Vai Trò Của Giám Định Pháp Y Tâm Thần Trong Tố Tụng Và Hỗ Trợ Tư Pháp


Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Pháp y tâm thần

Pháp y tâm thần(PYTT) là một bộ phận của Tâm thần học, phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành Tâm thần học. Nếu như Tâm thần bệnh học chỉ chú ý nghiên cứu vấn đề chẩn đoán, tìm nguyên nhân và tính chất bệnh với mục đích chữa bệnh và phòng bệnh thì PYTT chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt của các trạng thái rối loạn tâm thần đối với những vấn đề dân sự và hình sự [43, tr.36].

1.1.2. Giám định pháp y

Giám định pháp y là một ngành khoa học, nó sử dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lý học, tin học... để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự thông qua hoạt động giám định khi được các cơ quan trưng cầu [43, tr.36].

1.1.3. Giám định tư pháp

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp (khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 56/2014/QH14, sau đây gọi chung là Luật Giám định tư pháp) [43, tr.149-150].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

1.1.4. Bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần


Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 3

Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức… bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh [43, tr.126].

Ở Nga: Từ năm 1864, theo các qui định mới, những can phạm nghi ngờ bị bệnh tâm thần, khi xét xử nhất thiết phải có sự tham gia của một hoặc hai thầy thuốc trong hội đồng để xác định mức độ rối loạn tâm thần của can phạm ở thời điểm gây án và trạng thái tâm thần hiện tại. Việc theo dõi và giám định trạng thái tâm thần ngay tại phiên xét xử như vậy tất nhiên không thể cho kết luận đầy đủ. Chỉ nghiên cứu tìm hiểu bệnh qua các tài liệu điều tra trong tập hồ sơ không cho phép đưa ra kết luận chính xác. Việc đánh giá trạng thái tâm thần lại do một nhóm các nhà chuyên môn chứ không phải chỉ là riêng các thầy thuốc tâm thần. Một số người được công nhận là bị bệnh tâm thần trong khi họ vẫn đang khoẻ mạnh. Một số khác được công nhận là khoẻ mạnh thực ra lại đang bị bệnh tâm thần [43, tr. 39].

Ở Đức: Trong luật hình sự nước Phổ (1833) có đoạn viết "người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình là người có khả năng hiểu biết và nhận thức được hành vi của mình". Bản dự thảo luật cũ năm 1871, còn hiệu lực đến năm 1993 có ghi: "một hành vi phạm tội sẽ không xảy ra nếu trong thời gian diễn ra hành động, thủ phạm đã ở trạng thái mất tri giác hoặc rối loạn hoạt động tâm thần, do đó ý tưởng tự do bị loại trừ" [43, tr. 39].

Ở Pháp: Điều 64 luật hình sự năm 1810, đã đặt cơ sở cho việc lựa chọn "mất trí" và năng lực chịu trách nhiệm, điểm này thừa nhận sự đối lập giữa một hành vi thuộc pháp lý và sự lựa chọn quan trọng giữa trừng phạt và chữa


bệnh. Theo luật năm 1838, quyết định trừng phạt người bệnh tâm thần là thuộc về toà án, phải đưa ra khi có giám định PYTT [43, tr. 39].

Năm 1955, Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản tập san đầu tiên về pháp y Tâm thần, tập hợp so sánh nhiều nước để đưa ra quan điểm chung. Đây là một lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ giữa y học với các ngành khoa học xã hội và pháp luật. Nhiều nước trên thế giới, việc tổ chức hệ thống giám định PYTT cũng rất khác nhau, có nước tổ chức thành viện và bệnh viện giám định PYTT riêng, có nước thành lập các cơ sở giám định PYTT nằm trong các bệnh viện tâm thần. Đương nhiên, sự phát triển hệ thống tổ chức này không thể tách rời sự phát triển chung của ngành tâm thần học [43, tr. 39].

Lịch sử phát triển Pháp y Tâm thần ở Việt Nam: Thời kỳ Pháp thuộc có nhà thương Vôi (Bắc Giang), Bệnh viện tâm trí Biên Hoà (trước năm 1975) và Trại người già và người điên trong Bệnh viện Bạch Mai (trước tháng 10/1954) đều có các bệnh nhân như thế [43, tr. 40].

Năm 1957, ngành tâm thần và thần kinh được thành lập, cũng từ đó ngành tư pháp tâm thần cũng ngày càng được chú ý, nhất là từ năm 1970, Toà án và Viện kiểm sát từ Trung ương đến địa phương kết hợp với Bộ Y tế tiến hành giám định PYTT đối với những bị can nghi có rối loạn tâm thần. Tuy vậy, mãi đến những năm gần đây giám định PYTT mới được thể chế hoá bằng những điều cơ bản thể hiện trong các đạo luật [43, tr. 40].

Từ những năm 70 của thế kỷ 20, Bệnh viện Tâm thần Trung ương đã bắt đầu tiếp nhận giám định pháp y tâm thần cho một số đối tượng phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp Trung ương trưng cầu.

Thập niên 80 (thế kỷ 20), số lượng các trường hợp giám định PYTT ngày càng tăng, chính vì vậy ngày 29/7/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 117/HĐBT quy định về công tác giám định tư pháp trong đó có giám định PYTT, từ đó ngành Pháp y Tâm thần được hình thành và phát triển [43, tr. 40].


Do số lượng các vụ việc giám định PYTT ngày càng tăng, số lượng đối tượng phạm tội bị bệnh tâm thần nặng ngày càng nhiều, vì vậy, ngày 23/7/1997, liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng – Bộ Công an – Bộ Tài chính – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 03/1997/TTLB quy định chi tiết thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, tại thông tư này đã giao việc quản lý, điều trị bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh tâm thần cho 03 cơ sở là Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng [43, tr.41].

Ngày 24/9/2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành Pháp lệnh giám định tư pháp số 24/2004/UBTVQH11 và ngày 19/5/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định tư pháp. Từ đó hệ thống mạng lưới Pháp y Tâm thần được hoàn thiện hơn và đi vào thực hiện chuyên trách. Ở tuyến Trung ương có Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương. Ở tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bệnh viện tâm thần cấp tỉnh thì thành lập Trung tâm giám định pháp y tâm thần và đã có 22 trung tâm được thành lập. Tổng số giám định viên của ngành là 182. Hàng năm, toàn ngành thực hiện khoảng 1500 trường hợp giám định liên quan đến các vụ án hình sự [43, tr. 41].

Năm 2012, Quốc hội khóa 13 đã ban hành Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 và năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2013/NĐ- CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp. Căn cứ những văn bản pháp luật này, ngày 10/3/2014, Bộ Y tế đã có quyết định số 806/QĐ-BYT đổi tên Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương thành Viện Pháp y Tâm thần Trung ương và ngày 12/12/2014, Bộ Y tế đã có quyết định số 5151/QĐ-BYT phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các tổ chức PYTT đến năm 2020 bao gồm Viện Pháp y Tâm thần Trung ương và 5 Trung tâm PYTT khu vực [43, tr. 42].


Ngày 29/10/2015, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1836/QĐ-TTg thành lập Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa trên cơ sở Phân viện phía Nam của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương. Như vậy, cho đến nay mạng lưới PYTT bao gồm: Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền núi phía Bắc, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, và Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ.

Từ những khái niệm, cơ sở, quan điểm nêu trên có thể hiểu PYTT là một bộ phận của Tâm thần học, phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành Tâm thần học. Nếu như Tâm thần bệnh học chỉ chú ý nghiên cứu vấn đề chẩn đoán, tìm nguyên nhân và tính chất bệnh với mục đích chữa bệnh và phòng bệnh thì PYTT chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt của các trạng thái rối loạn tâm thần đối với những vấn đề dân sự và hình sự [43, tr. 42-43].

1.2. Vai trò của giám định pháp y tâm thần trong tố tụng và hỗ trợ tư pháp

1.2.1. Vai trò của giám định pháp y tâm thần

Vai trò, vị trí của giám định pháp y tâm thần (GĐPYTT) đối với hoạt động tố tụng là hết sức quan trọng và đặc biệt. Ngoài ra, hoạt động này còn được pháp luật giao nhiệm vụ quản lý, điều trị bắt buộc các đối tượng có rối loạn tâm thần, đánh giá mức độ tổn hại về sức khỏe tâm thần của người bị hại, đánh giá năng lực chịu trách nhiệm hành vi của nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng trong các vụ việc dân sự, hành chính (Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - Phát biểu tại buổi Lễ công bố Quyết định thành lập 5 Trung tâm PYTT khu vực trực thuộc Bộ Y tế ngày 15/6/2015).


Giám định pháp y tâm thần không mổ xác như pháp y mà mổ xẻ những ý thức rất trừu tượng của con người, nghiên cứu đối tượng từ khi sinh ra cho đến khi xảy ra vụ án và những diễn biến tư duy trong hiện tại. Đối tượng giám định được làm các thử nghiệm đánh giá trí tuệ, khả năng nhận thức, xét nghiệm máu, điện não, Xquang, thậm chí cần thiết còn chụp CT, MRI... Chính vì thế, giám định tâm thần cần thời gian để các giám định viên có thể nắm bắt quy luật, theo dõi các thói quen sinh hoạt, diễn biến tâm lý và những biểu hiện bất thường của người bệnh xảy ra trước khi gây án và trong hiện tại...[43, tr.150].

Thực tế theo nhiều giám định viên trong nhiều vụ việc, đặc biệt những vụ phức tạp, họ thường rất cần thêm thời gian để có thể đưa ra những kết luận chắc chắn và chính xác. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian giám định thường eo hẹp bởi còn liên quan tới thời hạn điều tra, truy tố xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thời gian giám định trung bình là một tháng dưới sự theo dõi của cơ quan công an. Có nhiều trường hợp bệnh phức tạp, khó xác định phải mất vài tháng, nửa năm, thậm chí là nhiều vụ án phải giám định đi giám định lại nhiều lần. Bởi vì, có nhiều loại bệnh lý tâm thần rất khó nhận diện. Lúc bệnh nhân phát bệnh, lúc không phát bệnh hoặc bị bệnh nhưng dưới dạng “ẩn”. Thậm chí trong nhiều trường hợp, sự thất thường trong mức độ nặng nhẹ của người bệnh cũng làm các giám định viên phải nghiên cứu đi nghiên cứu lại. Mọi kết luận đều phải dựa trên những chứng cứ khoa học, chính xác và phải tuyệt đối trung thực.

Là một thành phần của hệ thống tổ chức giám định tư pháp, giám định pháp y tâm thần là chuyên ngành khoa học nghiên cứu khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của người bệnh tâm thần ở từng thời điểm nhất định và trong suốt quá trình ủ bệnh và điều trị bệnh. Chính vì thế, các giám định viên cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm và đạo


đức lương tâm trong sáng, tâm huyết và trách nhiệm cao với nghề bởi mỗi một quyết định họ đưa ra đều liên quan chặt chẽ tới sinh mạng, tương lai của từng số phận con người [43].

Công tác giám định PYTT có mối liên quan mật thiết giữa các ngành Y tế, Công an, Viện kiểm sát, Toà án.

Người bệnh tâm thần do bị rối loạn về ý thức, cảm xúc, tư duy và hành vi tác phong...dẫn đến chỗ phá hoại mối quan hệ đúng đắn giữa người bệnh với tập thể, với xã hội. Nhiều trường hợp làm mất khả năng lao động, khả năng phục vụ trong quân đội, khả năng sử dụng quyền công dân và khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình [43]. Vì vậy nhiệm vụ của giám định PYTT là giúp đỡ cho Công an, Toà án xác định chính xác những bị can nghi có rối loạn tâm thần, xác định họ có bị bệnh tâm thần hay không? Bệnh gì? mức độ bệnh ra sao? có giả bệnh hoặc làm tăng triệu chứng bệnh không? trách nhiệm của bị can đối với hành vi phạm pháp thế nào...? [43].

Giám định PYTT còn nhằm bảo vệ quyền lợi cho bệnh nhân tâm thần cũng như trách nhiệm của xã hội về những thiệt thòi dân sự.

PYTT còn có nhiệm vụ giám định trạng thái tâm thần của người làm chứng và người bị thiệt hại nghi có rối loạn tâm thần trong các vụ án hình sự cũng như các vụ kiện dân sự, giám định khả năng hành vi dân sự và khả năng chịu trách nhiệm của những người có liên quan trong các vụ kiện dân sự mà nghi có rối loạn tâm thần.

Trong giám định PYTT vấn đề quan trọng là vấn đề xác định năng lực trách nhiệm hình sự. Giám định viên PYTT căn cứ tài liệu thực tế về y học, nghiên cứu trạng thái tâm thần của bị can trong lúc phạm tội để giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm.


Theo Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết; việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.

Do đó, hoạt động GĐPYTT nhằm kết luận về một người có mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Thực tế, nhiều vụ việc giám định phức tạp phải đồng thời tiến hành nhiều hoạt động ở các chuyên khoa, chuyên ngành khác nhau, đòi hỏi người kết luận phải tổng hợp, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ, phải vận dụng kết hợp nhiều thể loại tri thức, kiến thức thực tiễn, thậm chí với giám định pháp y tâm thần, giám định viên còn rà soát toàn bộ quá trình sinh hoạt bình thường của đối tượng giám định trong thời gian dài trước đó; trong giám định pháp y, văn hóa hay giám định kỹ thuật hình sự và các lĩnh vực khác tương tự, người giám định cần tổng hợp kết quả của nhiều công đoạn trước đó do vận hành máy móc, thiết bị mang lại hoặc trực tiếp “xem” toàn bộ ấn phẩm phim, ảnh để có nhận xét, đánh giá... hoạt động này đòi hỏi người giám định phải tập trung cao độ tâm trí, năng lực chuyên môn để nhận thức và chuyển tải chính xác nội dung vào bản kết luận giám định [43].

Để thực tốt yêu cầu này, người GĐPYTT ngoài việc am hiểu các quy định của pháp luật thì còn phải nghiên cứu kỹ những nội dung kết luận giám định, nắm rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định cũng như những nguyên tắc thực hiện giám định để chuẩn bị “tâm thế” trình bày kết luận giám định, giải thích bổ sung về kết luận giám định, có thể giải thích phương pháp,

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí