Về Điều Kiện Môi Trường Làm Việc, Chi Phí Bồi Dưỡng Giám Định


chức. Cán bộ đi học chỉ được hỗ trợ thanh toán chi phí cho phần học phí, các khoản đóng góp khác cán bộ, viên chức phải tư trang trải.

2.3.3. Về điều kiện môi trường làm việc, chi phí bồi dưỡng giám định

Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên nhìn chung về cơ bản hiện tại đã tương đối đầy đủ, cụ thể:


STT


Danh mục

Đơn vị

Số lượng

Năm sản xuất


Tình trạng

1.

Máy hút dịch

Bộ

01

2016

Đang sử dụng

2.

Máy hút dịch có xe đẩy

Bộ

01

2017

Đang sử dụng

3.

Máy đo điện tim 3 cần

Bộ

01

2016

Đang sử dụng

4.

Nồi hấp dụng cụ

Cái

01

2016

Đang sử dụng

5.

Máy phân tích sinh hóa bán tự

động

Bộ

01

2016

Đang sử dụng

6.

Máy xét nghiệm huyết học 23

thông số

Bộ

01

2016

Đang sử dụng

7.

Máy ly tâm

Cái

01

2016

Đang sử dụng

8.

Máy phân tích nước tiểu 11 thông

số

Cái

01

2016

Đang sử dụng

9.

Monitor theo dõi bệnh nhân 05

thông số

Cái

01

2017

Đang sử dụng

10.

Máy tạo oxy từ khí trời

Cái

02

2017

Đang sử dụng

11.

Máy kích thích từ xuyên sọ

Cái

01

2017

Đang sử dụng

12.

Máy hấp tiệt trùng áp lực cao

Cái

01

2017

Đang sử dụng

13.

Giường điều khiển điện có đệm

Cái

03

2017

Đang sử dụng

14.

Bộ phục hồi chức năng vận động

đa năng (AMP-032796)

Bộ

01

2018

Đang sử dụng

15.

Máy phân tích điện giải 5 thông số

Cái

01

2016

Đang sử dụng

16.

Máy hút dịch 02 bình DF-350A

Cái

01

2019

Đang sử dụng

17.

Giường đa năng

Cái

40

2019

Đang sử dụng

18.

Máy điện tim 6 kênh

Cái

01

2020

Đang sử dụng

19.

Máy đo huyết áp tự động

Cái

01

2020

Đang sử dụng

20.

Kính hiển vi

Cái

01

2016

Đang sử dụng

21.

Máy choáng điện

Cái

02

2016

Đang sử dụng

22.

Máy siêu âm 3D

Cái

01

2016

Đang sử dụng

23.

Máy XQ di động

Cái

01

2018

Đang sử dụng

24.

Máy Lưu huyết não

Cái

01

2017

Đang sử dụng

25.

Máy điện não Vi tính 80 kênh

Cái

01

2019

Đang sử dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 10




STT


Danh mục

Đơn vị

Số lượng

Năm sản xuất


Tình trạng

26.

Máy đo chức năng hô hấp

Cái

01

2019

Đang sử dụng

27.

Tủ lạnh bảo quản vacxin và sinh

phẩm

Cái

01

2017

Đang sử dụng

28.

Máy Holter điện não 24h

Cái

01

2017

Đang sử dụng

29.

Máy điện não xách tay

Cái

01

2018

Đang sử dụng

30.

Xe ô tô

Cái

01

2020

Đang sử dụng

31.

Máy phát điện dự phòng

Cái

01

2019

Đang sử dụng

(Nguồn: số liệu khảo sát tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)


Cơ sở vật chất của trung tâm hiện tại tương đối chật hẹp, với diện tích khoảng gần 400m2, do đó rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của cấp trên giao như: lưu giám định nội trú theo chỉ tiêu giường bệnh được giao là 40 giường nhưng hiện nay chỉ thực hiện khoảng 15-20 giường. Đồng thời, khó khăn trong việc bố trí nơi để xe cho khách, cho CBVC và cho người lao động làm việc tại trung tâm. Chưa có nhà làm việc cho Công an hỗ trợ tư pháp làm công tác quản lý đối tượng.

Chi phí giám định tư pháp thông thường là do cơ quan nào trưng cầu giám định thì cơ quan đó chi trả, nhiều trường hợp phải chi trả số tiền lớn trong khi kinh phí cấp cho giải quyết các vụ án hình sự hạn hẹp nên dễ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm trưng cầu giám định giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, như kinh phí cho việc trưng cầu giám định tâm thần hoặc bắt buộc chữa bệnh lớn nên ảnh hưởng đến việc trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Việc chi trả bồi dưỡng giám định thường không kịp thời, để kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm.

2.3.4. Về tổ chức giám định, người giám định


Giám định pháp y tâm thần là một bộ phận của giám định tư pháp, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng với hoạt động tố tụng, góp phần giải quyết các vụ án có liên quan đến người bệnh tâm thần. Nhiệm vụ trọng tâm của GĐPYTT là xác định các đối tượng phạm tội nghi ngờ có rối loạn tâm thần, xác định năng lực hành vi đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. GĐPYTT luôn phải đối mặt với nguy hiểm và cả những cám dỗ... Chính vì thế người giám định viên không chỉ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn mà đặc biệt cần sự dũng cảm, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, đạo đức lương tâm trong sáng để có thể đưa ra những kết luận chính xác, khoa học và trung thực tuyệt đối. Bởi mỗi một quyết định đưa ra đều liên quan chặt chẽ tới sinh mạng, tương lai của từng số phận con người.

Giám định pháp y tâm thần không mổ xác như pháp y mà mổ xẻ những ý thức rất trừu tượng của con người, nghiên cứu đối tượng từ khi sinh ra cho đến khi xảy ra vụ án và những diễn biến tư duy trong hiện tại. Đối tượng giám định được làm các thử nghiệm đánh giá trí tuệ, khả năng nhận thức, xét nghiệm máu, điện não, X-Quang, thậm chí cần thiết cần phải chụp CT, MRI... Chính vì thế, giám định pháp y tâm thần cần thời gian để các giám định viên có thể nắm bắt quy luật, theo dõi các thói quen sinh hoạt, diễn biến tâm lý và những biểu hiện bất thường của người bệnh xảy ra trước, trong, sau khi gây án và hiện tại...

Theo nhiều giám định viên, trong nhiều vụ việc, đặc biệt những vụ phức tạp, họ thường rất cần thêm thời gian để có thể đưa ra những kết luận chắc chắn và thực tế chính xác. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều vụ án thời gian giám định gặp khó khăn do còn liên quan tới thời hạn điều tra, truy tố xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thời gian giám định trung bình là một tháng dưới sự theo dõi của cơ quan công an. Có nhiều trường hợp bệnh phức tạp, khó xác định phải mất vài tháng, nửa năm, thậm chí là nhiều vụ án phải


giám định đi giám định lại nhiều lần. Bởi vì, có nhiều loại bệnh lý tâm thần rất khó nhận diện. Lúc bệnh nhân phát bệnh, lúc không phát bệnh hoặc bị bệnh nhưng dưới dạng “ẩn”. Thậm chí trong nhiều trường hợp, sự thất thường trong mức độ nặng nhẹ của người bệnh cũng làm các giám định viên phải nghiên cứu đi nghiên cứu lại. Mọi kết luận đều phải dựa trên những chứng cứ khoa học, chính xác và phải tuyệt đối trung thực.

Là một thành phần của hệ thống tổ chức giám định tư pháp, giám định pháp y tâm thần là chuyên ngành khoa học nghiên cứu khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của người bệnh tâm thần ở từng thời điểm nhất định và trong suốt quá trình ủ bệnh và điều trị bệnh. Chính vì thế, các giám định viên cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm và đạo đức, lương tâm trong sáng, tâm huyết và đầy trách nhiệm để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, khách quan và trung thực.

2.3.5. Về theo dõi đối tượng giám định

Theo dõi trực tiếp: Giám định viên phải thường xuyên, liên tục quan sát quá trình sinh hoạt, hoạt động của đối tượng tâm thần giám định, các mặt hoạt động tâm thần như tư duy, tri giác, cảm xúc, ăn uống, ngủ thế nào? Vệ sinh cá nhân, cách thức đối tượng theo dõi giám định tiếp xúc với người xung quanh thế nào, hành vi tác phong ra sao…phải được ghi chép đầy đủ và diễn biến mà mình quan sát thấy vào bệnh án theo dõi giám định.

Theo dõi qua báo cáo của điều dưỡng và cán bộ chiến sĩ: Giám định viên theo dõi đối tượng theo dõi giám định qua phản ánh, ghi chép của điều dưỡng và cán bộ chiến sĩ hỗ trợ tư pháp. Khi giám định viên được phản ánh về những sinh hoạt bất thường, hành vi bất thường và những diễn biến khác trong các mặt hoạt động tâm thần của đối tượng theo dõi giám định từ điều dưỡng và cán bộ chiến sĩ thì giám định viên phải biết cách khai thác và dựa vào những thông tin đó để theo dõi đối tượng sát hơn. Trên cơ sở đó, tiến


hành phân tích, tổng hợp được các triệu chứng, diễn biến lâm sàng để làm tư liệu khi họp phiên giám định tập thể hay hội đồng giám định sẽ khách quan, chính xác trong giám định đối tượng.

Theo dõi qua phương tiện kỹ thuật: Đối với những trường hợp cần thiết, giám định viên yêu cầu đưa đối tượng theo dõi giám định vào phòng có camera theo dõi 24/24 giờ để ghi lại hình ảnh của đối tượng theo dõi giám định. Thông thường những trường hợp đối tượng theo dõi giám định có tiền sử động kinh cần theo dõi bằng camera để phát hiện những cơn động kinh toàn thể xảy ra ngắn, các cơn động kinh cục bộ. Phương tiện ghi hình (camera) là phương tiện theo dõi cần thiết trong công tác giám định, nếu không sử dụng camera, giám định viên và điều dưỡng trực (24/24 giờ) rất khó phát hiện.

Đối với những đối tượng theo dõi giám định có tiền sử động kinh, hành vi bất thường, kỳ dị mà trong hồ sơ mô tả nhưng trên lâm sàng khó quan sát thì giám định viên cần phải đưa đối tượng giám định vào phòng có camera để quan sát.

Việc quan sát bằng camera phải được điều dưỡng viên phụ trách camera xem lại kỹ càng, sau đó báo cáo lại giám định viên thư ký để giám định viên thư ký yêu cầu ghi lại những đoạn hình ảnh có giá trị phục vụ việc khám và kết luận giám định để khi họp hội đồng có những bằng chứng khách quan có ý nghĩa trong việc kết luận về bệnh cũng như năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của đối tượng theo dõi giám định. Khi yêu cầu điều dưỡng viên phụ trách camera ghi lại những hình ảnh của đối tượng theo dõi giám định thời gian nào giám định viên phải ghi yêu cầu của mình vào sổ theo dõi camera và ký tên.

2.4. Đánh giá chung về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên


2.4.1. Kết quả đạt được

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 01/7/2015, xong những kết quả và thành tựu mà trung tâm đạt được trong hoạt động giám định PYTT là vô cùng to lớn, góp phần không nhỏ vào hoạt động hỗ trợ tư pháp và phòng, chống tội phạm. Có thể nêu ra một số thành tựu sau:

Hoạt động giám định tư pháp nói chung và giám định PYTT nói riêng là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn, do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trước những diễn biến phức tạp của đời sống kinh tế - xã hội, nhu cầu giám định ở lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự… hằng năm đều tăng. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, sự cố gắng của các ngành chức năng, thời gian qua công tác giám định PYTT đã có chuyển biến đáng kể, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động tố tụng, giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án chính xác, khách quan và đúng luật. Hoạt động giám định PYTT đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, kết luận giám định đúng đắn, khách quan giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nghiêm minh, đúng pháp luật, tránh oan sai.

Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ GĐPYTT: Từ quy trình tổ chức tiếp nhận đối tượng trưng cầu đến quản lý, ghi chép hồ sơ, sổ sách theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ đều thể hiện rất rõ ràng, chi tiết và tỷ mỉ.

Trong quản lý hồ sơ theo dõi các đối tượng trưng cầu giám định từ lúc tiếp nhận cho tới khi kết thúc giám định và lưu trữ hồ sơ được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định tại Quyết định 5092/QĐ-BYT ngày 07/12/2020 về việc ban hành Quy chế kiểm tra và bảng điểm đánh giá


công tác giám định pháp y tâm thần, công tác tiếp nhận, điều trị và quản lý người chấp hành biện pháp pháp bắt buộc chữa bệnh.

Trong nghiên cứu khoa học và hợp tác với các đơn vị liên quan và hợp tác quốc tế: Thời gian vừa qua, lãnh đạo trung tâm luôn quan tâm đến việc đào tạo nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực PYTT (hiện tại đã có 2 đề tài NCKH cấp cơ sở) đã đẩy mạnh hợp tác với Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Nguyên để đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành tâm thần cho cá bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực bạn và Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk trong các lĩnh vực: giám định pháp y tâm thần, khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu. Đẩy mạnh quan hệ phối hợp với Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa về chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ pháp y tâm thần; với Hội Tâm thần học Việt Nam và Chi hội Tâm thần học thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động Hội Nghề nghiệp. Ngoài ra lãnh đạo trung tâm cũng chủ trương cần tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức chuyên ngành tâm thần học quốc tế, các viện, các trường (nếu có).

Trong công tác cán bộ cũng được đặc biệt quan tâm. Hàng năm Trung tâm đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ gửi cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện. Hàng năm trung tâm đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cử cán bộ đi học nâng cao trình độ về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Việc thực hiện chế độ, chính sách và chăm lo sức khỏe cho CBNV luôn đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, chính sách theo quy định. Việc xây dựng và ban hành các quy chế như: Quy chế nâng lương, quy chế TĐKT, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ và các nội quy, quy chế khác cũng được nghiêm túc thực hiện.


Công tác quản lý đơn vị: từ quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đến quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản của cơ quan; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác an ninh, chính trị nội bộ...đều được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Công tác GĐPYTT trong thời gian qua cũng gặt hái được nhiều thành công nhất định, từ quy trình giám định được tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đến khâu trả lời kết luận các vụ việc từ đơn giản đến vụ việc khó khăn, phức tạp...đều được các cơ quan trưng cầu đánh giá cao về năng lực, khả năng và trình độ chuyên môn cũng như trình độ về am hiểu pháp luật của các giám định viên PYTT tại Trung tâm. Những dấu hiệu tích cực đó được thể hiện ở việc hạn chế tối đa các trường hợp phải giám định đi, giám định lại nhiều lần gây tốn kém và mất thời gian của các cơ quan trưng cầu.

2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Tồn tại, hạn chế

Nguồn lực con người và cơ sở vật chất của Trung tâm hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt là các bác sĩ giám định viên có kinh nghiệm, có chuyên môn còn thiếu. Việc tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, hội thi tay nghề, tổng kết cơ quan...vẫn phải mượn hội trường của Bệnh viện Tâm thần hoặc thuê khách sạn bên ngoài vừa tốn kém kinh phí, lại không chủ động trong công tác tổ chức triển khai thực hiện. Với điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực như hiện nay thì chưa thể đề xuất cấp thẩm quyền cho phép thực hiện mở rộng các dịch vụ điều trị bắt buộc, khám giám định sức khỏe tâm thần theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức để bổ túc hồ sơ dân sự cho các nhu cầu giao dịch dân sự, mặt khác cũng là để tăng thêm nguồn thu nhập hợp pháp cho cán bộ, nhân viên. Các dịch vụ bao gồm:

- Lập di chúc - Thừa kế - Thế chấp, cầm cố tài sản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023