2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1 Bộ máy QLNN từ cấp tỉnh cho đến các địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.
a. Chi cục Thủy lợi - Sở NN&PTNT
Tuy trình độ các cán bộ công chức của chi cục đã cơ bản đủ đáp ứng được yêu cầu của công việc, tuy nhiên bộ máy của chi cục Thủy lợi vẫn hoàn thiện, hiện vẫn còn thiếu phòng Quản lý khai thác công trình, mặt khác sự phân bố nhân sự chưa thật sự khoa học và thường xuyên thay đổi vị trí làm việc, ngoài ra số lượng cán bộ định biên hiện vẫn đang còn thiếu trong khi lượng công việc ngày càng lớn, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng, nhiều công chức phải nỗ lực làm việc ngoài giờ hành chính.
Cơ sở dữ liệu lĩnh vực chuyên ngành chưa được xây dựng và cập nhật đồng bộ mang tính hệ thống hóa, vì vậy chưa đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụhiệu quả công tác QLNN chuyên ngành.
Việc chấp hành nội quy, quy chế của một số CBCC, NLĐ trong Chi cục chưa được đầy đủ, còn xảy ra tình trạng hay đi làm muộn, vắng mặt tại cơ quan không rõ lý do, không xin phép người có thẩm quyền theo quy định tại Quy chế làm việc của Chi cục. Tinh thần làm việc của một số CBCCNLĐ chưa thực sự tập trung và thể hiện trách nhiệm cao trong công tác, còn có biểu hiện lơ là, đùn đẩy công việc…
b. Các Phòng giúp việc cho UBND cấp huyện thủy lợi
Trình độ bộ máy giúp việc cho UBND huyện về mặt thủy lợi hiện nay đang là vấn đề nổi cộm, trong tổng số 15 đơn vị cấp huyện thì chỉ có 06 huyện có cán bộ có chuyên môn về mặt thủy lợi (chiếm 40%) làm việc và giúp huyện quản lý về mặt thủy lợi. Cấp huyện đã thấp, cấp xã còn đáng báo
Có thể bạn quan tâm!
- Lao Động Và Trình Độ Lao Động Của Công Ty Tnhh Mtv Qlct Thủy
- Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Đầu Tư Trung Hạn, Giai Đoạn 2018-2020 Vốn Trong Nước Lĩnh Vực Thủy Lợi
- Tổng Hợp Các Công Trình Xuống Cấp, Hư Hỏng
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi Lớn Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Nâng Cao Năng Lực Của Các Tổ Chức Trong Lĩnh Vực Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi
- Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 14
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
động hơn, theo điều tra thì cả 15/15 cấp xã cán bộ phụ trách giao thông, thủy lợi không được học theo chuyên nghành thủy lợi và đội ngũ này tuổi thường đã cao.
Với năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở như hiện nay thì khó mà đáp ứng được yêu cầu của công việc, trong khi đây là đội ngũ thừa hành và triển khai trực tiếp các chủ trương, chính sách thủy lợi đến người dân.
Tóm lại với thực trạng của bộ máy QLNN về mặt thủy lợi hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì chỉ mới cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về công việc, tuy nhiên về lâu dài nếu không có sự cải cách thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều về mặt QLNN, đặc biệt là các công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng các chiến lược, kế hoạch và tham mưu ban hành các quy định trên địa bàn cũng như công tác tuyên truyền và thực hiện các quy định của pháp luật về mặt thủy lợi
2.3.3.2 Bộ máy của đội ngũ quản lý khai thác và bảo vệ trực tiếp CTTL
a. Tổ chức thủy lợi cơ sở
Thực hiện khoản 1 Điều 30 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã thành lập và củng cố được: 87 tổ chức, số lượng tổ chức chưa phù hợp với Luật Thủy lợi cần phải tiếp tục củng cố là 15 tổ chức, trình độ nhân lực của bộ máy quản lý có 19 đại học, 06 cao đẳng, 19 trung cấp, 16 sơ cấp. Với thực trạng như trên có thể nói năng lực bộ máy của tổ chức thủy lợi cơ sở đang yếu và thiếu dẫn đến khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác và bảo vệ công trình sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt có những địa phương hiện nay giao cả những CTTL vừa cho các tổ chức thủy lợi cơ sở này quản lý cũng như việc thực hiện những quy định của pháp luật về thủy lợi có liên quan.
b. Bộ máy công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk
Với lực lượng cán bộ nhân viên tương đối hùng hậu, trình độ ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng, tuy nhiên thực trạng tại công ty là tuy tổng số cán bộ nhân viên dù đủ đáp ứng được yêu cầu của NĐ 67/2018/NĐ- CP nhưng lại phân bổ không đồng đều, có chi nhánh thì rất nhiều kỹ sư thủy lợi, nhưng có những chi nhánh thì số lượng kỹ sư chưa thể đáp ứng được theo yêu cầu.
Hiện nay, trên 90% doanh nghiệp khai thác CTTL trên cả nước hoạt động theo phương thức giao kế hoạch công tác quản lý khai thác CTTL. Cơ chế này một mặt thiếu công cụ giám sát cho cơ quan QLNN chuyên ngành, mặt khác hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn tới chất lượng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân viên có xu thế ngày càng tăng; hệ thống CTTL bị xuống cấp nhanh; chất lượng cung cấp SPDV thấp; thiếu cơ chế để phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, nước, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác của tổ chức quản lý khai thác để tăng nguồn thu. Phương thức hoạt động như vậy dẫn tới cơ chế tài chính thiếu bền vững, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách NN. Đồng thời, cơ chế bao cấp đã hạn chế thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình.
2.3.3.3 Sự bất cập và chưa đồng bộ của các chính sách pháp luật về thủy lợi
Tuy Luật Thủy lợi 2017 và các NĐ, thông tư hướng dẫn Luật Thủy lợi ra đời và đi vào thực tiễn được vài năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập khi triển khai thực hiện trong thực tiễn đặc biệt trong NĐ số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ: Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và NĐ số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ. Nhiều quy định còn chung chung dẫn đến khi
vận hành mỗi nơi một kiểu, cụ thể tại Luật Thủy lợi 2017 và NĐ 129/2017 có quy định giao quản lý CTTL cho UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện quản lý, tuy nhiên trên địa bàn cả nước có nhiều tỉnh giao cho công ty Khai thác thủy lợi cấp tỉnh, một số nơi lại giao cho Sở NN&PTNT quản lý, nghĩa là ở đây có sự chưa nhất quán và chồng chéo nhập nhằng trong QLNN về thủy lợi và quản lý CTTL. Ngoài ra, sự chồng chéo giữa các Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, Luật Môi trường, Luật Xây dựng đã đặc biệt gây khó khăn cho các tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình.
2.3.3.4 Công tác QLNN còn nhiều bất cập, chồng chéo
Phân giao nhiệm vụ QLNN của cơ quan chuyên ngành và các cơ quan phối hợp trong quản lý tài nguyên nước, quản lý khai thác CTTL thiếu tính khoa học và chưa phù hợp với xu hướng đổi mới quản lý dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Quản lý khai thác CTTL chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế bao cấp, với hình thức giao kế hoạch, theo cơ chế cấp phát, thanh toán không gắn với số lượng, chất lượng sản phẩm nên việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, gây nên sự trì trệ, yếu kém trong quản lý khai thác CTTL. Vai trò của các cơ quan chuyên ngành mờ nhạt trong khi cơ quan cấp phát không chịu trách nhiệm đến kết quả cuối cùng, chưa tạo sự chủ động cho tổ chức quản lý khai thác CTTL. Thiếu cơ chế, động lực để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của NN. Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý khai thác CTTL chưa phù hợp, nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao.
Một trong những nguyên nhân cũng cần phải đề cập đến đó là sự thiết nhất quán và việc pháp lý hóa các quy hoạch phát triển còn yếu, dẫn đến quy hoạch dễ bị phá vỡ, phải điều chỉnh nhiều. Sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong phát triển kết cấu hạ tầng chưa tốt, tiến độ đầu tư vì
vậy cũng không được bảo đảm đồng bộ để đưa vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả.
2.3.3.5 Sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt đi cùng với sự xuống cấp của công trình
Với đặc điểm địa hình tự nhiên tuy là ưu điểm để xây dựng những CTTL, thủy điện tuy nhiên đây cũng là nhược điểm, khi tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, tình trạng hạn hán, bão lụt diễn ra theo xu hướng ngày càng gia tăng đã tác động tiêu cực đến các CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong những năm gần đây các sự cố CTTL hư hỏng do mữa bão ngày càng nhiều. Một trong những nguyên nhân Sự xuống cấp, hư hỏng của các CTTL là: Hầu như các công trình đã được xây dựng từ lâu, cá biệt có những công trình được thi công từ những năm 80 của thế kỷ trước, với những công nghệ thi công lạc hậu (nhiều đập đất được đắp bằng máy ủi, máy đào chứ không được lu lèn theo quy phạm), tiêu chuẩn thiết kế cũng đã lỗi thời, mặt khác do qua nhiều đơn vị quản lý khai thác, đặc biệt là các đơn vị không đầy đủ năng lực cũng là nguyên nhân gây xuống cấp các CTTL. Ngoài ra, do kinh phí hạn hẹp của các đơn vị quản lý khai thác và địa phương dù đã quan tâm đầu tư sửa chữa nhưng vẫn chưa thể khắc phục được với số lượng xuống cấp khá nhiều.
Một nguyên nhân nữa đó là sự phân cấp đầu tư chưa phù hợp, phân cấp mạnh nhưng thiếu sự quản lý tập trung thống nhất và khả năng cân đối nguồn lực của TW, thiếu chế tài kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Công tác tổ chức quản lý và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng còn yếu, công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng chưa được chú trọng. Phương thức quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng còn lạc hậu. Việc đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, khai thác kinh doanh, tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác hệ thống kết cấu ha tầng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đặc biệt sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, các
địa phương trong phát triển kết cấu hạ tầng chưa tốt, tiến độ đầu tư vì vậy cũng không được bảo đảm đồng bộ để đưa vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả.
2.3.3.6 Sự nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế trong việc tham gia bảo vệ Công trình thủy lợi
Nhận thức của một số lãnh đạo quản lý ở địa phương và người dân chưa đúng, chưa đủ về các chính sách hiện hành trong quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Phần lớn hiểu về chính sách này là không thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, trong khi đó thực chất đây là hỗ trợ của NN nhằm giảm gánh nặng chi phí SX nông nghiệp cho người dân và có nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp công trình. Do vậy, đã không phát huy được sự tham gia của người dân trong quản lý khai thác CTTL, đặc biệt là CTTL nội đồng. Ở một số địa phương, người dân không nộp tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi nội đồng, coi công tác thủy lợi là trách nhiệm của NN. Tư tưởng ỷ lại vào NN vẫn còn nặng nề, chưa khơi dậy và huy động được sức mạnh toàn dân, toàn xã hội tham gia vào xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, do đó trên nhiều nơi còn có những hành vi xâm hại và bảo vệ CTTL như lấn chiếm, đào phá, trộm các thanh giằng, máy móc, xả rác bừa bãi xuống lòng kênh đã làm cho tuổi thọ công trình bị giảm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả tập trung phân tích thực trạng để làm rõ bức tranh toàn cảnh về QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mở đầu chương 2 tác giả giới thiệu tổng quát về hệ thống thủy lợi vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để tìm kiếm những thuận lợi và khó khăn trong QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Tiếp đến khái quát hóa về tình hình thực trạng QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo khung lý luận đã đề cập ở chương 1. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả tiếp tục phân tích đánh giá về công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để tìm ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế còn gặp phải và tìm ra các nguyên nhân để đề xuất các giải pháp trong chương 3.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Định hướng về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi
3.1.1. Quan điểm về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi
Thứ nhất, phát triển thuỷ lợi đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, làm cơ sở để phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại hoá, thâm canh cao, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, lợi ích quốc gia và hài hòa lợi ích giữa các vùng, các ngành. Khai thác sử dụng nước hợp lý, phục vụ đa mục tiêu, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống CTTL không chia cắt theo địa giới hành chính. Khai thác sử dụng đi đôi với bảo vệ, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng biện pháp công trình và phi công trình. Chú ý đến bảo vệ môi trường nước, đặc biệt môi trường nước trong hệ thống CTTL.
Thứ hai, nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai: Bão, lụt, lũ, lũ quét, hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, sạt lở đất... Có kế hoạch và biện pháp thích hợp cho từng vùng, chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu thiệt hại.
Thứ ba, quản lý, khai thác sử dụng và phát triển nguồn nước đảm bảo các yêu cầu trước mắt và không mâu thuẫn với nhu cầu phát triển trong tương lai, thích ứng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Thứ tư, chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn