Nâng Cao Chất Lượng Qui Hoạch Và Tăng Cường Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước Trong Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững Trên Địa Bàn Vùng Kinh


nghiệp Việt Nam và của vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng luôn là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, là một mắt xích trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu. Sự thay đổi tình hình thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam và do đó tác động đến toàn ngành công nghiệp. Tư duy

toàn cầu đòi hỏi việc lựa chọn cơ cấu công nghiệp phải tính đến sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu, theo sự phân công lao động quốc tế. Do đó phải thường xuyên theo dõi biến động thị trường thế giới, nghiên cứu dự báo tình hình thị trường thế giới.

Cùng với việc đổi mới tư duy, nhận thức, việc tăng cường phổ biến,

giáo dục kiến thức, các chủ trương, đương lôi

cua

Đang, chinh sach và phap

luật của Nhà nươc về phát triển bền vững nói chung, phát triển công nghiệp

theo hướng bền vững nói riêng là nhiệm vụ không thể thiếu thông qua các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

hình thức thích hợp. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao, cần hinh thanh va

tăng cường năng lực cho can

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 19

bô tuyên truyên

của các địa phương trong

vùng, tăng cường công tac

tuyên truyên

đôi

vơi

cac

cơ sơ

san

xuât

kinh

doanh công nghiệp và nâng cao trách nhiệm của các chủ

đầu tư

đối với

công tác bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội. Căn cứ đặc

điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương, các hình thức tuyên truyền,

giáo dục phải thật đa dạng, phong phú như: tổ chức các hội nghị, hội thảo,

chương trình truyền thông về phát triển bền vững trên các phương tiện

thông tin đại chúng cho các đối tượng khác nhau; Phổ biến các công nghệ, kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Phát triển phong trào bảo vệ môi trường...

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng qui hoạch và tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

* Nâng cao chất lượng qui hoạch phát triển công nghiệp


Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phải bảo đảm hài hoà các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trên quan điểm lợi ích chung của toàn vùng. Quy hoạch phải xác định rõ các phân ngành công nghiệp được thúc đẩy tăng trưởng, hoặc được duy trì tồn tại hoặc bị xoá bỏ; Địa phương nào trong vùng được ưu tiên phát triển trước; Việc bố trí các ngành

sản xuất trong vùng... trên cơ

sở khai thác tốt nhất, hiệu quả

nhất các

nguồn lực, lợi thế của vùng, địa phương trong vùng; Khắc phục tình trạng dàn đều theo kiểu địa phương này có cái này thì địa phương khác cũng phải có cái đó.

Nâng cao tính khả

thi của quy hoạch, kế

hoạch

phát triển công

nghiệp, coi trọng công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và dự

báo sự

thay đổi của thị

trường, dự

báo tiến bộ

khoa học công nghệ của

ngành và tác động của nó tới phát triển ngành; bảo đảm các nguồn lực thực hiện quy hoạch; huy động tối đa các nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,

các nước để

thực hiện các dự

án theo quy hoạch, kế hoạch.

Định kỳ tổ

chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp trong vùng.

Tăng cường sự tham gia của các đối tượng có liên quan trong quá

trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công

nghiệp, đặc biệt cần có sự

tham gia chặt chẽ

của các nhà quản lý môi

trường và các nhà quản lý các vấn đề xã hội.

Bảo đảm sự phân công, phân cấp rõ ràng


giữa các Bộ, ngành và các

địa phương trong vùng bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng, tránh sự chồng chéo và bỏ trống trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch và các dự án phát triển


công nghiệp trong vùng theo luật định; cân nhắc đầy đủ các yếu tố xã hội trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển, nhất là các vấn đề về đảm bảo việc làm, nâng cao mức thu nhập cho công nhân, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của công nhân...

Khi đã quyết định quy hoạch, kế hoạch, các Bộ, ngành và địa

phương phải quyết tâm thực hiện theo đúng quy hoạch và thực hiện một cách đồng bộ các quy hoạch và các giải pháp quy hoạch, kế hoạch; tránh tình trạng "quy hoạch treo, dự án treo" và tình trạng lãng phí. Công tác quy hoạch phải được thực hiện công khai, xác định rõ mục tiêu và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong những năm tiếp theo; tăng cường tuyên truyền, giải thích, phổ biến quy hoạch và từng phần của quy hoạch đến đội ngũ cán bộ và nhân dân.

Tiến hành nghiên cứu và ban hành cơ

chế

giải quyết những mâu

thuẫn về lợi ích giữa các ngành với nhau và giữa các ngành với các địa

phương trong việc thực hiện quy hoạch để bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố: sự điều chỉnh của Nhà nước bằng công cụ luật pháp, sự điều chỉnh của thị trường bằng quy luật thị trường, sự điều chỉnh của cộng đồng thông qua sự giám sát của họ đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Việc quy hoạch phát triển công nghiệp, trong đó quy hoạch phát triển các khu công nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp vừa phải bao hàm được những tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa phải đánh giá đúng tiềm

năng, lợi thế

của vùng, từng địa phương, từng ngành theo giác độ

phân

công lao động xã hội để tạo ra một sự phối kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, nâng cao năng


lực cạnh tranh quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp.

* Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Phát triển công nghiệp không thể đảm bảo yêu cầu bền vững, nếu các cơ quan nhà nước các cấp không làm tốt chức năng, vai trò quản lý nhà nước của mình, nhất là trong điều kiện của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Để làm được điều này, cần thực hiện các biện pháp sau:

Mt là, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các cấp các ngành, nâng cao hiệu quả trong giải quyết và xử lý công việc, đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ hành chính. Thực hiện tốt chính sách “một cửa, tại chỗ” trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thành lập và đăng ký doanh nghiệp.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý sau giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy về vấn đề sở hữu và lợi ích, tạo ra môi trường bình đẳng cho các chủ thể lợi ích, các thành phần kinh tế được đóng góp và hưởng lợi từ phát triển bền vững. Nhà nước cần coi trọng hơn nữa khu vực kinh tế

tư nhân, coi khu vực này là một động lực quan trọng trong phát triển

công nghiệp theo hướng bền vững.

Hai là, tổ chức công khai hoá quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp. Tư vấn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, phát triển sản xuất trên cơ sở danh mục ngành nghề, sản phẩm công nghiệp được ưu tiên đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư, cấp phép cần có những thông tin mang tính khuyến cáo để giúp các nhà đầu tư, các


doanh nghiệp có thông tin về

lĩnh vực đầu tư dự

kiến, hạn chế

được

những rủi ro về môi trường và nâng cao hiệu quả trong giải quyết các vấn đề xã hội.

Ba là, xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, CNHT

trên địa bàn vùng cho từng giai đoạn, trong đó tập trung vào việc ưu tiên

phát triển, tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ

trợ

các doanh

nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp công nghiệp triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.

Bn là, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý các cấp về phát triển bền vững thông qua các khoá học ngắn hạn và dài hạn, trong và ngoài nước; từng bước hiện đại hoá điều kiện làm việc và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý.

Năm là, tăng cường chức năng điều phối và nâng cao hiệu quả hoạt

động của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ và Tổ điều

phối phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ; trước mắt, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp trong vùng và các địa phương trong vùng; thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong vùng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ điều phối tại các Bộ, ngành và địa phương.

3.3.1.3. Tăng cường liên kết, phối hợp nội vùng

Đây là một trong các giải pháp quan trọng là tiền đề để thực hiện qui hoạch phát triển công nghiệp trong vùng. Những năm qua, sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng về phát triển công nghiệp còn khá mờ nhạt, chủ yếu mang tính hình thức. Do đó, cần thống nhất quan điểm

quản lý tổng hợp toàn vùng và xây dựng cơ chế để tăng cường điều hành


phối hợp, liên kết vùng và quản lý vùng, liên kết giữa vùng với các vùng khác trong cả nước và với các nước khác trong khu vực, không để bị chia cắt theo địa giới hành chính, phát huy thế mạnh, bổ sung, giảm thiểu điều kiện hạn chế của từng địa phương để cùng thúc đẩy nhau phát triển và giải quyết các vấn đề nổi lên ở quy mô vùng mà từng địa phương riêng rẽ không thể làm được.

Các địa phương trong vùng cần liên kết, phối hợp giải quyết các vấn đề về xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bằng nhiều hình thức liên kết, phối hợp đa dạng thông qua Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ và tổ điều phối phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ.

3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

3.3.2.1. Tái cơ cấu công nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng

trưởng công nghiệp trong vùng

Thực trạng phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua đã khẳng định rằng, mô hình tăng trưởng công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng, nhờ vào gia công, lắp ráp và tăng vốn đầu tư. Do vậy, đây là giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế

toàn cầu 2008-2009 bước vào giai đoạn thay đổi lớn về cấu trúc nhằm

vượt qua những mất cân đối nghiêm trọng, phục hồi các động lực tăng trưởng, đặc biệt là thúc đẩy các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu và bền vững dựa vào tri thức, công nghệ “xanh”, sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, ít phát thải các -bon, ứng phó hiệu quả


với biến đổi khí hậu. Đối với một nền kinh tế đang hội nhập quốc tế ngày

càng sâu, rộng như

nền kinh tế

Việt Nam, “chuyển đổi mô hình tăng

trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh”[32] thực sự vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là đòi hỏi xuyên suốt giai đoạn phát triển mới. Đây cũng chính là một chủ trương lớn được Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua.

Tái cơ cấu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ nằm trong khuôn khổ

tái cơ cấu toàn ngành công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền tảng định hướng tái cơ cấu công nghiệp trong vùng là sự thay đổi mô hình tăng trưởng công nghiệp theo yêu cầu phát triển có hiệu quả và bền

vững. Từ thực tiễn phát triển công nghiệp trong vùng và bối cảnh trong

nước, quốc tế, mô hình tăng trưởng công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần được điều chỉnh theo hướng sau:

- Chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều rộng kết hợp với tăng trưởng theo chiều sâu, lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động trong công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, nâng

cao hiệu quả

vốn đầu tư

và gia tăng mức đóng góp của TFP vào tăng

trưởng công nghiệp.

- Chuyển từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến các sản phẩm tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một sản phẩm và đơn vị tài nguyên được khai thác. Chú trọng nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ của sản phẩm hàng hoá công nghiệp.


- Triệt để tiết kiệm các nguồn lực trong phát triển công nghiệp, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm và hạn chế tiêu dùng lấn vào phần của các thế hệ mai sau.

Trên nền tảng chuyển đổi mô hình tăng trưởng công nghiệp, công nghiệp trong vùng cần được tái cơ cấu theo các hướng sau:

Thnht, tiếp tục phát triển mạnh các ngành có lợi thế về lao động để vừa đạt được các mục tiêu kinh tế, vừa tạo việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội không chỉ của riêng vùng KTTĐ Bắc Bộ mà của cả

nước. Vấn đề quan trọng đặt ra trong phát triển các ngành này là thay đổi

phương thức sản xuất và tăng năng suất lao động để nâng cao giá trị gia tăng. Giảm dần tỷ trọng gia công cùng với việc tăng cường đầu tư đổi mới công

nghệ, tổ chức lại quá trình sản xuất là những công việc trọng yếu mà các

doanh nghiệp công nghiệp trong vùng thuộc nhóm ngành này phải thực hiện với sự hỗ trợ hợp lý của Nhà nước

Thhai, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng của vùng và tạo

ra tác động trực tiếp và mạnh mẽ nông thôn và nông dân.

đến giải quyết vấn đề

nông nghiệp,

Thba, chú trọng phát triển nhóm ngành công nghiệp được coi là

nền tảng cho sự phát triển có hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc dân, như: công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, cơ khí sản xuất phụ tùng và sửa chữa thiết bị.

Thtư, phát triển có giới hạn các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là những loại tài nguyên không thể tái tạo. Gắn phát triển khai thác với chế biến nguyên liệu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các địa phương trong vùng cần ban hành và công bố danh mục các ngành công nghiệp bị kiểm soát và hạn chế đầu tư, các ngành công nghiệp được khuyến khích.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí