Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi Lớn Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk


với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Thứ năm, quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nước phải luôn gắn với đặc điểm về nguồn nước của Việt Nam là ngày càng cạn kiệt và suy thoái về chất lượng, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước ngày càng mạnh mẽ.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1 Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 nhằm chủ động thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phục vụ tái cấu trúc ngành nông nghiệp, từng bước hiện đại hoá các hệ thống thủy lợi nâng cao mức đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, chủ động phòng chống hạn, an toàn về lũ, úng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể đến 2025 tầm nhìn đến năm 2045

Về cấp nước: Đề xuất các giải pháp cấp nước tưới phục vụ SX được bảo đảm tưới từ CTTL tăng 20% so với hiện nay đạt khoảng 285.000 ha đất canh tác. Nâng dần mức đảm bảo tưới từ 75% lên 85%; tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp với mức đảm bảo 90%.

Về tiêu, thoát nước, phòng chống lũ: Bảo đảm tiêu thoát trận mưa tần suất 10%. Nghiên cứu các giải pháp tiêu, thoát nước do lũ, lụt gây ra ở những vùng trũng, thấp thường bị ngập như vùng Lăk, Buôn Trấp, ổn định dân cư, đảm bảo SX, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững. Bảo vệ SX với lũ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

sớm, lũ muộn tần suất 10%, phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do lũ chính vụ gây ra.

Bảo vệ, kiểm soát và ngắn chặn ô nhiễm nước trong hệ thống CTTL đảm bảo chất lượng nước trong các hệ thống CTTL đạt tiêu chuẩn cấp cho các hoạt động sử dụng nước.

Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 12

PCTT và ứng phó với biến đổi khí hậu: Có kịch bản chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại của hạn hán, lụt, úng, thiên tai.

Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, xói lở bờ sông, suối. Kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình.

Bảo đảm an toàn trước tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước gây ra cho các đô thị, khu dân cư, hoạt động SX trong điều kiện biến đổi khí hậu; Bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Nâng cao chất lượng Quy hoạch lĩnh vực thủy lợi, triển khai quy hoạch, kế hoạch nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

3.2.1.1 Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch chuyên ngành lĩnh vực thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

- Lập Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phục vụ các mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu. Quy hoạch chú trọng những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, rà soát, đánh giá hiện trạng thực tế hệ thống CTTL, công trình cấp nước sạch nông thôn về cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý, khai thác và


cơ chế vận hành; năng lực phục vụ phát triển SX, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để có giải pháp hợp lý, đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả sử dụng công trình bền vững.

Thứ hai, rà soát các hồ đập hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn và có các giải pháp phù hợp đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du.

Thứ ba, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, điều tiết lũ và điều tiết nước cho mùa khô.

- Triển khai kế hoạch thực hiện đề án kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2021 - 2025 theo NQ của HĐND tỉnh gắn với xây dựng NTM.

- Thực hiện Đề án Xây dựng mốc chỉ giới bảo vệ nguồn nước và công tác lập hồ sơ, thủ tục liên quan về bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ Quy hoạch nông nghiệp, Quy hoạch sử dụng đất, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho cây trồng cạn và những vùng SX tập trung, quy mô lớn.

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 theo hướng đảm bảo bền vững về: nguồn nước, chất lượng nước, quy mô kết cấu hạ tầng, mô hình quản lý và tài chính. Đề xuất được công trình cụ thể kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc xã hội hóa công tác quản lý khai thác công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

3.2.1.2 Triển khai Quy hoạch, kế hoạch, nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai

- Triển khai có hiệu quả Luật PCTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng,


chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh; xác định lộ trình thực hiện PCTT phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới, chú trọng việc lồng ghép các biện pháp PCTT vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ngành và cấp huyện.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch PCTT, đê điều, bao gồm các Quy hoạch: Phân vùng thiên tai; đường cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân trong mùa mưa lũ; công trình đê sông, bờ bao ngăn lũ chống ngập, kè chống sạt lở bờ để tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch PCTT, đê điều kết hợp công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Nâng cao năng lực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng thông tin, năng lực dự báo, cảnh báo sớm thời tiết, thiên tai, tăng cường lắp đặt các thiết bị quan trắc thông tin hồ chứa, quan trắc vùng ngập, quan trắc lũ. Xây dựng các công trình, hệ thống quan trắc cảnh báo lũ trên các lưu vực sông Krông Ana và các vùng trũng Krông Pắc, Lắk – Buôn Trấp, Ea Súp để phục vụ công tác cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu thiệt hại về SX nông nghiệp, tài sản, tính mạng của nhân dân; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai.

- Nâng cao nhận thức và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tăng cường thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCTT.

- Lập bản đồ ngập lụt cho các vùng thường xuyên xảy ra ngập lụt và vùng hạ du hồ đập thủy lợi để tổ chức các phương án phòng, tránh hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.


- Tiếp tục rà soát quy hoạch, nâng cao khả năng điều tiết lũ, hệ thống hồ điều hòa ở đô thị Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để phòng chống lũ lớn có thể xảy ra.

- Thực hiện có hiệu quả NĐ 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCTT; khai thác và bảo vệ CTTL; đê điều; NĐ 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCTT; khai thác và bảo vệ CTTL và đê điều.

- Thực hiện có hiệu quả Quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện trên sông Srêpốk và quy chế phối hợp vận hành các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa lũ hàng năm.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với thiên tai đến cấp xã, phường, thị trấn, tổ dân phố, nhất là các hộ dân đang sinh sống, SX tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai.

3.2.2. Hoàn thiện thể chế chính sách về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi

- Rà soát, hệ thống hóa và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của TW và của tỉnh về lĩnh vực thủy lợi. Phân công nhiệm vụ, nâng cao vai trò của các cấp, các ngành, các đơn vị được giao quản lý các công trình hồ chứa nước, đập thủy lợi và nhân dân trong việc thực thi tuân thủ quy định pháp luật vào quản lý, thực hiện quy hoạch, xây dựng, khai thác vận hành.

- Hệ thống hóa và triển khai thực hiện các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, Định mức kinh tế kỹ thuật do TW ban hành trong lĩnh vực thủy lợi


phục vụ kiểm định an toàn đập và quản lý an toàn đập. Triển khai áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý CTTL.

- Thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng NTM theo hướng dẫn, quy định của Chính phủ, các Bộ ngành TW.

- Triển khai thực hiện các chính sách mới của NN về hợp tác công tư trong lĩnh vực thủy lợi.

- Tổ chức thực hiện đề án Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL hiện có: Nghiên cứu, xây dựng, đổi mới cơ chế theo hướng thị trường, hướng dẫn đặt hàng, đấu thầu trong quản lý khai thác CTTL; phân giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu quản lý khai thác CTTL.

- Củng cố, phát triển và hướng dẫn Quy chế hoạt động của Tổ chức hợp tác dùng nước gắn với xây dựng NTM, gắn trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở với công tác quản lý thủy nông cơ sở; nâng cao tính tự nguyện, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc xây dựng, quản lý khai thác CTTL theo khuôn khổ pháp luật quy định.

- Đẩy mạnh xã hội hóa để quản lý bền vững các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; khuyến khích, tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gắn quyền lợi, vai trò trách nhiệm của người dân cùng chính quyền địa phương tham gia vào việc quản lý, vận hành hệ thống.

- Thúc đẩy xây dựng sở hạ tầng thủy lợi nội đồng: Hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng theo phương thức canh tác tiên tiến, cải tạo đồng ruộng, kết hợp với giao thông nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hóa; xây dựng, sửa đổi, bổ sung một số chính sách liên quan đến hỗ trợ giải pháp tưới


tiên tiến, tiết kiệm nước, chính sách về cho vay vốn ưu đãi cho hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp để áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, kiên cố hóa kênh mương, hỗ trợ thiết bị, công nghệ quản lý vận hành, tăng cường đào tạo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật vận hành, khai thác,...

Khẩn trương xây dựng, rà soát, sửa đổi bổ sung khung thể chế chính sách nhằm chuyển đổi phương thức hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác CTTL phù hợp với cơ chế thị trường. Sửa đổi, bổ sung các NĐ, thông tư hướng dẫn Luật Thủy lợi hiện đang còn nhiều bất cập như NĐ số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ: Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, NĐ số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ: Quy định chi tiết về giá SPDV thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp quản lý khai thác trên toàn quốc thực hiện các nội dung quy định trong Luật Thủy lợi

Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách để các tổ chức quản lý, khai thác CTTL hoạt động theo cơ chế thị trường, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân theo phương thức đối tác công tư, từng bước hình thành thị trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Sửa đổi bổ sung quy định về phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo hướng trao quyền và trách nhiệm cho người hưởng lợi, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong việc hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trực tiếp cho các đối tượng được miễn giảm.

Đổi mới cơ chế chính sách tài chính về quản lý, khai thác CTTL. Đổi mới cơ chế chính sách tài chính theo hướng tạo khung pháp lý để huy động, tạo lập các vốn của xã hội và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện


công bằng xã hội, bảo đảm tài chính bền vững cho các đơn vị quản lý, khai thác CTTL.

3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN lĩnh vực thủy lợi; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đảm bảo công tác QLNN về lĩnh vực thủy lợi từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ưu tiên cán bộ thủy lợi ở cấp huyện và cấp xã; đảm bảo năng lực chuyên môn QLNN về thủy lợi ở cấp huyện có ít nhất 1 cán bộ có chuyên môn về thủy lợi.

- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã theo Luật PCTT năm 2013; tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể, thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ PCTT và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp.

- Triển khai Quy chế tổ chức quản lý, vận hành hệ thống CTTL, hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn.

- Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng trước thử thách của biến đổi khí hậu, phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai. Trong đó, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ QLNN về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp huyện, cấp xã; đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống CTTL và quản lý thủy nông cơ sở.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư CTTL theo đúng quy định của pháp luật về: Tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, hiệu quả công trình, công tác nghiệm thu, bàn giao chủ thể quản lý khai thác công trình, quy trình bảo trì, bảo dưỡng, vận hành công trình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023