Kiểm Tra, Thanh Tra Và Xử Lý Trong Hoạt Động Giảm Nghèo


nguồn lực khác nhau, trong đó phải kể đến các nguồn lực sau: Nguồn lực về con người (nguồn nhân lực), nguồn tài chính, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên…

Để nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo trở thành động lực cho người nghèo cần có cách tiếp cận hiệu quả hơn. Đó là các chính sách giảm nghèo cần tích hợp, tránh đầu tư dàn trải, hướng đến hỗ trợ gián tiếp, đồng thời phân loại đối tượng theo nhóm hộ nghèo để có chính sách tác động phù hợp theo từng nhóm, không nên cào bằng.

1.2.5. Xây dựng các mô hình giảm nghèo


Một là, tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực thi hành như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 và các chính sách khác đang còn hiệu lực; đồng thời, đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người; bảo đảm mức sống của các dân tộc này tương đương với các dân tộc khác trong vùng theo mục tiêu Đề án đề ra đến năm 2025 .

Hai là, chủ động phối hợp cùng với các phòng, ban nghành, địa phương tham mưu Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện triển khai có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo nguyên tắc: “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Đổi mới tư duy tổ chức thực hiện triển khai chính sách dân tộc theo hướng phân cấp cho huyện, xã trực tiếp quản lý nguồn lực, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các dự án cụ thể; tăng vay giảm “cho không”, chuyển hướng đầu tư phát triển- tăng cho vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, đầu tư cơ sở hạ tầng cho cộng đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình; gắn giảm nghèo với các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục, y tế... tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn lực, trực tiếp tham gia, giám sát , công khai, dân chủ, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và quyền làm chủ của đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chủ động


tích cực vượt khó đi lên…; tổ chức phát động, triển khai cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững".

Ba là, tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết về đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, như: tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế như: Hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực để sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao; kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa vùng dân tộc thiểu số với thị trường trong nước và quốc tế để đồng bào ổn định cuộc sống; đồng thời, chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp, các ngành và đồng bào dân tộc thiểu số về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đổi mới hơn nữa nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, để đồng bào hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tin tưởng thực hiện chính sách giảm nghèo; nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. Phát huy vai trò tích cực của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia ở các cấp. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để cùng theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của các Chương trình đề ra.

Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 5

1.2.6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý trong hoạt động giảm nghèo


Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật. Chỉ riêng sự hiện diện của các cơ quan thanh tra, kiểm tra,


giám sát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát phải tuân thủ pháp luật từ đó hạn chế sự vi phạm pháp luật. Đồng thời qua công tác thanh tra, giúp đỡ, hướng dẫn cho các đối tượng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm kiểm tra, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo từng giai đoạn ở các cấp địa phương, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện. Các kiến nghị, yêu cầu được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào một số nội dung cụ thể như: công tác chỉ đạo điều hành của các cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình (triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương liên quan đến Chương trình; công tác bố trí vốn, quản lý nguồn vốn, các vấn đề về quản lý nguồn vốn, thanh quyết toán; phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện); tiến độ thực hiện các đầu ra và các kết quả (theo từng dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình); mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân trên địa bàn (đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số,...) trong lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của chương trình giảm nghèo; xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách theo tiêu chí Chính phủ quy định; giám sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng; khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, dự án xóa đói, giảm nghèo đến mục tiêu giảm nghèo mà địa phương đã đề ra.

1.3. Các yếu tố tác động đến QLNN về giảm nghèo bền vững


1.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững


Hệ thống các văn bản về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững bao gồm Luật, Nghị định, Thông tư đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, tạo sự thống nhất trong quản lý trên toàn quốc. Trên cơ sở các văn bản quy phạm của trung ương, các địa phương đã có sự cụ thể hóa thành các chương trình hành động, chính sách, kếhoạchcụthểphùhợp hiện công tác giảm nghèo bền vững một cách thiết thực, hiệu quả. Nếu không có một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ, phù hợp làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách giảm nghèo bền vững thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong các chính sách ban hành, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước và ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện chương trình, dự án về giảm nghèo bền vững.

Để công tác giảm nghèo bền vững một cách thiết thực, hiệu quả. Nếu không có một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ, phù hợp làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách giảm nghèo bền vững thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong các chính sách ban hành, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước và ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện chương trình, dự án về giảm nghèo bền vững. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định của pháp luật.

1.3.2. Đặc điểm tự nhiên


Vị trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp (miền núi, hải đảo vùng sâu), không có đường giao thông. Đây cũng chính là một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng và địa phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, người nghèo dễ rơi vào thế bị cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận được các nguồn lực của phát triển, như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường... làm cho cuộc sống của họ lạc hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc là những nhân tố khách quan tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.

1.3.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội


Thời kỳ 2011-2020 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện Krông Nô đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động tối đa các nguồn lực, tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển, đạt được nhiều thành quả tích cực. Tình hình kinh tế vĩ mô của huyện được ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các năm ở mức cao. Tuy nhiên, kết quả này chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh; do xuất phát điểm về kết cấu hạ tầng, nguồn lực đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp,...

1.3.4. Văn hóa, phong tục tập quán


Giai đoạn 2011-2020, huyện Krông Nô chú trọng thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Bộ Chính trị về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, một số chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa ngày càng thiết thực, phát huy truyền thống văn hóa gia đình và cộng đồng. Thực hiện các tiêu chuẩn để xây dựng “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của người dân ở các cộng đồng dân cư; Các thiết chế văn hóa tiếp tục được đầu tư phát triển; di tích lịch sử cách mạng, thắng cảnh quốc gia trên địa bàn huyện được trùng tu, xây dựng, góp phần nâng cao giá trị giáo dục, truyền thống, đạo đức, lối sống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết trong nhân dân, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch trên địa bàn, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện.

Trong quá trình phát triển thì yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán là yếu tố không thể tách rời với các yếu tố khác, do đó nhà nước trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững cần phải xác định đúng và đầy đủ những tác động của nó và kết hợp yếu tố trên với các yếu tố về kinh tế, chính trị để có những giải pháp nhằm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững hiệu quả.

1.4. Kinh nghiệm và bài học tham khảo


1.4.1. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương


Những nỗ lực giảm nghèo của huyện Tuy, tỉnh Đắk Nông


Tuy Đức là huyện vùng cao, toàn huyện có 03dân tộc sinh sống là Tày, Nùng và Kinh, trong đó dân tộc chiếm hơn 84% dân số. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, nhiều chính sách ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn đã đến được với bà con ở vùng sâu, vùng xa đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nâng lên đáng kể.

Từ năm 2009 đến 2015, tổng số vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, đào tạo nghề và nâng cao dân trí cho huyện Tuy Đức được Nhà nước đầu tư trên 65 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong huyện, khuyến khích nhân dân vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện. Huyện đã đào tạo nghề cho gần 3000 người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, có hơn 200 người được xuất khẩu đi lao động nước ngoài. Trong đó hơn 3.500 người đào tạo sơ cấp và gần 550 người được đào tạo trung cấp nghề. Công tác đào tạo nghề đã tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bằng nguồn vốn từ các chương trình dự án, huyện Tuy Đức đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình với tổng số kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Xây dựng được gần 2.900 nhà cho hộ nghèo để xoá bỏ nhà tạm theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay 100% xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 5/56 trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh không dây đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của nhân dân.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện bình quân hàng năm giảm 2-5%. Đến cuối năm 2015


tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn hơn 22. Công tác thăm tặng quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách được chú trọng. Công tác đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy với nhân dân được tổ chức thường xuyên nhằm nắm những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ánh, giải quyết kịp thời. Phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới được nhiều người dân hưởng ứng. Vì vậy, nhân dân đồng thuận, tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước.

Tạo việc làm cho người dân huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông


Huyện Đắk Song là một trong những huyện của tỉnh Đắk Nông có địa hình tương tự huyện Đắk Mil gồm có 2 vùng rõ rệt đó là đồng bằng và đồi núi, có đường quốc lộ đi qua.

Trong giai đoạn 2017-2019 huyện Đắk Song đã rút ra được kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững như sau:

Giảm nghèo là Chương trình mụctiêu quốc gia, là một trong những chỉ tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh tính ưu việt của chế độ, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhất là của các đoàn thể và của cả xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Phân công đảng viên, cán bộ xã, thôn chỉ đạo từng nhóm hộ gia đình nghèo, gắn kết quả giảm nghèo hang năm với kết quả phân loại đảng viên, chi bộ, đảng bộ.

Đưa tỷ lệ hộ nghèo của địa phương gắn với xây dựng chính quyền vững mạnh.


Hàng năm, UBND huyện bố trí một khoản kinh phí hỗ trợ: tổ chức công tác kiểm tra rà soát; thực hiện kiểm tra chéo giữa các địa phương, đơn vị; tổng hợp, rà soát đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác giảm nghèo. Hỗ trợ bổ sung vào nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách.

Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, con em địa phương đang làm ăn xa quê có vốn, có kinh nghiệm về quê thuê đất chăn nuôi, mở dịch vụ, thuê laođộng.

Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển, điều động cán bộ cấp huyện về làm việc tại các xã nghèo, trong đó ưu tiên cán bộ nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện


chính sách khuyến khích tri thức trẻ có năng lực, nhiệt huyết tình nguyện về công tác ở các xã ĐBKK.

Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực chương trình giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm ở cấp xã. Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Ưu tiên bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, bao gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, doanh nghiệp, vốn tín dụng chính sách, nguồn vốn tín dụng thương mại…, kết hợp với việc tập trung huy động nguồn lực xã hội hóa ở từng địa phương, cơ sở; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn cho công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm với các chương trình, dự án khác trên địa bàn như các nguồn vốn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo, nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, nhà tránh lũ, nhà ở cho người có công, các nguốn vốn cho vay ODA, các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ… để tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, người nghèo.

1.4.2. Bài học có giá trị tham khảo cho huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông


Đối với huyện Krông Nô, do điều kiện đặc thù của huyện, vấn đề xóa đói, giảm nghèo càng quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh chú trọng tổ chức thực hiện. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Krông Nô lần thứ VII, nhiệm kỳ 2016-2020.

Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của huyện về xóa đói, giảm nghèo, trong những năm qua, huyện Krông Nô tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà ở tạm trên địa bàn, đem lại nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm kinh tế - xã hội của địa phương phát triển theo hướng bền vững. Qua quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo,

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí