- Hợp đồng (Góp vốn, tặng cho, chuyển nhượng, chuyển đổi, ủy quyền).
- Giao dịch dân sự - Quyền sở hữu tài sản - Bổ túc giấy tờ nhà đất.
- Giám hộ - Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân - Xác nhận xin con nuôi.
- Bổ túc hồ sơ nhập học, học lại, hoãn việc học để điều trị bệnh.
- Trợ cấp khó khăn, trợ cấp xã hội .
- Bổ túc hồ sơ liên quan đến Nghĩa vụ quân sự.
- Để tự đánh giá sức khỏe tâm thần của bản thân.
- Khám kết hôn với người nước ngoài.
- Hội chẩn chuyên khoa tâm thần tại các Bệnh viện...
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Về Nghề Nghiệp Của Đối Tượng Giám Định
- Kết Luận Về Khả Năng Nhận Thức Và Điều Khiển Hành Vi
- Về Điều Kiện Môi Trường Làm Việc, Chi Phí Bồi Dưỡng Giám Định
- Các Giải Pháp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Pháp Y Tâm Thần Khu Vực Tây Nguyên
- Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 13
- Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Chưa có cơ chế cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập hợp pháp cho CBNV.
Số lượng giám định viên PYTT được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp còn hạn chế; công tác tăng cường phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về giám định PYTT cho đội ngũ giám định viên chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Trong xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý hoạt động giám định PYTT nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hữu quan chưa được thực hiện bằng văn bản.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa theo kịp với nhu cầu nguôn nhân lưc của các cơ sở khám chữa bênh. Chưa có chế độ hỗ trợ, chinh sách khuyến khich trong công tác đào tạo, bôi dương nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức. Cán bộ, viên chức phải tư trang trải moi chi phi hoc tâp (trừ hoc phi).
Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng thấp, hình thức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các lớp ngắn hạn về chuyên môn, chưa tập trung cho đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa đạt kết quả cao. Do đó, còn tồn tại một số viên chức ứng xử kém, chưa có trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ trong hỗ trợ giám định.
Trong công tác kiểm tra, đánh giá: Công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, viên chức vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn mang tính hình thức nên chất lượng công tác của mỗi cán bộ, viên chức hầu như chưa được phản ánh đúng thực tế; khó định lượng công việc đối với cán bộ, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ do vậy hiệu quả đánh giá thiếu chính xác; công tác đánh giá còn mang nặng tính chủ quan, còn xen lẫn tình cảm cá nhân, nể nang. Lãnh đạo chưa sâu sát hoặc không thẳng thắn tự phê bình và phê bình, thiếu hướng dẫn của cơ quan chức năng về tiêu chí đánh giá phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể, do đó kết quả đánh giá hằng năm của cán bộ, viên chức đa số đều được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp ban hành chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn trong quá trình áp dụng, như: Bộ máy, tổ chức; thẩm quyền giám định của các tổ chức chưa đầy đủ; thời hạn giám định; quy trình giám định; vấn đề quyền giám định lại của Tòa án; chưa quy định rõ cơ chế phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng; chưa có sự đồng bộ, liên thông giữa các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính và các văn bản pháp luật về giám định,…
Trình tự thủ tục giám định còn nhiều phiền hà, phức tạp.
Pháp luật chưa quy định thời hạn giám định dẫn đến nhiều vụ, thời gian giám định kéo dài ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án. Chưa quy định
thời gian đưa đi giám định dẫn đến nhiều vụ chậm đi giám định ảnh hưởng đến kết quả giám định tại đúng thời điểm xảy ra thiệt hại.
Cơ quan giám định PYTT chỉ gửi kết quả giám định cho cơ quan trưng cầu chứ không chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan nên không thể phát hiện sai sót của cơ quan giám định.
Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về một số vấn đề như: “khỏi bệnh” và “bệnh ổn định” trong trường hợp những người phạm tội bị bệnh tâm thần; thế nào là người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối đối với các trường hợp nhiễm AIDS…
Luật chưa quy định rõ trách nhiệm của Giám định viên cũng như chế tài xử lý khi giám định viên làm không đúng, không làm tròn trách nhiệm và gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc giám định tâm thần đối với các bị can, bị cáo, bị hại hiện vẫn chưa có cơ chế kiểm soát, nhiều vụ việc phải giám định lại nhiều lần với kết quả khác nhau, kết luận giám định ở một số trường hợp chưa thực sự chính xác, khách quan thậm chí mâu thuẫn gây khó khăn cho cơ quan tố tụng.
Nhiều nội dung kết luận giám định chung chung, từ ngữ khó hiểu, không xác định được lỗi, không xác định được cơ chế hình thành dấu vết, không nêu chi tiết từng thương tích, không viện dẫn văn bản, căn cứ pháp lý…
Chưa có văn bản hướng dẫn về việc sử dụng kết luận giám định nào trong trường hợp phải giám định lại hoặc kết luận của các cơ quan giám định khác nhau…
Cơ sở vật chất chật hẹp, kinh phí chi cho hoạt động giám định chủ yếu từ nguồn thu từ các ca giám định.
Phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giám định nhìn chung còn thiếu, nhiều dịch vụ cận lâm sàng vẫn phải gửi nhờ các đơn vị bạn.
Chi phí giám định tư pháp thông thường là do cơ quan nào trưng cầu giám định thì cơ quan đó chi trả, nhiều trường hợp phải chi trả số tiền lớn trong khi kinh phí cấp cho giải quyết các vụ án hình sự hạn hẹp nên dễ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm trưng cầu giám định giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, như kinh phí cho việc trưng cầu giám định tâm thần hoặc bắt buộc chữa bệnh lớn nên ảnh hưởng đến việc trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc chi trả bồi dưỡng giám định thường không kịp thời, để kéo dài.
Số lượng giám định viên PYTT còn hạn chế và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, khả năng giải thích kết luận giám định… chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Một số lĩnh vực, vụ việc còn thiếu giám định viên giỏi, thiếu giám định viên chuyên môn.
Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giám định PYTT chưa được trú trọng.
2.4.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân khách quan là chủ yếu, cụ thể:
- Do nhận thức về vai trò, vị trí của công tác giám định pháp y tâm thần đối với xã hội còn chưa cao; chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực pháp y tâm thần chưa được chú trọng.
- Các cấp lãnh đạo chưa có sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt trong việc xây dựng trụ sở mới của trung tâm, cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan còn chậm, chưa sâu sát.
- Các cơ chế, chính sách về lĩnh vực pháp y tâm thần còn gặp nhiều hạn chế, một số quy định chưa rõ ràng, chưa được điều chỉnh cho phù hợp.
- Các cơ quan chức năng như Tư pháp – Công an – Tòa án – Viện kiểm sát và PYTT chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất để tham mưu cho các
cấp, các ngành chức năng kịp thời ban hành văn bản để khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên.
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động GĐPYTT còn chưa được chú trọng, nhiều vụ án nghiêm trọng có liên quan đến hoạt động GĐPYTT ở một số điạ phương được báo chí và dư luận phản ánh, quan tâm nhưng vấn chưa được các cơ quan chức năng xử lý quyết liệt.
- Chưa bố trí kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, đặc biệt là lĩnh vực nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động PYTT.
Với những tồn tại, hạn chế nói trên, cần thiết phải có những giải pháp thiết thực để phát triển hoạt động PYTT trong thời gian trước mắt và lâu dài, đặc biệt là các giải pháp về Quản lý nhà nước trong lĩnh vực PYTT, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giám định viên, người phục công tác vụ giám định.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Tóm lại, Chương 2 của Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên. Trên cơ sở thực trạng hoạt động Pháp y tâm thần, chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong Quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y tâm thần để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên ở Chương 3.
Chương 3:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y
TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN
3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động Pháp Y tâm thần
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện các thiết chế giám định tư pháp nói chung và thiết chế PYTT nói riêng là một trong
những nội dung quan trọng được đề cập trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 7 khóa VIII và các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa VIII, IX, X, XI, XII. Đặc biệt, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ:
Hoàn thiện chế định giám định tư pháp. Nhà nước cần đầu tư một số lĩnh vực giám định để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng... Khoản 3, Điều 38 Luật Giám định tư pháp quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khả năng, điều kiện thực tế và thẩm quyền của mình quy định chế độ chính sách khác để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp.
Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp và Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đã đề ra:
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ nhà chuyên môn, chuyên gia giỏi tham gia hoạt động giám định tư pháp; hoàn thiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các cá nhân tham gia hoạt động giám định cả ở phương diện vật chất (ngạch lương riêng, phụ cấp trách nhiệm, chế độ thâm niên đối với người giám định tư pháp chuyên trách, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp đối với người giám định hưởng lương từ ngân sách nhà nước; bảo đảm tương quan thu nhập từ việc thực hiện giám định tư pháp với mặt bằng thu nhập của người giám định không hưởng
lương từ ngân sách nhà nước) và phi vật chất (tôn vinh các chuyên gia giỏi, hàng đầu trong các lĩnh vực tham gia hoạt động giám định).
Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp quy định tại điểm e khoản 2 mục III của Đề án: “Kiến nghị chính sách cần thiết phù hợp bảo đảm việc đãi ngộ và thu hút người làm giám định tư pháp”.
Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013- 2020”, nhằm phát triển nguồn nhân lực cho chuyên ngành Pháp y.
Thông tư số 53/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần”
Từ các văn bản nêu trên, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác cải cách tư pháp nói chung và PYTT nói riêng. Từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến chế độ, chính sách thu hút và kiện toàn tổ chức giám định pháp y tâm thần, phát triển đội ngũ giám định viên có trình độ cao, tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giám định viên trong lĩnh vực pháp y tâm thần là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, công tác điều trị bệnh tâm thần như điều trị bắt buộc theo quy định của pháp luật, khám chữa bệnh tâm thần cho người dân theo yêu cầu có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân, giảm tải cho các Bệnh viện Tâm thần của tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên.
3.1.2. Mục tiêu tổng quát