Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Của Tỉnh Thanh Hóa Đối Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững


Đánh giá theo 25 tiêu chí, có 12 chỉ tiêu thể hiện kết quả đạt giới hạn PTBV, và có tới 13 chỉ tiêu thể hiện kết quả chưa đạt giới hạn PTBV (trong đó có 7 tiêu chí về kinh tế, 2 tiêu chí về xã hội và 4 tiêu chí về môi trường). Do đó, tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển của ngành du lịch Thanh Hóa theo các tiêu chí PTDLBV kết quả cho thấy sự PTDL của tỉnh Thanh Hóa là chưa thực sự bền vững.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững

3.2.1. Thực trạng về tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch quốc gia

Dựa trên các văn bản của Trung ương về PTDL Việt Nam như: Luật Du lịch, Luật đầu tư, Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể PTDL vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; thực hiện định hướng PTDL và từng bước đưa ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã cho xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các VBQPPL liên quan đến lĩnh vực du lịch cũng như có các chính sách về PTDLBV, cụ thể:

- Quyết định số 2218/QĐ- UBND ngày 16/7/2009 của Chủ tịch UBND về Quy hoạch tổng thể PTDL Thanh Hóa đến năm 2020. Quy hoạch đã cụ thể hóa các mục tiêu PTDL Thanh Hoá đến năm 2020, đáp ứng được phương hướng và quan điểm PTDL tỉnh Thanh Hoá giai đoạn đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khoá XVI và Chương trình PTDL tỉnh Thanh Hóa; sớm đưa tỉnh Thanh Hóa vào Quy hoạch trọng điểm PTDL quốc gia; làm cơ sở tiến hành điều chỉnh quy hoạch các địa bàn trọng điểm PTDL trong tỉnh; và làm căn cứ xây dựng và thực hiện các kế hoạch, dự án đầu tư và PTDL theo quy hoạch được duyệt phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH.

- Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt “Chiến lược PTDL tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Quan điểm của chiến lược đã tạo điều kiện thúc đẩy du lịch PTBV, PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân


tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Tập trung một số các giải pháp về: cơ chế, chính sách; phát triển thị trường - sản phẩm du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân vùng PTDL; phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tăng cường năng lực QLNN trong lĩnh vực du lịch; tăng cường liên kết PTDL và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình PTDL Thanh hóa giai đoạn 2016-2020 trong đó xác định mục tiêu PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước vào năm 2020 Quan điểm và định hướng tạo thuận lợi để phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trong điểm du lịch của cả nước, trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, có đóng góp tích cực đối với phát triển KTXH địa phương tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ nói chung. Tập trung một số nhiệm vụ và giải pháp chính gồm: Nâng cao nhận thức đúng về du lịch; hoàn thiện thể chế, bộ máy quản lý và đẩy mạnh đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế du lịch; phát triển sản phẩm - thị trường du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến và chất lượng dịch vụ du lịch; tăng cường liên kết, phối hợp liên ngành, liên vùng trong PTDL; phát triển nguồn nhân lực du lịch; bảo tồn các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

- Quyết định 4589/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Trong đó, trọng tâm là phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông gắn liền với quá trình chuyển dịch kinh tế và gắn kết chặt chẽ với quy hoạch không gian đô thị, các khu chức năng đặc thù ven sông, không làm phá vỡ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của các dòng sông... Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025, du lịch đường sông trở thành một trong những loại hình du lịch trọng điểm phát triển của tỉnh, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa; có hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ, chất lượng đảm bảo; thu hút được 7.700 lượt khách du lịch quốc tế, 241.900 lượt khách nội địa và tổng thu đạt khoảng 133 tỷ đồng...Với quan điểm PTDLBV theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, PTBV và chuyển đổi phương thức phát triển, trên cơ sở “Chiến lược PTDL tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo xây dựng và triển khai:


- Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 03/5/2019 về triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với mục tiêu của đề án: Cơ cấu lại ngành du lịch Thanh Hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên, sản phẩm, thị trường, các nguồn lực sẵn có, hệ thống quản lý ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh và con người Thanh Hóa, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Phấn đấu đến năm 2025, đón được 18.500.000 lượt khách, tổng thu du lịch ước đạt 42.500 tỷ đồng, tạo ra 65.000 việc làm trực tiếp, tỷ lệ lao động phục vụ du lịch được đào tạo, đào tạo nghề và bồi dưỡng tại chỗ đạt trên 90%. Bên cạnh đó: tỉnh còn chỉ đạo và triển khai các kế hoạch về kinh phí nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về PTDL như: Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về Phê duyệt kinh phí thực hiện các đề án, dự án PTDL Thanh Hóa năm 2016; Công văn số 1747/SCT-HCSN ngày 10/5/2016 về việc thẩm định dự toán thực hiện Kế hoạch tuyên truyền về PTDL và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2016; Quyết định số 1771/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 của UBND Tỉnh về việc Phê duyệt dự toán kinh phí năm 2016 thực hiện kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về PTDL và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2016-2020.

Năm 2020, thực hiện Kế hoạch số 1749/KH-BVHTT&DL ngày 8-5-2020 của Bộ VHTT&DL phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND ngày 12-6- 2020 triển khai thực hiện Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh tranh thủ mọi nguồn lực, tích cực, chủ động thực hiện và phối hợp triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các CBQL và DNDL về công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL của quốc gia được thể hiện trong hình 3.5:

Kết quả khảo sát 114 CBQL về du lịch và 196 DNDL cho thấy các tiêu chí của nội dung công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL của quốc gia có GTTB trong khoảng từ 3,27 đến 3,63 điểm. GTTB của nội dung này đạt ở mức khá là 3,41 điểm (Phụ lục 6A). Cụ thể: Tiêu chí “Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL của quốc gia đã phù hợp với tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh Thanh Hóa” được đánh giá cao nhất trong tất cả các tiêu chí, với GTTB là 3,63 điểm – mức khá. Các tiêu chí còn lại chỉ đạt ở


mức trung bình, cụ thể: tiêu chí “Việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL tại tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời và mang lại hiệu quả” đạt 3,40 điểm; tiêu chí “Mức độ thực thi nghiêm túc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách của các tổ chức, cá nhân liên quan” đạt 3,34 điểm, và tiêu chí được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình chỉ đạt 3,27 điểm là tiêu chí: “Mức độ gắn kết của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia so với với các chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hóa”.

Hình 3 5 Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện chiến lược quy 1

Hình 3.5. Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL của quốc gia

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS, Phụ lục 6A)

Như vậy, có thể nhận thấy đối với việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL của quốc gia, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp thu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch. Bên cạnh đó cũng đã kịp thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền để chỉ đạo, điều hành HĐDL trên địa bàn tỉnh nhằm PTDLBV mà Trung ương và địa phương đã đề ra. Tuy nhiên, theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát thì nội dung của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia so với với các chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hóa chưa thực sự phù hợp.

3.2.2. Thực trạng về xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về du lịch bền vững của tỉnh Thanh Hóa

Công tác triển khai và thực hiện chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước về PTDL được thực hiện nghiêm túc. Luật du lịch, nghị định 92/NĐ-CP, thông tư 88, 89/TT-BVHTT&DL về quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú và kinh doanh lữ hành, hướng dẫn và xúc tiến du lịch là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức QLNN về các HĐDL trên địa bàn tỉnh. Ngoài các chính sách ưu đãi chung của Chính phủ, tỉnh đã ban hành các chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triên du lịch trên địa bàn tỉnh với những nội dung nổi bật như:


- Chính sách quảng bá và xúc tiến đầu tư

Hoạt động xúc tiến du lịch được tăng cường cả về quy mô và chất lượng thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm; xây dựng các trung tâm thông tin du lịch; tham gia hội chợ trong và ngoài nước; tổ chức xúc tiến quảng bá tại các thị trường tiềm năng; tổ chức hội nghị, hội thảo và các chuyến khảo sát giới thiệu, quảng bá du lịch Thanh Hóa… Hoạt động xúc tiến, quảng bá từng bước được chuyên môn hóa. Hoạt động xúc tiến du lịch đã chú ý tới các kênh huy động vốn khác nhau và từng bước được đa dạng hóa. Phối hợp với các nhiều lượt cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương thực hiện chuyên đề, đăng tải bài viết tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh.

- Chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định. Ngoài những quy định chung của pháp luật hiện hành, tùy theo quy mô, tính chất của từng dự án, trên cơ sở xem xét đề nghị của các nhà đầu tư, tỉnh đã có những hỗ trợ đặc biệt đối với các dự án lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo bước đột phá trong phát triển KTXH.

- Các chính sách liên quan về thuế như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, tỉnh đã ban hành các Nghị quyết về phí, lệ phí các dịch vụ, trong đó có ngành du lịch để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành.

+ Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, môi trường: Được miễn 100% tiền sử dụng đất, thuê đất.

+Đối với lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế: Các cơ sở thực hiện xã hội hoá đầu tư vào lĩnh vực: Đông y, điều dưỡng và phục hồi chức năng, bảo trợ xã hội, chăm sóc người tàn tật, trẻ em mồ côi, dạy nghề cho người tàn tật, dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Được miễn 100% tiền sử dụng đất, thuê đất không phân biệt địa bàn đầu tư;…

- Các chính sách khác thực hiện theo quy định Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Bên cạnh đó, Thanh Hóa phát triển một số khu, điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng khu vực miền núi nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch, gắn mục tiêu PTDL với xóa đói giảm nghèo và PTDLBV tại khu vực này như: Khu du lịch Pù Luông, Khu du lịch thác Ma Hao,


Khu du lịch sinh thái Xuân Liên.

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh: Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng chung cho tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nêu trên, dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cao nhất theo quy định đối với địa bàn đầu tư có điều kiện KTXH khó khăn theo Khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2014.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các CBQL và DNDL về công tác xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về DLBV của tỉnh Thanh Hóa được thể hiện trong hình 3.6:

Hình 3 6 Kết quả khảo sát về công tác xây dựng ban hành th o thẩm quyền và 2

Hình 3.6. Kết quả khảo sát về công tác xây dựng, ban hành th o thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về DLBV của tỉnh Thanh Hóa

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS, Phụ lục 6A)

Theo kết quả khảo sát, cho thấy các tiêu chí của QLNN đối với công tác xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về DLBV địa phương có GTTB khá cao trong khoảng từ 3,62 đến 3,99 điểm. GTTB của QLNN đối với công tác xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về DLBV địa phương đạt ở mức khá là 3,78/5,0 điểm (Phụ lục 6A). Cụ thể: Tiêu chí “Việc xây dựng các VBQPPL về du lịch đã đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập và kế hoạch phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa” được đánh giá cao nhất trong tất cả các tiêu chí, với GTTB là 3,99 điểm – mức khá. Các tiêu chí còn lại cũng đạt GTTB ở mức khá, cụ thể: “Việc thực hiện và cụ thể hóa các VBQPPL đối với PTDLBV phù hợp với thực tế tại tỉnh Thanh Hóa” đạt GTTB là 3,8 điểm; Tiêu chí: “Hệ thống văn bản pháp luật du lịch được xây dựng và ban hành theo thẩm quyền của địa phương đầy đủ, đồng bộ, công khai, minh bạch” đạt GTTB là 3,7 điểm và tiêu chí có sự đánh giá thấp nhất là “Việc ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm và thu hút được nhiều nhà đầu tư” chỉ đạt 3,62/5,0 điểm. Có thể nói, các CBQL về DL


và DNDL đã đánh giá khá tốt về công tác xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về DLBV địa phương tại tỉnh Thanh Hóa.

3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

- Tổ chức bộ máy QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV

Hiện nay bộ máy QLNN về DL của tỉnh Thanh Hóa cũng giống như các địa phương khác trong cả nước và bao gồm các cơ quan và tổ chức trong một hệ thống chung nhằm thực hiện các chức năng của QLNN về du lịch và được tổ chức theo mô hình trực tuyến cao nhất là UBND Tỉnh tiếp đó là Sở VHTT&DL và các Phòng VHTT&DL ở cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Ngoài ra theo ngành dọc thì các cơ quan QLNN về DL tỉnh còn chịu sự quản lý và chi phối của Tổng cục Du lịch và Bộ VHTT&DL. Với cơ cấu tổ chức như vậy, mỗi cơ quan tùy từng cấp sẽ được quy định chức năng cụ thể và mọi quyết định quản lý của cấp dưới sẽ phải thông qua cấp trên và tuân theo những văn bản luật và các quy định của cơ quan cấp trên.

Sở VHTT&DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện QLNN về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, qua mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm); các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở VHTT&DL thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại mục II, phần I Thông tư Liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTT&DL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ VHTT&DL và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTT&DL thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND cấp huyện. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm: 01 Giám đốc sở, 02 Phó giám đốc, 10 phòng ban nghiệp vụ gồm: văn phòng sở, phòng nghiệp vụ văn hóa, phòng kế hoạch tài chính, thanh tra sở, phòng quản lý du lịch, phòng quy hoạch phát triển TNDL, phòng thể thao thành tích cao, phòng quản lý di sản văn hóa, phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình và phòng tổ chức cán bộ, cùng 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm: Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa, Thư viện tỉnh, Trung tâm huấn luyện & thi đấu thể dục thể thao, Báo Văn hóa và Đời sống, trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo Tàng tỉnh, nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, Ban Nghiên cứu & Biên soạn lịch sử, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ, Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh và Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng. Trong đó, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý PTDL có phòng nghiệp vụ du lịch, trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, ở các huyện, thị xã, công tác QLNN về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin.


Bộ máy QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh đang từng bước được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Trong thời gian qua, UBND tỉnh ban hành các chương trình, quy hoạch, kế hoạch PTDL trên địa bàn; lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở đào tạo và các tập đoàn, doanh nghiệp trong công tác PTDL như Quy hoạch tổng thể PTDL Thanh Hóa và các quy hoạch tại các khu du lịch trọng điểm; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể PTDL Thanh Hóa; Chương trình PTDL Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020 và Chiến lược PTDL Thanh Hoá đến 2020 tầm nhìn 2030...

- Về phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với PTDLBV

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN của các Sở, ban, ngành trong tỉnh, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa là cơ quan chủ trì, phối hợp với với các Sở, ban, ngành trong việc QLNN về du lịch như sau:

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đề xuất bố trí ngân sách cho các dự án du lịch và các dự án có ý nghĩa lớn đối với PTDL Thanh Hóa; tham mưu các biện pháp ưu tiên ưu đãi đầu tư cho các dự án PTDL, đặc biệt là các dự án có ý nghĩa lớn về xã hội và môi trường; xây dựng kế hoạch, cân đối bố trí vốn đầu tư hàng năm để đầu tư hạ tầng du lịch cho các điểm du lịch quan trọng; đề xuất danh mục các dự án thu hút đầu tư PTDL và xúc tiến, quảng bá kêu gọi thu hút đầu tư PTDL phù hợp với quy hoạch PTDL.

+ Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực; chương trình quảng bá, xúc tiến; xây dựng đề án thành lập Quỹ hỗ trợ PTDL.

+ Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình quảng bá, giới thiệu du lịch Thanh Hóa trên các phương tiện thông tin, truyền thông để tạo hình ảnh ấn tượng thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.

+ Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải đề xuất triển khai các dự án hạ tầng đầu mối giao thông quan trọng tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa (giao thông, cảng biển...); đầu tư nâng cấp hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị và nông thôn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là nông thôn vùng sâu vùng xa, giao thông tiếp cận các điểm du lịch; tăng cường hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông tạo thuận lợi cho khách du lịch; xây dựng quy chế hoạt động cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch..

+ Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc Quy hoạch hệ thống đô thị, khu dân cư gắn với PTDL, dịch vụ; xây dựng đề án chỉnh trang khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa và các vùng phụ cận;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023