Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 2


gây ra thương tích và khả năng lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cho các giám định viên là rất cao. Đối với những đối tượng giả tâm thần để hòng thoát tội khi bị các giám định viên phát hiện làm rõ cũng tiềm tàng những hành vi trả thù rất nguy hiểm. Ngành giám định pháp y tâm thần thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi những chính sách nhân đạo và pháp luật nghiêm minh của Đảng và Nhà nước, bảo vệ và cứu chữa cho người bệnh đồng thời cũng phát hiện ra kẻ tội phạm giúp pháp luật trừng trị đúng người đúng tội góp phần làm trong sạch xã hội, gìn giữ an ninh trật tự xã hội.

Thực hiện giám định tư pháp là để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo từng nội dung được trưng cầu hoặc yêu cầu. Vì vậy, công tác giám định pháp y tâm thần có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp. Thời gian qua, công tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định cần có giải pháp khắc phục để bảo đảm yêu cầu của hoạt động tố tụng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Công tác giám định Pháp y tâm thần bước đầu gặp không ít khó khăn, vướng mắc về thể chế; tổ chức, người giám định tư pháp; hoạt động giám định tư pháp và quản lý giám định tư pháp.

Giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật. Trước yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn và công cuộc cải cách tư pháp, đấu tranh chống tội phạm, công tác giám định tư pháp cần phải kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc [43].

Xuất phát từ nhu cầu và thực tế trên, tôi thực hiện đề tài “Quản lý Nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành quản lý công có ý nghĩa lý luận và


thực tiễn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động pháp y tâm thần không chỉ riêng khu vực Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa đối với ngành pháp y tâm thần cả nước hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Hoạt động Pháp y Tâm thần là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học trên Thế giới và tại Việt Nam. Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học đã tập trung nghiên cứu, xem xét ở nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn về hoạt động Pháp y Tâm thần. Có thể kể ra các bài viết, các công trình nghiên cứu như sau:

Tác giả Trần Văn Cường (1992), nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân tâm thần phân liệt trong giám đinmh pháp y tâm thần” Nghiên cứu và chỉ ra rằng trong 70 trường hợp bị bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần thì thấy tỉ lệ nam gấp hơn 10 lần so với nữ. Đồng thời thường để lại các hậu quả nghiêm trọng trong lúc phạm tội đã làm chết và gây thương tích 84 người, qua đó nhận thấy trong giám định pháp y tâm thần gặp nhiều thể bệnh và hậu quả do họ gây ra là rất nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Trần Văn Cường (1996), nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần” cho thấy yếu tố bệnh lý là 62,5%, yếu tố bên ngoài là 15,6%. Trong nhóm yếu tố bệnh lý, rối loạn nhân cách chiểm tỷ lệ 43,8%. Yếu tố bên ngoài là:15,5%; yếu tố nhân cách chiếm tỷ lệ cao nhất 43,8% [24, tr. 24-32].

Nguyễn Đăng Đức, Nguyễn Cửu Dy (2000), nghiên cứu “Đánh giá toàn bộ công tác giám định pháp y tâm thần giai đoạn 1996-1999” nhận thấy trong 968 hồ sơ giám định có 658 trường hợp có mắc bệnh tâm thần [26, tr.34-37].

Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 2

Đồng tác giả Gunn J. và Taylor D.C. (1984), nghiên cứu trên 1.241 tù nhân thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt bị kết tội giết người cao hơn


tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt trong cộng đồng. Hai tác giả này còn cho thấy có nhiều thể bệnh tâm thần khác nhau trong các tù nhân và có sự khác biệt rõ nét giữa nam và nữ [45].

Ngô Đình Thư (2008), nghiên cứu trên 49 đối tượng đã được giám định pháp y tâm thần tại bênh viên Tâm thần Huế trong 3 năm (2008 – 2010) cho thấy: Tỷ lệ bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần là 87,8% tỷ lệ giả bênh tâm thần là 12,2%. Gặp 6 nhóm bênh tâm thần: trong đó 3 nhóm bênh tâm thần phân liêt, động kinh và châm phát triên tâm thần chiếm phần lớn (75,6%). Bênh nhân nam nhiều hơn bênh nhân nữ tỷ lê 48/1 (98,0% nam). Các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội: Do nhân tố bệnh lý tâm thần chi phối chiếm 53,1%; các yếu tố gia đình chiếm 14,3%. Yếu tố xã hội chiếm 18,4%; các yếu tố khác chiếm 8,2%. Phạm tội trong giai đoạn bệnh tiến triển là 77,6% bệnh nhân, trong giai đoạn bệnh ổn định là 10% bệnh nhân [27, tr.36- 38].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Thư cho thấy nhóm tuổi bệnh nhân gặp trong GĐPYTT chủ yếu là độ tuổi 20-39 (36/49) chiếm 75,5% tiếp đến là nhóm tuổi 40- 49 chiếm 10,2% và nhóm <20 tuổi chiếm 10,2%; nghiên cứu cho thấy không có sự khác nhau về không nghề và có nghề nghiệp. Nghề nghiêp chủ yếu là nghề tư do (lao động làm thuê, xe thô…) 31%, làm ruộng 10,2%, không nghề 55,0%, kết quả này cũng giống kết quả nghiên cứu của Trần Văn Cường (1996), [21, tr.32] và của Đường Khắc Tám (1995).

Nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Thư cho thấy trình độ học vấn chủ yếu là cấp tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 57,1%, trình độ phổ thông trung học chiếm 18,4%, có 20,4% đối tượng không biết chữ; nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố chi phối hành vi phạm tội cao nhất là bệnh lý 53,1%; xã hội tác động là 18,4%; gia đình là 14,3%, do rượu chi phối là 6,1% [21, tr.33]. So sánh nghiên cứu của Dương Văn Lương (2014), cho thấy yếu tố chi phối hành


vi phạm tội cao nhất là bệnh lý 52,2%; xã hội tác động là 18,1%; gia đình là 10,9% do rượu chi phối là 8,2%. Đặc biệt nghiên cứu cho thấy ở nhóm nghiên cứu người mắc bệnh trước khi gây án hành vi phạm tội chiếm tỷ lệ cao so với người mắc bệnh sau gây án và không mắc bênh. Nhóm gây án giai đoạn bênh tiến triên cao (77,6%) so với nhóm mắc bênh giai đoạn bênh ôn định 10,2% [29, tr.42].

Nghiên cứu của Cao Tiến Đức (1997), trong quản lý điều trị tại cộng đồng thì nam giới có hành vi bạo lực cao hơn nữ giới (nam chiếm 92,1%, nữ chiếm 7,84%). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân (2003) cũng cho kết quả tương tự (nam chiếm 80,02%, nữ chiếm 19,98%).

Mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu về Hoạt động Pháp y Tâm thần tại Việt Nam còn ít và chưa nghiên cứu sâu về vấn đề này nhưng các kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cần thiết để học viên (tác giả) thực hiện nghiên cứu vấn đề Quản lý Nhà nước về Hoạt động Pháp y Tâm thần Khu vực Tây Nguyên.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận trong quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần nói chung và hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên nói riêng.


Hai là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần nói chung và hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên nói riêng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên.

Nghiên cứu tất cả các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm Pháp y Tâm thần Khu vực Tây Nguyên. (Số liệu thu thập từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2020), thông qua thu thập hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan của đối tượng được lưu tại phòng Kế hoạch nghiệp vụ và Khoa giám định của Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. Bao gồm 05 tỉnh Tây Nguyên: (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và 02 tỉnh Duyên Hải Miền Trung: (Khánh Hòa, Phú Yên). Tại địa chỉ số 134 Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Về thời gian: Khảo sát số liệu để nghiên cứu từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021 (số liệu thu thập từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2020).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

Luân văn được thưc hiên dưa trên cơ sở lý luân chủ nghia Mác - Lênin, tư tưởng Hô Chi Minh, đương lối của Đảng, chinh sách, pháp luât của Nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần và hỗ trợ tư pháp.


5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề, trong đó tập trung vào một số phương pháp chính cơ bản như sau: Phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu và phương pháp so sánh.

- Phương pháp khảo sát: Phương pháp này sử dụng phiếu điều tra, thu thập hồ sơ của đối tượng giám định pháp y tâm thần và lập mẫu phiếu thu thập số liệu, dựa trên hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan khác của các đối tượng giám định nội trú từ năm 2018 đến 2020.

+ Địa điểm khảo sát: Tại kho lưu trữ hồ sơ bệnh án của Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. Địa chỉ 134 Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

+ Số lượng phiếu khảo sát: 80 phiếu (Mẫu phiếu được thiết kế sẵn). Toàn bộ số mẫu phiếu khảo sát được gửi cho Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Trung tâm. Sau khi Phòng Kế hoạch tổng hợp tổ chức họp, phân công nhiệm vụ và chia làm 3 (Ba) tổ khảo sát, cụ thể: Tổ 1, có nhiệm vụ thống kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần nội trú năm 2018; Tổ 2, có nhiệm vụ thống kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần nội trú năm 2019; Tổ 3, có nhiệm vụ thống kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần nội trú năm 2020.

- Phương pháp tổng hợp: Phân tích các văn bản, tài liệu, báo cáo, nghiên cứu khoa học… liên quan đến hoạt động pháp y tâm thần và các hồ sơ bệnh án giám định pháp y tâm thần tại khu vực Tây Nguyên.

- Phương pháp thống kê và thống kê phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu, tài liệu thu thập tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.


- Kỹ thuật thu thập thông tin: Kỹ thuật này được thực hiện qua 2 bước

+ Bước 1: Lập mẫu phiếu thu thập số liệu, dựa trên hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan khác của đối tượng giám định nội trú.

+ Bước 2: Thu thập hồ sơ của đối tượng giám định pháp y tâm thần, điền vào mẫu phiếu điều tra.

- Phương pháp xử lý số liệu:

+ Sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, dự báo,... để xử lý, đánh giá dữ liệu, thông tin thu thập được, đưa ra các nhận định, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

+ Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm: EPI-INFO, EPI-data và Stata Virsion 3.1.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghia lý luân

Luân văn đề câp đến những vân đề cần thiết, những lý giải nhăm làm ro một số vân đề lý luân liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

6.2. Ý nghia thực tiễn

Giúp cho các nhà quản lý và nhà chính sách xác định được một số khó khăn trong công tác giám định pháp y tâm thần để có đầu tư nguồn lực cho phù hợp.

Giúp cho các cơ quan chuyên môn cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và pháp luật về hoạt động giám định pháp y tâm thần.

Giúp cho các tổ chức liên quan có sự phối hợp tốt hơn để khác phục các hạn chế, bất cập trong công tác giám định pháp y tâm thần và hỗ trợ tư pháp.

Là cơ sở lý luận và nguồn số liệu tin cậy cho các nghiên cứu tiếp theo.


Giúp cho tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tài tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực giám định pháp y tâm thần.

Đề tài có thể sử dụng phục vụ công tác Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên cũng như làm tài liệu tham khảo, vận dụng ở các Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực khác trên phạm vi cả nước.

7. Kết cấu của luận văn

Kết câu luân văn ngoài các phần mở đầu, mục lục, tài liêu tham khảo, kết luân và phụ lục, nội dung của luân văn gôm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận trong Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí