ-HĐND quy định về giá SPDV CITL đối với CTTL sử dụng vốn NN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020.


Trên cơ cở Kế hoạch cung cấp, sử dụng SPDV CITL của các đơn vị quản lý, khai thác CTTL (Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi Đắk Lắk và UBND cấp huyện), sở NN & PTNT thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ QĐ phê duyệt của UBND tỉnh, sở Tài chính căn cứ tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự toán, kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL và trình Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ.

Theo quy định tại NĐ 96/2018/NĐ-CP thì từ năm 2021, các địa phương phải xây dựng phương án giá đối với SPDV thủy lợi để làm căn cứ hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL cho các đối tượng được hỗ hỗ trợ và thu tiền sử dụng SPDV thủy lợi không thuộc các đối tượng được hỗ trợ. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh thành nói chung và Đăk Lắk nói riêng vẫn chưa ban hành được phương án giá SPDV CITL, do các hướng dẫn tại NĐ 96/2018/NĐ-CP vẫn còn nhiều bất cập, khó triển khai thực hiện. Hiện nay, Chính phủ đã dự thảo NĐ thay thế NĐ này và đang lấy ý kiến góp ý dự thảo.

2.2.5.3 Cấp phát và thanh toán

Hàng năm, căn cứ dự toán ngân sách được duyệt và dự toán của các đơn vị tham gia quản lý, khai thác CTTL, sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk cấp kinh phí 02 lần trong năm, đầu Quý I cấp 60% tổng kinh phí và đầu Quý III cấp 40% kinh phí còn lại. trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, dự kiến thực hiện 6 tháng cuối năm và ước thực hiện cả năm của đơn vị quản lý, khai thác CTTL.

Việc phân bổ kinh phí hỗ trợ sử dụng SPDV CITL đối với các tổ chức thủy lợi cơ sở do UBND cấp huyện thực hiện (Phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế, Phòng Tài chính – kế hoạch tham mưu); đối với Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi do UBND tinh thực hiện (Sở NN&PTNT, Sở Tài chính tham mưu).


2.2.5.4 Quyết toán

Trên cơ sở Hợp đồng cung cấp, sử dụng SPDV CITL và Biên bản nghiệm thu, thanh lý Hợp đồng sử dụng SPDV CITL, UBND cấp huyện tổ chức quyết toán với các tổ chức thủy lợi cơ sở, sở Tài chính chủ trì, phối hợp sở NN&PTNT quyết toán đối với Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi Đắk Lắk.

Giám sát việc thực hiện thu, chi, thanh quyết toán các khoản hỗ trợ


Sở Tài chính phối hợp với sở NN & PTNT giám sát việc thu, chi, thanh quyết toán các khoản hỗ trợ do Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi thực hiện; phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện giám sát việc thu, chi, thanh quyết toán các khoản hỗ trợ do tổ chức thủy lợi cơ sở thực hiện.

Nguồn kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL hiện đang áp dụng rất thất, do không thay đổi từ năm 2012 đến nay; trong khi đó các khoản chi phí đều tăng lên (lương cơ sở từ 850.000 đồng lên mức 1.490.000 đồng, điện từ

1.100 đồng/kwh tăng lên gần 2.000 đồng/kwh,…)


2.2.6. Công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.6.1 Những dự án đầu tư xây dựng CTTL trọng điểm

Nông nghiệp từ lâu được xem là trụ cột trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại Đắk Lắk, vì vậy nguồn nước thủy lợi được xem như một trong những yếu tố đóng vai trò xương sống, là nền tảng vững chắc để ngành nông nghiệp tỉnh này phát triển bền vững. Do đó, trong phát triển nông nghiệp, thủy lợi cần đi trước một bước để tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả cây trồng. Đây chính là lý do mà ngay từ lâu, các bộ, ngành T.Ư và ngay cả địa phương đã sớm đầu tư những CTTL trọng điểm ở đây. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhiều CTTL lớn đã được đầu tư xây dựng,


nâng cấp từ những công trình cũ trên những địa bàn thực sự khó khăn như Hồ thủy lợi Ea Súp thượng, hồ thủy lợi Buôn Joong, hồ thủy lợi Buôn Triết, hồ thủy lợi Ea Kao, đến giai đoạn sau còn có những công trình như hồ thủy lợi Krông Búk hạ, hồ thủy lợi Ea Rớt, Ea Hleo, và hiện nay Bộ NN PTNT đang gấp rút triển khai xây dựng hồ thủy lợi Krông Pắc thượng, hệ thống kênh tưới của CTTL liên tỉnh Ia Mơ… tỉnh Đắk Lắk. Những dự án trên sẽ góp phần không nhỏ vào việc cấp nước cho sinh hoạt và phần lớn diện tích cây trồng của toàn tỉnh, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng biên giới, những nơi còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, mặt khác các công trình trên còn góp phần không nhỏ trong việc điều hòa khí hậu trong vùng.

2.2.6.2 Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2018-2020 trong lĩnh vực thủy lợi

Thực hiện các nội dung tại QĐ số 1603/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó mục tiêu đặt ra là xác định cụ thể nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, tiến độ và phân công cho các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị đối với từng nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy lợi (Trong đó bao gồm các Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án, Phương án, Chương trình, Quy chế, Quy định theo các NQ do HĐND tỉnh ban hành và các QĐ do UBND ban hành về lĩnh vực thủy lợi; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; PCTT và đê điều). Trên cơ sở đó, từ 2018-2020 nhiều chương trình, dự án đã được triển khai thực hiện như:

Các dự án nông nghiệp, nông thôn: Đầu tư 114 dự án, với số vốn

905.363 tỷ đồng (Ngân sách TW: 491.840 tỷ đồng; ngân sách địa phương:

413.523 tỷ đồng), gồm: trong đó Các dự án thủy lợi: Đầu tư 98 dự án, với số


vốn 681.472 tỷ đồng (Ngân sách TW: 292.165 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 389.307 tỷ đồng);

Các Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trong nông nghiệp nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư. Trong các chương trình này có những dự án thủy lợi được đầu tư, sửa chữa nâng cấp và là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của chương trình

Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: Tổng số 06 CTTL được Bộ NN&PTNT đầu tư (trong đó địa phương thực hiện Hợp phần bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hệ thống kênh có F tưới ≤ 150 ha), với số vốn là 7.862,877 tỷ đồng, trong đó trong đó nguồn Trái phiếu chính phủ được bố trí là 6.127,596 tỷ đồng (gồm cả những dự án đã hoàn thành và những dự án chuyển sang giai đoạn 2021-2025)

Bên cạnh các nguồn vốn trong nước (của TW và địa phương), tỉnh Đắk Lắk còn là một trong những tỉnh được ưu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi từ các nguồn nước ngoài từ ngân hàng Quốc tế và ngân hàng Châu Á thông qua các chương trình hợp tác giữa Chính phủ và các tổ chức ngân hàng trên. Tổng số dự án thủy lợi là: 11 dự án, với số vốn 325.861 tỷ đồng

Có thể nói trong thời gian qua thủy lợi là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư, các công trình được xây dựng, nâng cấp sửa chữa nhằm đảm an toàn cho công trình cũng như đảm bảo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và của địa phương. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong cách triển khai, cụ thể:

Nguồn vốn ngân sách TW còn hạn chế, bố trí vốn chưa kịp thời, chưa đảm bảo tiến độ thực hiện dự án (Dự án nhóm B quá 05 năm, nhóm C quá 03

57

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023