Pháp Luật Về Hộ Tịch Và Một Số Vấn Đề Cơ Bản Áp Dụng Pháp Luật Về Hộ Tịch Tại Các Cơ Quan Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Cơ Sở

hoạt động chuyên môn của ngành Công an. Điểm phân biệt này chỉ đúng với pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay, còn trước năm 1987, ngành Nội vụ (Công an hiện nay) thống nhất quản lý cả hai nhiệm vụ. Mô hình này hiện vẫn được duy trì trong hoạt động quản lý dân cư của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan.

Về đối tượng quản lý: đối tượng của quản lý hộ khẩu chỉ là đặc điểm về nơi cư trú của cá nhân, trong khi đó đối tượng quản lý của quản lý hộ tịch bao gồm tổng thể rất nhiều đặc điểm nhân thân của cá nhân: ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, nới sinh, quê quán, quan hệ hôn nhân.

Xét về tính chất: có thể thấy quản lý hộ tịch quan tâm đến các đặc điểm nhân thân có tính bền vững của cá nhân, những đặc điểm này chỉ có thể được thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, theo một thủ tục pháp lý chặt chẽ. Trong khi đó, đặc điểm về nơi cư trú của cá nhân - đối tượng quản lý của hộ khẩu - là đặc điểm nhân thân có tính “động”, dễ thay đổi.

Xét từ phương diện bảo vệ quyền nhân thân: quản lý hộ khẩu chỉ là biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của cá nhân, còn quản lý hộ tịch là phương tiện để mỗi cá nhân thực hiện rất nhiều quyền nhân thân cơ bản của mình.

Đơn vị “hộ” được dùng làm đơn vị quản lý dân cư của cả quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu nhưng trong quản lý hộ tịch, mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ chỉ có thể là mối quan hệ gia đình hình thành trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng; còn trong quản lý hộ khẩu, không nhất thiết các thành viên trong một đơn vị hộ khẩu phải có quan hệ gia đình với nhau mà chỉ cần ở chung một nhà cũng có thể cùng đăng ký theo một đơn vị hộ khẩu.

Mặc dù có sự phân biệt khá rò ràng như trên, nhưng trong thực tế đời sống của mỗi cá nhân, các vấn đề về hộ tịch và hộ khẩu có mối quan hệ hết sức mật thiết, trong đó hoạt động đăng ký hộ tịch luôn là cơ sở, căn cứ làm phát sinh hoạt động đăng ký hộ khẩu. Ví dụ: Một đứa trẻ chỉ có thể được đăng ký tên vào sổ hộ khẩu gia đình sau khi đã được cha mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Ngược lại, trong thủ tục đăng ký hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn) các giấy tờ về hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc Giấy xác nhận tạm trú có thời hạn) luôn

là loại giấy tờ quan trọng cần có trong hồ sơ đăng ký hộ tịch. Vai trò quan trọng của các giấy tờ hộ khẩu trong hoạt động đăng ký hộ tịch thể hiện ở chỗ nó là căn cứ để xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật.

Hiện nay,cả hai dự án Luật hộ tịch và Luật căn cước đang trong quá trình dự thảo trong đó có đề cập đến vấn đề công dân đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước, số căn cước căn cứ vào số định danh được cấp khi đăng ký khai sinh. Vì vậy ta có thể thấy được mối liên quan mật thiết giữa Luật hộ tịch và Luật căn cước.

1.1.3. Áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, do vậy, việc xem xét khái niệm áp dụng pháp luật phải được bắt đầu từ việc xem xét khái niệm thực hiện pháp luật. Theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội và giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội thì “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [32]. Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền. Trong sách báo pháp lý Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp luật được đề cập đến trong nhiều tác phẩm với nội dung có những điểm khác nhau nhất định. Đa số các nhà nghiên cứu coi áp dụng pháp luật chỉ là một trong các hình thức thực hiện pháp luật. Theo đó, “áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân tổ chức, cụ thể” [34].

Quản lý hộ tịch là một trong những hoạt động của quản lý Nhà nước, thông qua việc đăng ký hộ tịch, Nhà nước nắm được tình hình biến động dân cư và sự biến động của xã hội, giúp Nhà nước có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Trong bối cảnh thực hiện cải cách hành chính hiện nay, việc xây dựng các quy phạm về thủ tục đăng ký hộ tịch luôn đòi hỏi phải thoả mãn cùng lúc hai yêu cầu có tính chất mâu thuẫn với nhau ở những khía cạnh nhất định đó là yêu cầu bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và yêu cầu phục vụ người dân thuận tiện. Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm tính chính xác của việc đăng ký hộ tịch, thủ tục đăng ký hộ tịch đòi hỏi phải được quy định chặt chẽ, tạo khả năng phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch. Trong khi đó, yêu cầu về tính phục vụ người dân lại đòi hỏi thủ tục đăng ký hộ tịch phải được cải cách theo hướng giản tiện, tạo thuận lợi tối đa để đáp ứng yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Đây cũng chính là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật hộ tịch. Áp dụng pháp luật về hộ tịch có thể được hiểu là hoạt động có tính tổ chức quyền lực nhà nước, do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hộ tịch hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân tổ chức, cụ thể.

Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 3

Theo đó, áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở có thể được hiểu là hoạt động có tính tổ chức quyền lực nhà nước, do các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hộ tịch hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân tổ chức, cụ thể.

Áp dụng pháp luật nói chung là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Áp dụng pháp luật về hộ tịch có những đặc điểm chung của áp dụng pháp luật, ngoài ra do đặc thù về đối tượng áp dụng là quan hệ nhân thân nên có những đặc điểm riêng sau:

- Áp dụng pháp luật về hộ tịch là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước và chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, đó chính là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Cụ thể ở cấp cơ sở là cán bộ tư pháp hộ tịch được nhà nước giao nhiệm vụ giải quyết đăng ký các hoạt động hộ tịch.

- Áp dụng pháp luật về hộ tịch là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

- Hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Từ giai đoạn nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ, ra quyết định giải quyết việc đăng ký hộ tịch đều phải theo đúng quy định của Nghị định về đăng ký hộ tịch văn bản hướng dẫn thi hành.

Đặc biệt áp dụng pháp luật trong đăng ký hộ tịch phải là một hoạt động mang tính khoa học và sáng tạo do cán bộ tư pháp hộ tịch thực hiện. Bởi vì các quy định của pháp luật trong giải quyết đăng ký hộ tịch mang tính chất chung chung, khái quát, song các trường hợp cụ thể trên thực tế lại rất đa dạng, phong phú, muôn hình vạn trạng. Thêm vào đó, có những mối quan hệ xã hội mà khi xây dựng luật các nhà làm luật không thể dự liệu hết được nên đòi hỏi mỗi cán bộ tư pháp hộ tịch khi giải quyết từng việc đăng ký hộ tịch phải nhìn nhận, xem xét đánh giá để có thể áp dụng pháp luật đúng đắn, đảm bảo quyền lợi của công dân.

1.2. Pháp luật về hộ tịch và một số vấn đề cơ bản áp dụng pháp luật về hộ tịch tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cơ sở

1.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch

Hiện nay, cơ sở pháp lý về đăng ký, quản lý hộ tịch được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đó là các quy định có tính nguyên tắc liên quan đến hộ tịch và đăng ký hộ tịch trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (quy định về quyền nhân thân), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

(quy định về quyền được đăng ký khai sinh và có quốc tịch), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (quyền kết hôn, nhận cha mẹ con…), Luật Nuôi con nuôi năm 2010 (quy định về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài). Ngoài ra, cơ sở pháp lý về đăng ký, quản lý hộ tịch còn được quy định tại các văn bản nghị định của Chính phủ (04 nghị định) và thông tư của các bộ, ngành (04 thông tư quy định trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch trong nước), bao gồm:

- Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;

- Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số;

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực;

- Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày 10/12/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội (Nghị định số 77/2001/NĐ-CP hiện đã hết hiệu lực một phần, theo đó Thông tư này cũng đã hết hiệu lực một phần);

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch;

- Thông tư số 16a/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 về việc sửa đổi biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;

- Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20/5/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP.

Trong số đó, hiện tại, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch là văn bản chủ đạo quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký và quản lý hộ tịch.

1.2.2. Vị trí, vai trò của quản lý hô ̣ tic̣ h

Trong xã hội hiện đại, khi mà khái niệm quyền con người đã được nhận thức như một giá trị chung của nhân loại thì cùng với nó, hầu như tất cả các quốc gia đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lý hộ tịch.

Nếu như hoạt động quản lý dân cư được coi là nội dung quan trọng hàng đầu trong tổng thể hoạt động quản lý xã hội thì quản lý hộ tịch, với các lợi ích, giá trị tiềm tàng của nó, được coi là mắt khâu của hoạt động quản lý dân cư. Tác giả Ruth Kelly, Bộ trưởng Văn phòng thống kê quốc gia Hoàng gia Anh, trong một chuyên khảo mới xuất bản năm 2002, khi trình bày các quan điểm dự báo về hoạt động đăng ký hộ tịch của nước Anh trong thế kỷ XXI đã khẳng định: “Đăng ký hộ tịch thiết lập nền tảng dân sự cho mỗi cá nhân. Nó bảo vệ mỗi cá nhân cũng như bảo vệ toàn xã hội” [8].

Việc quản lý nhà nước về hộ tịch và đăng ký hộ tịch có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với công tác quản lý nhà nước mà còn cả đối với việc bảo hộ các quyền dân sự của công dân.

Thứ nhất, đối với công tác quản lý nhà nước: quản lý hộ tịch là công việc thường xuyên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện để theo dòi

thực trạng và sự thay đổi về hộ tịch, là phương tiện hữu hiệu để Nhà nước quản lý dân cư. Thông qua việc đăng ký các thông tin cơ bản của từng cá nhân công dân, Nhà nước sẽ xác định được các mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của từng công dân đồng thời theo dòi được những thay đổi trong dân cư như: tình trạng sinh, tử, kết hôn để phục vụ cho việc hoạch định các chính sách về kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Một hệ thống quản lý dữ liệu hộ tịch đầy đủ, chính xác được cập nhật kịp thời, thường xuyên sẽ là nguồn tài sản thông tin hết sức quý giá luôn sẵn sàng hỗ trợ một cách đắc lực cho việc hoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác, có tính khả thi, tiết kiệm chi phí xã hội.

Đối với quốc gia có kết cấu dân cư đa dạng về thành phần dân tộc như Việt Nam, quản lý hộ tịch còn góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những thông tin định lượng chính xác về tình hình dân cư có được qua quản lý hộ tịch rất cần thiết đối với việc xây dựng chiến lược con người, bảo vệ và phát triển cộng đồng dân tộc ít người, tổ chức thực hiện tốt chính sách định canh, định cư, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, xã hội có hiệu quả.

Thứ hai, hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch thể hiện tập trung nhất, sinh động nhất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và trong Chương III của Bộ luật Dân sự như: quyền đối với họ tên, quyền xác định lại dân tộc, quyền đối với quốc tịch, quyền kết hôn; quyền được nuôi con nuôi. Ở phương diện này, đăng ký hộ tịch chính là phương tiện để người dân thực hiện, hưởng thụ các quyền nhân thân đó. Với các nội dung nói trên, việc đăng ký hộ tịch sẽ tạo điều kiện để Nhà nước thừa nhận và bảo hộ các quyền dân sự của công dân và chỉ khi được Nhà nước thừa nhận, những sự kiện “cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người” mới có giá trị pháp

lý và được Nhà nước bảo hộ. Các dữ liệu về căn cước của mỗi cá nhân thể hiện trên chứng thư hộ tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn) là sự khẳng định có giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi người, mà qua đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể đánh giá người đó có khả năng, điều kiện để tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định hay không.

Hành vi đăng ký khai sinh của cơ quan hộ tịch đánh dấu điểm khởi đầu của hoạt động quản lý nhà nước đối với từng người dân, đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho mọi mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước. Từ góc độ lý luận về Nhà nước và pháp luật, ở phương diện này có thể khẳng định, quản lý hộ tịch là một lĩnh vực hoạt động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, việc Nhà nước tổ chức quản lý, đăng ký hộ tịch chính là sự bảo hộ đối với việc thực hiện các quyền con người. Điều này chỉ có trong các xã hội mà nền dân chủ được mở rộng và phát huy, khi mà các giá trị quyền con người được Nhà nước tôn trọng và có trách nhiệm bảo hộ. Nhìn vào lịch sử có thể thấy, các triều đại phong kiến Việt Nam không tổ chức quản lý hộ tịch vì mối quan hệ giữa vương quyền (Vua) với các “thần dân” của mình về cơ bản là mối quan hệ một chiều, người dân chỉ có nghĩa vụ đối với triều đình. Do đó, đối với Nhà nước phong kiến, việc tổ chức quản lý hộ tịch không được quan tâm.

Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội. Hệ thống sổ bộ hộ tịch có thể giúp việc truy nguyên nguồn gốc của cá nhân một cách dễ dàng. Các chứng thư hộ tịch do người có thẩm quyền lập theo thủ tục chặt chẽ có giá trị là sự khẳng định chính thức của Nhà nước về vị thế của một cá nhân trong gia đình và xã hội.

Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, khi cần đánh giá năng lực chủ thể của cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cần đến Giấy khai sinh của cá

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí