Quy chế giám định viên: Giám định tư pháp không phải là một nghề mà chỉ là một chức danh được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận cho các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau mà Tòa án cần sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Giám định tư pháp không phải là hoạt động chuyên trách của giám định viên; giám định viên có nghĩa vụ duy trì hoạt động chuyên môn chính của mình để đảm bảo thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan. Trong lĩnh vực giám định pháp y, Pháp có thành lập một số Viện Giám định pháp y nhưng giám định viên của các viện này cũng chỉ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các Viện này được thành lập ở các thành phố lớn và chủ yếu làm giám định mổ tử thi.
Quản lý hoạt động giám định: Các Tòa Phúc thẩm và Tòa Phá án là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức giám định viên và kiểm tra, giám sát hoạt động của giám định viên. Việc trao chức năng, thẩm quyền này cho Tòa án xuất phát từ quan điểm là Tòa án là cơ quan độc lập với các cơ quan quyền lực chính trị nên có thể đảm bảo được sự độc lập của các giám định viên và cũng chính vì Tòa án phải chịu trách nhiệm đánh giá kết luận của giám định viên.
Mỗi Tòa phúc thẩm lập và quản lý một danh sách giám định viên có nơi thường trú hoặc hành nghề trong phạm vi quản hạt của mình. Ngoài ra, còn có một danh sách giám định viên do Tòa án Pháp lập và quản lý ở cấp quốc gia. Đối với đăng ký lần đầu vào danh sách giám định viên, giám định viên chỉ được đăng ký tạm thời với thời gian thử thách là 03 năm. Sau đó, việc gia hạn đăng ký sẽ được xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu đăng ký lại và chất lượng hoạt động giám định của giám định viên trong 03 năm đầu tiên. Để được đăng ký vào danh sách giám định viên quốc gia, ứng viên phải được đăng ký vào danh sách của Tòa phúc thẩm trong thời gian ít nhất 05 năm.
Giám định viên chỉ có thể được bổ nhiệm cho đến 75 tuổi. Thông thường, giám định viên được đăng ký với tư cách là cá nhân. Tuy nhiên, có một số pháp nhân được đăng ký là giám định viên, chủ yếu trong lĩnh vực giám định pháp y và giám định kỹ thuật hình sự.
Hàng năm, cơ quan lập danh sách giám định viên tiến hành xem xét giám định viên có còn đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình hay không. Giám định viên có nghĩa vụ báo cáo với Tòa án về các hoạt động giám định tư pháp mà mình đã thực hiện trong năm.
Trách nhiệm của giám định viên: Giám định viên phải chịu trách nhiệm về mặt kỷ luật nếu phạm lỗi khi thực hiện nhiệm vụ giám định. Nếu phạm lỗi nặng thì giám định viên có thể bị xóa tên khỏi danh sách. Ngoài ra, nếu kết luận giám định sai gây thiệt hại cho một trong các bên đương sự thì giám định viên có thể phải bồi thường thiệt hại về dân sự. Cuối cùng, giám định viên có thể phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự trong trường hợp phạm tội hình sự.
Tổ chức hiệp hội giám định viên: Giám định viên tập hợp lại thành các hiệp hội giám định viên tư pháp địa phương và hiệp hội giám định viên tư pháp quốc gia. Các hiệp hội này là nơi trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các giám định viên và cho ý kiến đối với việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về giám định tư pháp. Tuy nhiên, hiệp hội giám định viên tư pháp không phải là tổ chức xã hội nghề nghiệp vì giám định tư pháp không phải là một nghề, đó chỉ là một hình thức hiệp hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện.
Thù lao, chi phí giám định: Thù lao, chi phí giám định trong lĩnh vực hình sự do Nhà nước chi trả theo chế độ quy định. Trong lĩnh vực dân sự, thù lao, chi phí giám định do đương sự chịu. Bên nào yêu cầu giám định thì phải nộp tạm ứng thù lao, chi phí giám định cho bộ phận lục sự của Tòa án. Điều
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Giám Định Pháp Y Tâm Thần Trong Tố Tụng Và Hỗ Trợ Tư Pháp
- Sự Cần Thiết Phải Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Giám Định Pháp Y Tâm Thần
- Sự Cần Thiết Phải Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Pytt
- Kết Quả Hoạt Động Pháp Y Tâm Thần Tại Trung Tâm Pháp Y Tâm Thần Khu Vực Tây Nguyên Từ Năm 2018 Đến Năm 2020
- Đặc Điểm Về Nghề Nghiệp Của Đối Tượng Giám Định
- Kết Luận Về Khả Năng Nhận Thức Và Điều Khiển Hành Vi
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
này cho phép tránh mọi quan hệ tiền bạc giữa giám định viên, thẩm phán và các bên đương sự. Khi Tòa án ra bản án thì cũng quyết định về mức thù lao của giám định viên và có thể giảm thù lao nếu giám định viên không nộp kết luận giám định đúng thời hạn. Theo quy định, bên nào thua kiện thì phải trả thù lao, chi phí giám định.
Nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động giám định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám định trong lĩnh vực dân sự, giám định viên phải triệu tập tất cả các bên để mỗi bên có thể trình bày ý kiến của mình về vấn đề giám định. Khi giám định viên nộp kết luận giám định, các bên có quyền cho ý kiến về kết luận này. Nếu một bên không được triệu tập để cho ý kiến thì kết luận giám định sẽ bị vô hiệu. Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc tranh tụng này giảm nhẹ hơn: giám định viên chỉ triệu tập người bị hại đến để giám định và chỉ đến khi kết luận giám định được nộp thì bị can, bị cáo mới được đưa ra ý kiến về kết luận đó.
Như vậy, ở Pháp, Tòa án trực tiếp quản lý hoạt động giám định tư pháp. Bộ Tư pháp và các Bộ chuyên môn chỉ có vai trò hạn chế trong lĩnh vực này. Bộ Tư pháp lập danh mục các lĩnh vực giám định, các Bộ chuyên môn quản lý về mặt nhân sự và phương tiện làm việc của các giám định viên.
1.7.2. Kinh nghiệm tại Viện GĐPYTT Trung ương Biên Hòa
Điển hình như vụ Nguyên Văn K phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Trong quá trình điều tra, nhận thấy K có những biểu hiện bất thường về tâm lý, hành vi nên quyết định trưng cầu giám định tình trạng tâm thần. Kết quả giám định pháp y K bị hạn chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh tâm thần nhưng không đưa ra kết luận về năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với K.
Sau thời gian điều trị bệnh bắt buộc, theo thông báo của Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa thì tình trạng bệnh của Nguyễn Văn K
đã ổn định, không cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nữa và đề nghị trưng cầu giám định lại sau thời gian bắt buộc chữa bệnh. Trên cơ sở trưng cầu của Viện kiểm sát nhân dân thành phố C, Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa kết luận tình trạng tâm thần của Nguyễn Văn K bị bệnh loạn thần không xác định. Hiện tình trạng bệnh đã ổn định không cần thiết điều trị bắt buộc nữa. Đồng thời đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ điều trị bệnh bắt buộc và yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra đến đón K về để tiếp tục quá trình tố tụng của vụ án.
Sau đó vụ án được phục hồi điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, khi vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng kết luận giám định về tình trạng tâm thần của Nguyễn Văn K sau thời gian bắt buộc chữa bệnh như vậy là không đủ căn cứ để xem xét việc K có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không. Bởi vì kết luận giám định chỉ nêu hiện tại bệnh tâm thần của K đã ổn định chứ không kết luận về năng lực chịu trách nhiệm hình sự nên không có căn cứ để giải quyết vụ án. Sau đó, Tòa án cấp phúc thẩm đã có công văn đề nghị Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa giải thích với kết luận giám định trên thì Nguyễn Văn K có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không. Nhưng Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương Phân viện phía nam cho rằng đó là một nội dung yêu cầu giám định nên cần trưng cầu giám định bổ sung mới có thể trả lời chính xác được. Từ đó tòa án cấp phúc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm đối với vụ án trên giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại. Như vậy, cùng một nội dung kết luận giám định nhưng lại có những cách hiểu và vận dụng khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
1.7.3. Kinh nghiệm tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 1
Sau khi vụ làm giả 78 bệnh án tâm thần trong đó có 41 bệnh án của các đối tượng giang hồ nhằm giúp các đối tượng vi phạm pháp luật trốn tránh
trách nhiệm hình sự xảy ra ở Bênh viện Tâm thần Trung ương 1 và vụ việc của Nguyễn Xuân Quý xảy ra tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 bị đưa ra ánh sáng, chúng ta nhận thấy có lỗ hổng rất lớn trong cách quản lý, điều trị cho đối tượng bệnh nhân tâm thần (phạm nhân điều trị bắt buộc) tại bệnh viện này. Qua vụ việc có thể thấy không chỉ vi phạm pháp luật nghiêm trọng của các đối tượng, mà còn phản ánh sự lỏng lẻo của quy trình quản lý bệnh viện và các quy chế, quy trình chuyên môn trong hoạt động khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I nói riêng và các bệnh viện trên phạm vi cả nước nói chung.
Để khắc phục được các tình trạng trên, các bệnh viện trong cả nước, đặc biệt là bệnh viện tâm thần được pháp luật cho phép áp dụng biện pháp điều trị bắt buộc cho đối tượng tâm thần cần áp dụng công nghệ thông tin đối với hệ thống khám chữa bệnh, lưu trữ hồ sơ bệnh án. Với bệnh án điện tử, thể hiện rõ dấu hiệu, tiền sử người bệnh cũng như quá trình theo dõi, điều trị…, chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng làm giả, lạm dụng hồ sơ, bệnh án tâm thần vì các mục đích khác nhau như hiện nay.
Đồng thời, để xóa bỏ tình trạng làm giả hồ sơ, bệnh án tâm thần, ngành Y tế cần chấn chỉnh công tác quản lý, kiểm tra, xem xét quy trình cung cấp hồ sơ bệnh án tâm thần và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của các nhân viên y tế thực hiện công việc này. Đặc biệt cần thiết phải thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, thanh tra, giám sát định kỳ cũng như đột xuất trong và ngoài bệnh viện; thành lập đoàn kiểm tra chéo giữa các bệnh viện với nhau để đảm bảo sự chính xác của công tác chuyên môn.
1.7.4. Kinh nghiệm rút ra
Từ một số kinh nghiệm trong và ngoài nước nêu trên, có thể rút ra kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong hoạt động giám định tư pháp nói chung và hoạt động PYTT tại khu vực Tây Nguyên như sau:
- Một là, nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự về giám định tư pháp; khẩn trương hoàn thành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp và PYTT; các quy định về quy trình, quy chuẩn giám định.
- Hai là, tăng cường công tác phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về giám định tư pháp; nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan về vị trí, vai trò của giám định tư pháp nói chung và giám định PYTT nói riêng.
- Ba là, bổ sung biên chế, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật, cấp kinh phí phục vụ cho việc giám định; thường xuyên tập huấn cho các giám định viên về kỹ thuật giám định và thuật ngữ chuyên ngành để áp dụng một cách thống nhất. Tăng cường sự tham gia phiên tòa của người giám định viên trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc kết luận giám định là căn cứ có tính quyết định đối với việc giải quyết vụ án.
- Bốn là, mở lớp tập huấn cho Kiểm sát viên, Điều tra viên, Công an viên về công tác giám định pháp y và PYTT để phối hợp nâng cao khả năng nhận biết những vấn đề giám định PYTT cho đội ngũ này.
- Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giám định tư pháp nói chung, hoạt động PYTT nói riêng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác giám định, hỗ trợ tư pháp.
- Sáu là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GĐVPYTT cả về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, kỹ năng quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý các cấp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về Quản lý nhà nước đối với hoạt động GĐTP nói chung và giám định Pháp Y tâm thần nói riêng.
Những cơ sở lý luận trong Chương 1 là tiền đề để tác giả luận văn nghiên cứu thực trạng Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên ở Chương 2 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên ở chương 3 của Luận văn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN
2.1. Tổng quan về Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định 1478/QĐ-BYT, ngày 22/4/2015 của Bộ Y tế và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2015.
Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên đóng trên địa bàn của tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở tách ra từ bộ phận giám định pháp y tâm thần thuộc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk. Hiện tại trung tâm vẫn đang mượn đất của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk để xây dựng trụ sở hoạt động.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
HỘI ĐỒNG KHOA
HỌC KỸ THUẬT
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KỸ
HỘI ĐỒNG TIỀN LƯƠNG VÀ CHẾ ĐỘ
HỘI ĐỒNG TTHUHUỐUC ẬVÀT
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐĐỒIỀNUGTRỊKỊ HOA HỌC KỸ
GIÁM ĐỐC
THUẬT
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
CÁC KHOA CHUYÊN MÔN
PHÒNG KH-NV
PHÒNG TC-HC-QT
PHONG TC- KT
KHOA GIÁM ĐỊNH
KHOA CẬN LÂM SÀNG
KHOA KHÁM BỆNH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KỸ
ên
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguy THUẬT
(Nguồn: TTPYTT khu vực Tây Nguyên)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KỸ THUẬT