Đặc Điểm Về Nghề Nghiệp Của Đối Tượng Giám Định


sự tiếp nhận giáo dục của nam giới có những đặc điểm khác với nữ giới. Nam giới và nữ giới đều bình đẳng như nhau trong việc tiếp nhận giáo dục, đồng thời họ cùng có khả năng nhận thức như nhau. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ” đang tồn tại trong nhiều gia đình. Nam giới thường nhận được sự nuông chiều nhiều hơn. Nghiên cứu các đặc điểm giới tính của người phạm tội là nam giới đã chỉ ra, nam giới dễ bị ảnh hưởng bởi các thói hư tật xấu, dễ bị tiêm nhiễm tệ nạn xã hội và dễ hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, trạng thái tâm lý tiêu cực hơn so với nữ giới. Điều này cũng có nghĩa là, tổ chức phòng ngừa tội phạm trong xã hội cần tập trung nhiều vào nam giới là điều cần thiết. Trong nghiên cứu này cũng cho thây các đối tượng giám định từ năm 2018 đến năm 2020 tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vưc Tây Nguyên đa số là nam giới với tỷ lê 68,64%, nữ có tỷ lê thâp hơn 31,36% (Bảng 2.4); nghiên cứu cung cho thây đối tượng trưng cầu chủ yếu là ngươi dân tộc Kinh, các dân tộc thiêu số khác có tỷ lê thâp hơn (dân tộc kinh: 83,17%, dân tộc thiểu số: 16,83%) (Bảng 2.4).

Bảng 2.5: Đặc điểm về trình độ học vấn


Stt

Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Không đi học

200

38,24

2

Tiểu học

92

17,59

3

Trung học cơ sở

115

21,99

4

Trung học phổ thông

112

21,41

5

Cao đẳng/đại học

04

0,76


Tổng cộng

523

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 8

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)



Biểu đồ 2.3: Đặc điểm về trình độ học vấn

Nhận xét: Đối tượng giám định nhóm không đi học có tỷ lệ chiếm nhiều nhất (38,24%), tiếp đến là nhóm học sinh THCS 21,99% và nhóm THPT với tỷ lệ 21,41%, nhóm Tiểu học 17,59%, nhóm Cao đẳng/đại học có tỷ lệ thấp nhất 0,76%.

Chúng ta biết rằng trình độ học vấn không những phản ánh sự phát triển lý trí và hình thành nhân cách, mà còn tạo cho con người có thể lựa chọn được cách ứng xử đúng với các chuẩn mực xã hội. Vì vậy, trình độ văn hóa của con người có ảnh hưởng đến hành vi phạm tội. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, năm 1990 có 44% người phạm tội có trình độ văn hóa từ tiểu học trở xuống, 48% người phạm tội đang học THCS và 2,3% người phạm tội đang là học sinh THPT [21]. Một thống kê ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2015, số bị cáo có trình độ từ THCS trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,9 % [18].

Tương tự trong thống kê nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy đối tượng giám định nhóm học sinh THCS có tỷ lệ chiếm nhiều nhất 21,99%,


nhóm Tiểu học 17,59%, nhóm không đi học 38,24%, nhóm THPT 18,52%, nhóm Cao đẳng/đại học có tỷ lệ thấp nhất 0,93% (Bảng 2.5).

Như vậy, rõ ràng trình độ học vấn và hành vi phạm tội của đối tượng có mối quan hệ với nhau.

Bảng 2.6. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng giám định


Stt

Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Nông

160

30,59

2

Không nghề/tự do

303

57,93

3

Kinh doanh/buôn bán

13

2,49

4

Thợ sửa chữa/thợ xây

19

3,63

5

Nội trợ

06

1,15

6

Học sinh/sinh viên

04

0,77

7

Cán bộ viên chức

18

3,44


Tổng cộng

523

100,0

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)


Biểu đồ 2.4: Đặc điểm về nghề nghiệp các đối tượng giám định

Nhận xét: Nghề nghiệp của đối tượng giám định chiếm nhiều nhất là không có nghề nghiệp/nghề tự do (57,93%), tiếp đến là đối tượng làm nông (30,59%), các nghề khác có tỷ lệ thấp hơn (Thợ sửa chữa: 3,63%, Cán bộ viên chức: 3,44%, Kinh doanh buôn bán: 2,49%, Nội trợ: 1,15%, HSSV: 0,77%).


Mặc khác, nghề nghiệp của người phạm tội có vị trí quan trọng khi phân tích đặc điểm cá nhân của người phạm tội. Địa vị xã hội cao và nghề nghiệp ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách con người, đồng thời bảo đảm cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các mâu thuẫn xã hội mà trực tiếp là kinh tế khi cần thiết. Thông thường khi trình độ văn hóa thấp thì sẽ khó kiếm được một công việc ổn định và có thu nhập ổn định. Không có tay nghề, chuyên môn điều đó rất khó tìm được việc làm ổn định, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Khi đã không có nghề nghiệp thì không có vị trí trong xã hội. Đa số những người phạm tội là những người không có nghề nghiệp ổn định, không có địa vị trong xã hội; đa số những người phạm tội thuộc thành phần lười lao động, lười học tập, chỉ muốn sống dựa vào người khác, mong muốn giàu có nhưng không có thực lực, họ chỉ mong và bằng mọi cách kiếm ra tiền nhanh nhất mà không cần phải lao động. Tuy nhiên, sự thành thạo nghề nghiệp có thể giúp người phạm tội phát hiện được những sơ hở của pháp luật để “lách luật”, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra. Nghiên cứu đặc điểm nghề nghiệp cho thấy, giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội đi liền với vấn đề giáo dục, vấn đề đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, tạo cho họ có khả năng lao động, nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và giáo dục nhân cách phù hợp với đạo đức, quy tắc, nếp sống xã hội là điều rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần tập trung vào những loại nghề nghiệp nhất định có khả năng thực hiện phạm tội, vào từng loại người nhất định để đề ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp, có hiệu quả nhất. Qua một nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2015, ở tỉnh Nam Định cho thấy, có tới 19,5% bị cáo không có nghề nghiệp; 25,9 % bị cáo nghề nghiệp không ổn định. Số bị cáo thuộc đối tượng này còn chiếm tỉ lệ cao ở tỉnh Nam Định, chủ yếu là ở tội đánh bạc chiếm 39,5%, tội phạm về ma túy


chiếm 27,2%, tội trộm cắp tài sản chiếm 17,5%, còn lại là tội cướp tài sản chiếm 15,8% [18].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối tượng giám định chiếm nhiều nhất là không có nghề nghiệp/nghề tự do (57,93%), tiếp đến là đối tượng làm nông (30,59%), các nghề khác có tỷ lệ thấp hơn (Thợ sửa chữa: 3,63%, Cán bộ viên chức: 3,44%, Kinh doanh buôn bán: 2,49%, Nội trợ: 1,15%, HSSV: 0,77%). (Bảng 2.6). Kết quả này cũng gần giống nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Thư trên các đối tượng giám định nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Huế từ năm 2008-2010, có nghề tự do là 31,0%, Cán bộ 2,0%, Làm ruộng 10,2% [18].

Như vậy, trình độ học vấn và nghề nghiệp có liên quan, ảnh hưởng đến quá trình phạm tội của đối tượng là điều cần quan tâm trong các nghiên cứu của các trường hợp giám định pháp y tâm thần.

Bảng 2.7: Đặc điểm về hôn nhân gia đình


Stt

Đặc điểm hôn nhân

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Chưa lập gia đình

316

60,42

2

Đã lập gia đình

180

34,42

3

Đã ly hôn, ly thân

27

5,16


Tổng cộng

523

100,0

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)



Biểu đồ 2.5: Đặc điểm về hôn nhân gia đình

Nhận xét: Các đối tượng giám định đa số là chưa lâp gia đình (60,42%), đã lâp gia đình là (34,42%). Các trương hợp ly hôn, ly thân có tỷ lê thâp nhât (5,16%).

Như vậy, các trường hợp phạm tội đa số là chưa lập gia đình, đa số nằm trong nhóm đối tượng ở Thành thị, không có nghề nghiệp ổn định, thất học hoặc chỉ học hết cấp 2. Nam phạm tội nhiều hơn Nữ, Thành thị nhiều hơn ở Nông thôn.

Bảng 2.8:Phân bố đối tượng giám định theo vụ án


Stt

Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Đặc điềm về can tội


Bị can

142

27,15

Bị cáo

04

0,76

Bị hại

30

5,74

Đương sự (Mất năng lực

hành vi dân sự)

280

53,54


Người bị tố giác

63

12,05


Khác (phạm nhân)

04

0,76

2

Đặc điểm về vụ án




Hình sự

281

53,73

Dân sự

242

46,27

3

Đặc điểm về tiền an, tiền sư


Đã có tiền án, tiền sự

57

10,90

Chưa có tiền án, tiền sự

466

89,10

N = 523

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)

Nhận xét: Các trương hợp giám định đa số là các đương sự bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự chiếm tỷ lệ (53,54%), tiếp đến là đối tượng bị can (27,15%), các đối tượng bị tố giác có tỷ lê (12,05), các đối tượng khác có tỷ lệ thâp hơn (Bị hại: 5,74% và Phạm nhân: 0,76%). Đặc điểm của các đối tượng giám định trong vụ án chủ yếu là hình sự (53,73%), dân sự (46,27%); trong đó có 10,90% các đối tượng trước đó đã có tiền án, tiền sư.

Bảng 2.9: Phân bố đối tượng giám định theo hành vi phạm tội


Stt

Đặc điểm can tội

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Cố ý gây thương tích

155

29,63

2

Trộm cắp tài sản

170

32,50

3

Giết người

45

8,60

4

Phá hoại tài sản

47

8,98

5

Xâm hại tình dục

42

8,03

6

Buôn bán ma túy/vũ khí

28

5,35

7

Vi phạm các luật (giao thông,

trật tự, đánh bạc..

36

6,88


Tổng cộng

523

100,0

(Nguồn: số liệu điều tra tại TTPYTT khu vực Tây Nguyên)



Biểu đồ 2.6: Phân bố đối tượng theo hành vi phạm tội

Nhận xét: Các đối tượng giám định đa số là phạm tội trộm cắp tài sản (32,50%), tiếp đến là tội cố ý gây thương tich (29,63%), xâm hại tình dục chiếm tỷ lê (8,03%), can tội giết ngươi (8,60%), buôn bán ma túy/vu khi (5,35%), phá hoại tài sản (8,98%) và có 6,88% vi phạm các luật khác.

Trong tình trạng cấp tính đối tượng thường phạm các tội bạo lực như giết người, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản... hành vi của họ thường xảy ra một cách bất ngờ và mang tính chất tàn bạo, dã man. Nạn nhân của đối tượng thường là những người thân trong gia đình, người hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp. Trong tình trạng bán cấp tính hoặc mạn tính, đối tượng có thể phạm các tội trộm cắp, cướp tài sản…do rối loạn hành vi, hoang tưởng, ảo giác chi phối. Hành vi phạm tội thể hiện nét kỳ dị, ngờ nghệch, đôi khi quyết liệt, bộc phát thiếu dự tính. Một số trường hợp do hoang tưởng tự cao, hoang tưởng phát minh hoặc do suy luận bệnh lý chi phối đối tượng có thể phạm các tội mang tính chất chính trị, tôn giáo rất phức tạp, những hành vi của họ thể hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023