Kết Luận Về Khả Năng Nhận Thức Và Điều Khiển Hành Vi


rất lộ liễu, ngờ nghệch, cách hành văn, ý tưởng trong các tài liệu thiếu tính logic. Trong nghiên cứu của chúng tôi các trương hợp giám định đa số là phạm tội trộm cắp tài sản có tỷ lê 32,50%, tiếp đến là cố ý gây thương tich chiếm tỷ lê 29,63%, tiếp đến là phá hoại tài sản có tỷ lê thâp hơn (8,98%), can tội giết ngươi là (8,60%), tội xâm hại tình dục và buôn bán ma túy chiếm tỷ lê (8,03% và 5,35%).

Như vậy, qua bảng thống kê trên ta thấy phương thức thực hiện hành vi phạm tội là cách thức biểu hiện của hành vi phạm tội ra bên ngoài mà con người có thể nhận biết được. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội là các phương pháp và hình thức đã được lựa chọn để thực hiện hành vi phạm tội, xuất phát từ động cơ, mục đích đã hình thành và do đặc điểm tâm lý của người thực hiện hành vi phạm tội quy định. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội phản ánh ý định phạm tội và quá trình chuẩn bị phạm tội. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội gắn liền với việc sử dụng phương tiện, công cụ phạm tội và thủ đoạn phạm tội, đồng thời, trong phương thức phạm tội thể hiện đặc điểm tâm - sinh lý, kiểu khí chất, thói quen, trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các mối quan hệ xã hội, trạng thái tâm lý…của người phạm tội. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội có mối liên hệ rất chặt chẽ với động cơ, mục đích phạm tội. Động cơ phạm tội quyết định mục đích phạm tội; mục đích phạm tội quyết định tính chất và phương thức thực hiện. Do vậy, nhận thức rõ về phương thức thực hiện hành vi phạm tội sẽ nhận diện được động cơ, mục đích phạm tội. Thống kê nghiên cứu các trường hợp giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm GĐPYTT khu vực Tây Nguyên từ năm 2018 đến năm 2020 cho thây hình thức phạm tội cố ý gây thương tich chủ yếu là sử dụng vât kim khi (dao, rưa, mã tâu 85 trương hợp) chiếm (54,83%), tiếp đến sử dụng vât băng gỗ (cây, gây 31 trương hợp) chiếm (20,0%), các phương tiên khác (xe chiếm 9,67%, lửa/xăng chiếm 8,38%, súng chiếm 3,87%, thuốc trừ sâu chiếm 3,22%) có tỷ lê thâp hơn. (Bảng 2.14).


Bảng 2.10. Kết luận chẩn đoán bệnh theo ICD 10


Stt

Nhóm bệnh

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Liên quan đến tâm thần phân liệt

98

18,73

2

Chậm phát triển tâm thần

85

16,25

3

Rối loạn tâm thần/tổn thương não

74

14,14

4

Rối loạn cảm xúc lo âu

65

12,42

5

Động kinh

56

10,70

6

Mất trí

34

6,50

7

Rối loạn tâm thần do bia/rượu

32

6,11

8

Rối loạn tâm thần do chất gây nghiện

29

5,54

9

Sang chấn tâm lý

25

4,78

10

Nhóm khác (liệt...)

17

3,72

11

Tâm thần bình thường

08

1,85


Tổng cộng

523

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 9

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)


Biểu đồ 2.7: Kết luận chẩn đoán bệnh theo ICD 10

Nhận xét: Theo chẩn đoán bệnh của Tổ chức y tế thế giới các đối tượng giám định tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên đa số mắc các bệnh liên quan đến Tâm thần phân liệt (18,73%), tiếp đến là Chậm phát triển tâm thần


(16,25%), các Rối loạn tâm thần do tổn thương não (14,14%), nhóm bệnh Rối loạn cảm xúc lo âu (12,42%), bệnh Động kinh có tỷ lệ (10,70%); các nhóm bệnh khác có tỷ lệ thấp hơn (Mất trí: 6,50%, do bia/rượu: 6,11%, do các chất gây nghiện: 5,54%, bệnh sang chấn tâm lý: 4,78%, nhóm khác 3,72% ). Có 1,85% đối tượng giám định có sức khỏe tâm thần bình thường.

Bảng 2.11. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi


Khả năng nhận thức và hành vi

Số lượng

Tỷ lệ %


Nhận thức

Mất khả năng

172

33,33

Hạn chế

234

44,74

Đủ khả năng

117

22,37


Hành vi

Mất khả năng

172

33,33

Hạn chế

234

44,74

Đủ khả năng

117

22,37

N = 523

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)

Nhận xét: Qua bảng thống kê trên ta thây về kết luât xác định các trương hợp giám định mât khả năng nhân thức và mât khả năng điều khiên hành vi (33,33%), hạn chế (44,74%) và đủ khả năng nhân thức và điều khiên hành vi là (22,37%).

Bảng 2.12. Đặc điểm về tiền sử bênh có liên quan đến đối tượng


Stt

Đặc điểm

Số lượng

(N=523)

Tỷ lệ %

1

Tiền sử về gia đình có người mắc bệnh

liên quan đến Tâm thần và Động kinh

88

16,83

2

Tiền sử bản thân có mắc bệnh liên quan

đến tâm thần và động kinh

480

91,78

3

Tiền sử bản thân có liên quan đến chất

gây nghiện

63

12,05

Trong đó


Liên quan đến sử dụng ma túy

29

55,56

Liên quan đến sử dụng rượu, bia

32

44,44

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)


Nhận xét: Các trương hợp giám định đa số bản thân đã có tiền sử bênh liên quan đến Tâm thần và Động kinh (91,78%) và yếu tố gia đình có ngươi mắc bênh liên quan đến Tâm thần, Động kinh chiếm (16,83%). Tiền sử có liên quan đến tình trạng nghiện của đối tượng giám định chiếm (12,05%); trong đó sử dụng và nghiện ma túy là (55,56%), có sử dụng bia rượu là (44,44%).

Bảng 2.13. Hình thức phạm tội cố ý gây thương tich


Stt

Phương tiện và hình thức

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Dao, rựa, mã tấu... (kim khí)

85

54,83

2

Cây, gậy... (gỗ)

31

20,00

3

Xe

15

9,67

4

Lửa/xăng

13

8,38

5

Súng

06

3,87

6

Thuốc sâu

05

3,22


Tổng cộng

155

100,0

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)




Biểu đồ 2.8: Hình thức phạm tội cố ý gây thương tích

Nhận xét: Hình thức phạm tội cố ý gây thương tich chủ yếu là sử dụng vât kim khi (dao, rưa, mã tâu 85 trương hợp) chiếm (54,83%), tiếp đến sử dụng vât băng gỗ (cây, gây 31 trương hợp) chiếm (20,0%), các phương tiên khác (xe chiếm 9,67%, lửa/xăng chiếm 8,38%, súng chiếm 3,87%, thuốc trừ sâu chiếm 3,22%) có tỷ lê thâp hơn.

Bảng 2.14. Phân tich yếu tố giới tinh, hôn nhân về tiền án tiền sư


Đặc điêm

Có tiền sử tiền án, tiền sư

Pearson chi2

Fishe’s exact test

N

Số lượng

Tỷ lệ %

Giới tinh

Nam

359

54

15,04

X2=20,2372

P<0,0005

Nữ

164

3

1,83

Hôn nhân

Độc thân

316

25

7,91


X2=27,7740 P<0,0005

Đang sống cung

vợ/chông

180

21

11,67

Đã ly hôn/ly thân

27

11

40,74

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)

Nhận xét: Phân tich yếu tố về giới tinh đã có tiền án/tiền sư cho thây nam cao hơn nữ (Nam: 15,04%, Nữ: 1,83%). Tương tư các trương hợp đã ly


hôn cao hơn những ngươi đang sống cung vợ/chông và độc thân (đã ly hôn: 40,74%, đang sống cung vợ/chông: 11,67%, sống độc thân: 7,91%). Sư khác biêt này có ý nghia thống kê.

Phân tich yếu tố hôn nhân đã có tiền án/tiền sư cho thây đối tượng đã ly hôn/ly thân chiếm tỷ lệ cao hơn những đối tượng đang sống cung vợ/chông và độc thân (đã ly hôn: 40,74%, đang sống cung vợ/chông: 11,67%, sống độc thân: 7,91%). Tuy nhiên sư khác biêt này không có ý nghia thống kê.

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên

2.3.1. Về thể chế

Hoạt động GĐPYTT có ý nghĩa quan trọng trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, dân sự.... Thời gian qua, hoạt động GĐPYTT đã phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động tố tụng, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu cần nâng cao chất lượng hoạt động GĐPYTT, đặc biệt là phục vụ cho công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm (đặc biệt là các đối tượng sau khi gây án có ý định giả bệnh tâm thần hoặc đã chạy bệnh án tâm thần trước khi gây án) trong tình hình mới thì pháp luật về giám định tư pháp đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như:

- Một số văn bản chưa được ban hành để hướng dẫn Luật giám định tư pháp. Luật giám định tư pháp năm 2012 và pháp luật về tố tụng quy định chưa đầy đủ, cụ thể về căn cứ, cách thức trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định, dẫn đến tình trạng một số trường hợp lạm dụng giám định, việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định nhiều vụ việc còn lúng túng; quy định về thời hạn giám định chưa đầy đủ nên thời gian thực hiện giám định trong các vụ án kinh tế, tham nhũng thường bị kéo dài.

- Quy định trách nhiệm của cơ quan trưng cầu giám định và cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện giám định chưa rõ ràng, thiếu chế tài bảo đảm thực


hiện... dẫn đến một số trường hợp còn đùn đẩy, chậm trễ thực hiện giám định; việc phối hợp giữa cơ quan trưng cầu với cơ quan thực hiện giám định còn nhiều vướng mắc, chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu.

- Cơ chế tài chính hiện hành về chi phí giám định, bồi dưỡng giám định nhất là quy trình, thủ tục thanh toán chưa phù hợp với đặc thù hoạt động giám định, gây ách tắc nhiều vụ việc giám định.

- Phần lớn giám định viên tại Trung tâm PYTT chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ; các giám định viên kiêm nhiệm có tâm lý e ngại không muốn làm giám định vì trách nhiệm pháp lý cao, trong khi các điều kiện thực hiện giám định chưa bảo đảm.

- Các Sở, ngành chuyên môn chủ quản đối với công tác quản lý GĐTP và PYTT chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm và quan tâm hơn đối với hoạt động này. Để từ đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động giám định tư pháp qua các kênh thông tin như đài phát thanh truyền hình, báo điện tử, bản tin tư pháp... chưa xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý hoạt động GĐTP nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hữu quan.

- Chưa có quy trình, quy chuẩn trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh GĐV theo hướng tăng cường nội dung, thời lượng giảng dạy về GĐTP và GĐPYTT.

2.3.2. Về chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Mặc dù đã được hưởng tất cả các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật, xong các giám định viên PYTT tại trung tâm luôn phải làm việc trong môi trường vô cùng độc hại, nguy hiểm và chịu áp lực, trách nhiệm cao trước pháp luật. Tuy nhiên các chế độ, chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm


công tác giám định pháp y còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu so với công sức và áp lực mà họ đang phải đối mặt; chưa có chế độ thu hút thỏa đáng cho cán bộ về làm công tác giám định PYTT; chưa có quy chế phối hợp giữa PYTT với các cơ quan hữu quan; bác sỹ PYTT chịu nhiều áp lực, định kiến từ chính gia đình của họ, đồng nghiệp ở các đơn vị y tế khác, chuyên khoa khác và xã hội…Với mức hưởng phụ cấp Ưu đãi nghề như hiện nay theo NĐ 56/2011/NĐ-CP thì các nhân viên y tế làm việc trực tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần thì chỉ được hưởng 70% như hiện nay là chưa phù hợp.

Chính sách thu hút nhân lực y tế nói chung và chính sách thu hút nhân lực y tế có chất lượng cao là các bác sĩ về làm công tác giám định PYTT nói riêng, đều là chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi để mời gọi, lôi kéo cán bộ ngành y tế về làm việc tại địa phương, tổ chức, cơ quan. Hiện nay, các trung tâm đô thị lớn với nhiều điều kiện thuận lợi đang có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các bác sĩ có trình độ cao vì điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cao và ổn định. Những địa phương nghèo, những vùng khó khăn có tốc độ kinh tế kém phát triển như tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh Miền núi thường khó thu hút được nhân lực y tế chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực tâm thần và PYTT. Do vậy, nếu không có chính sách ưu đãi một cách đặc biệt thỏa đáng cho đối tượng này sẽ rất khó khăn giữ chân các bác sĩ ở lại làm việc và cống hiến thì khó có thể từng bước nâng cao chất lượng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động PYTT.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng mặc dù đã được lãnh đạo trung tâm hết sức quan tâm, đặc biệt là đào tạo lĩnh vực chuyên khoa sâu về PYTT cho các giám định viên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đối với các cơ quan trưng cầu giám định. Chưa có chế độ hỗ trợ, chinh sách khuyến khich trong công tác đào tạo, bôi dương nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí