Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Giảm Nghèo Bền Vững


260.000đồng/người/tháng.


Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015: (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011) có quy định như sau:

Hộ nghèo:


+ Vùng nông thôn: có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.


+ Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ cận nghèo:

+ Vùng nông thôn: có mức thu nhập từ 401.000 – 520.000 đồng/người/tháng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


+ Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.000 – 650.000 đồng/người/tháng.

Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 4


Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020: (Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015) quy định về các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

Về tiêu chí về thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng; chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng.

Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Gồm 5 dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai


đoạn 2016 – 2020, cụ thể:


Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:


+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồngtrở xuống;


+Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên700.000đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:


+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;


+Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Hộ có mức sống trung bình ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.

Mức chuẩn nghèo trên là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sởxác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2016 - 2020.

Chuẩn nghèo đơn chiều: Trong những năm trước đây, nghèo đói thường được


đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu, người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Chuẩn nghèo đơn chiều được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền (đo bằng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sinh hoạt bình thường của con người, khoảng 2.100 Kcal/người/ngày và chi tiêu phi lương thực thực phẩm). Hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập thấp hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống, thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của nghèo đói, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền hoặc không thể mua được bằng tiền. Có những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu. Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ, bốn bề gió lùa… Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, chưa chính xác, từ đó các chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu.

Chuẩn nghèo đa chiều: Bắt đầu từ năm 2007, Alkire và Foster đã nghiên cứu về cách thức đo lường mới về nghèo đói để đáp ứng tính đa chiều, đây cũng là cách đo lường mà UNDP sử dụng để tính toán chỉ số nghèo đa chiều MPI và đã được đề xuất áp dụng trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số đo lường đa chiều được tính toán dựa trên 3 chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi, chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt. Đã có 32 nước trên thế giới (Mexico, Colombia, Braxin, Trung Quốc…) đã chuyển đổi và áp dụng phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đo lường nghèo đa chiều để xác định, phân loại đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội.

Cách tiếp cận đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam là sử dụng song song đo


lường ngưỡng thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu (chuẩn thu nhập), cách tiếp cận này dựa theo quyền con người, quyền được bảo đảm an sinh xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, các nhu cầu này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và con người có quyền được đáp ứng tất cả các nhu cầu này để đảm bảo cuộc sống bình thường. Việc lựa chọn các chiều nghèo tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia và đối với Việt Nam, các chiều được lựa chọn vào các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống được quy định trong Hiến pháp 2013, Nghị quyết số 15-NQ/TW và Nghị quyết số 76/2014/QH13, bao gồm 5 chiều: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh và tiếp cận thông tin. Các chiều thể hiện quyền được đáp ứng các nhóm nhu cầu cơ bản, sẽ được cho điểm bằng nhau, ví dụ: có tất cả 5 chiều (mỗi chiều là một tiêu chí thành phần), mỗi chiều được 20 điểm, như vậy tổng số điểm sẽ là 100 điểm; với phương pháp đo lường nghèo đa chiều đã và sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, góp phần thực hiện quyền con người một cách cụ thể và thiết thực nhất.

Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều đã tạo điều kiện để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác hơn, cụ thể hơn, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, đồng thời có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn nhu cầu và đặc tính của hộ nghèo, hộ cận nghèo, giúp cho các nhà quản lý nhà nước nhìn nhận rõ hơn các vùng miền, khu vực có mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách giảm nghèo để giảm dần sự chênh lệch, khoảng cách giữa các vùng, nhóm dân cư.

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững


Hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo tập trung chỉ yêu ở các nội dung: Đánh giá, điều tra, ra soát tình trạng nghèo, xây dựng các thể chế, tổ chức bộ máy, hoạch định các chương trình, chính sách, xác định, huy động và quyết định phân bố các nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững, tổ chức triền khai thực hiện cụ thể các chương trình chính sách, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện, tổ chức, đánh giá sơ kết, tổng kết định kỳ theo giai đoạn để rút ra kinh


nghiệm và tổ chức hiện cho các giai đoạn tiếp theo hiệu quả hơn.


1.2.1. Hệ thống thể chế quản lý nhà nước về giảm nghèo


Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

Ở cấp Trung ương: Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 được thành lập tại Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 10/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ với chứcnăng: giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể: Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách có liên quan, phương hướng, giải pháp để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới và mục tiêu giảm nghèo bền vững; Giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành cơ quan trung ương và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội): Giúp việc Ban Chỉ đạo và trực tiếp giúp việc Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Văn phòng điều phối Chương trình 135trực tiếp giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trong việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án thành phần (Chương trình 135)


thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: giúpviệcBanChỉđạoTrungươngvàtrựctiếpgiúpviệcBộtrưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Bộ trưởng các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc rà soát, hoàn thiện tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và biên chế của các Văn phòng trên theo nguyên tắc: không tăng biên chế, không tăng chi phí; tinh gọn về bộ máy; không tạo ra tầng nấc trung gian; không tăng thêm thủ tục hành chính; bảo đảm yêu cầu thiết thực, hiệu quả, xử lý nhanh công việc, thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kịp thời đề xuất kiến nghị.

Ở cấp địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ban Dân tộc (hoặc cơ quan quản lý nhà nước về công tác Dân tộc) và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo. Cấp huyện lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và các thành viên là các Trưởng phòng ban tương ứng như các ngành chức năng cấp tỉnh. Cấp xã lập Ban chỉ đạo giảm nghèo do Chủ tịch UBND xã trực tiếp điều hành và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể ở xã.

Các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh): Tham gia vào các hoạt động của Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đếnChươngtrình giảm nghèo bền vững, phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện các nội dung của chương trình.


1.2.2. Kiện toàn bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện giảm nghèo


Xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo từ trung ương đếnđịa phương, đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các chính sách giảm nghèo một cách tập trung nhất. Thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, đồng thời quy hoạch, sử dụng, bố trí hợp lý, ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chú trọng củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên ở cơ sở; nâng cao năng lực làm việc, đạo đức nghề nghiệp và hiệu suất công tác; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong thực hiện chính sách giảm nghèo.


nghèo

1.2.3. Tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, kế hoạch về giảm


Hoạch định và ban hành các chương trình, chính sách là một trong những nội

dung có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước, là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng ban hành các chính sách. Công tác giảm nghèo bền vững được nhà nước hoạch định bằng các chiến lược, chính sách thực hiện chương trình theo từng giai đoạn, thời kỳ hoặc phân kỳ giai đoạn 5 năm dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Để đạt được các mục tiêu trên, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chủ trương, định hướng về công tác giảm nghèo bền vững đã tạo thành khung pháp lý cần thiết trong lĩnh vực giảm nghèo, cụ thể như: Nghị quyết số 80/NQ-CP, ngày 19/5/2011 của Chính phủ về


định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốcgia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Trên cơ sở đó các chính sách giảm nghèo bền vững được cụ thể hóa theo từng ngành, lĩnh vực như:

Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo Chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo

Chính sách trợ giúp về pháp lý cho người nghèo Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất

Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.


Chính sách giảm nghèo đặc thù, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện cụ thể hóa bằng các văn bản Nghị quyết, chương trình hành động cụ thể, thiết thực cho công cuộc giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.2.4. Huy động và phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện giảm nghèo


Nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững là các điều kiện cần có về con người, nguồn vốn và các phương tiện cần thiết khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Quá trình triển khai thực hiện chính sách đòi hỏi rất nhiều

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí