Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Giảm Nghèo Bền Vững Huyện Krông Nô, Tỉnh Đắk Nông


tạo ra sự đột phá lớn về cảnh quan đô thị; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đầy đủ các hạng mục như: giao thông, công trình văn hóa, thể thao, khuôn viên cây xanh, cấp thoát nước, điện, viễn thông, quảng trường...; cảnh quan, không gian đô thị thông thoáng, xanh, sạch, đẹp hơn so với trước, nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị; khai thác tốt quỹ đất, thu hút đầu tư, từng bước mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch, từ đó là động lực thúc đẩy các xã xung quanh phát triển.

Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ngày càng cải thiện và hiệu quả hơn. Công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng, ngày càng thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh. Thủ tục về đất đai, cấp giấy phép xây dựng, kê khai thuế,...thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Toàn huyện có 190 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký khoảng 890 tỷ đồng; tổng số hộ kinh doanh 1.500 hộ, tổng vốn đăng ký khoảng 332 tỷ đồng. Hàng năm, đã tổ chức các Hội nghị gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp, Hội nghị xúc tiến đầu tư để kêu gọi, quảng bá hình ảnh và thu hút đầu tư vào huyện.

Quan tâm phát triển kinh tế hợp tác, thủ tục đăng ký và hoạt động được đơn giản hóa. Thành lập mới 14 Hợp tác xã, nâng tổng số HTX toàn huyện lên 24 HTX, với tổng vốn điều lệ 45 tỷ đồng; có 03 Tổ hợp tác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành lập theo Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 02/2/2014 của Tỉnh uỷ, đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, liên kết sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Du lịch của huyện có bước phát triển hơn so với trước. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Lượng khách du lịch đến huyện ngày càng tăng, các cơ sở lưu trú, các khu, điểm vui chơi và hạ tầng khác về du lịch được quan tâm đầu tư cơ bản đồng bộ hơn, đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch đến huyện; bình quân đạt 80.000 lượt khách/năm. Bước đầu khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hạ tầng du lịch. Đang triển khai xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng gắn với Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.


2.2.Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Về thể chế quản lý nhà nước về giảm nghèo


Để triển khai, quán triệt Nghị quyết số 80/NQ-CP, Nghị quyết số 04- NQ/TU và Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND tới các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; xây dựng và kiện toàn lại Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh hợp thành Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện, trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định, chương trình hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

-Nghị quyết số 19/2012/NQ – HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh Đắk Nông, về việc thông qua Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 –2015.

- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đăk Nông và công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020

Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 7

- Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình giảm nhèo bền vững tỉnh Đăk Nông, giai đoạn 2016

– 2020


- Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 26/7/2017, quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bố vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

- Kế hoạch số 369/KH – UBND ngày 02/10/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông, về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015

–2020.


- Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 27/7/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông về công tác Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020.

- Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Đắk Nông từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2020 – 2021.

- Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016 – 2020.

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, ngày 25/4/2015Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 14-NQ/HUvề giảm nghèo giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình số 12-CTr/HU ngày 26/9/2016 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 27/7/2016 của Tỉnh ủy Đắk Nông “về công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020”.

UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND, ngày 03/8/2016 về việc thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/HU, ngày 25/4/2015 của Huyện ủy về giảm nghèo giai đoạn 2015-2020 định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 09/02/2017 thực hiện Chương trình số 12-CTr/HU ngày 26/9/2016 của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 27/7/2016 của Tỉnh ủy Đắk Nông “về giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020”; Hàng năm UBND huyện đã ban hành Kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện và chỉ đạo thực hiện rà soát, thẩm định và phê duyệt kết quả. Quyết định giao kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. UBND huyện tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các chính sách và chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội như chính sách về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín


dụng ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chính sách thuộc Chương trình quốc gia giảm nghèo.

2.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để thực hiện giảm nghèo bền vững

Cơ chế, tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; với chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương; xây dựng kế hoạch vốn, đề xuất bố trí, phân bổ vốn Chương trình, giám sát kết quả, tiến độ thực hiện; tham mưu, chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chỉ đạo.

Trong giai đoạn 2016- 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 12/12/2016,về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 – 2020. Đến giai đoạn 2016 – 2020, nhằm tăng cường công tác chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương qua đó đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất chính sách, giải pháp thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, ngày 10/8/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1584/QĐ-TTg, thành lập ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã kiện toàn lại tổ chức bộ máy thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Tỉnh Đắk Nông đã kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 24/10/2016, gồm 36 thành viên, trong đó: Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; 02 phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp và Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực Văn hóa xã hội; 04 Ủy viên thường


trực gồm: Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trưởng Ban Dân tộc tỉnh và mời 29 Sở, Ban, ngành có liên quan làm thành viên; đã ban hành Quy chế hoạch động của Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 292/QĐ-BCĐ, ngày 22/02/2017, trong đó quy định cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên Thường trực và các thành viên khác để chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ có liên quan đến hai Chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững) trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Ban chỉ đạo cấp huyện: Đến thời điểm đầu năm 2020, 08/08 huyện, thị xã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo trong quá trình tổ chức thực hiện và phân công thành viên trong Ban chỉ đạo theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo vượt khó vươn lên thoátnghèo.

Tuy nhiên, hiện nay Ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cơ sở, mặc dù các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã được phân công phụ trách địa bàn để chỉ đạo, theo dõi và giám sát nhưng chưa thực hiện thường xuyên, kịp thời dẫn đến việc tổ chức thực hiện có sự lúng túng, chậm trễ và còn mang tính hình thức, hầu như công tác giảm nghèo là của ngành Lao động – TBXH đảm nhận. Do vậy, đa số giao “trọn gói” cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm và triển khai thực hiện.

Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo vềkiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch, dự án, tổ chức triển khai thực hiện và quản lý chương trình, trong giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tổ chức 16 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, với 1.681 lượt người tham gia, kinh phí phân bổ dự toán đầu năm cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch đề ra. Trong 02 năm 2016 – 2017, với tổng kinh phí được giao là 1.537.451.570 đồng để trang bị, bồi


dưỡng những kiến thức cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát thực hiện Chương trình 135 cũng như các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tỉnh Đắk Nông cũng đã triển khai dự án nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng tại các xã thuộc Chương trình 135 năm 2016 - 2017, cụ thể: Tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực đối với nhóm cán bộ cơ sở với số lượng 118 học viên trên 126 học viên được triệu tập, đạt 96% so với kế hoạch; tổ chức được 13 lớp/18 xã đối với nhóm cộng đồng với tổng số 600 lượt người tham gia (mỗi lớp tập huấn triệu tập 50 học viên).

Hàng năm, công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo luôn được quan tâm, triển khai thường xuyên; từ nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho Ban chỉ đạo giảm nghèo, các cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp. Nội dung tập huấn tập trung vào việc giới thiệu, phổ biến các chủ trương, chính sách quy định mới của Nhà nước, của tỉnh về lĩnh vực giảm nghèo; xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo hàng năm; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo, người nghèo…

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Đặc biệt là tại cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) hiện chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo mà đều là kiêm nhiệm. Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo bài bản chuyên sâu về công tác giảm nghèo lại thường xuyên luân chuyển khiến cho công tác triển khai, thực thi chính sách giảm nghèo đến với các đối tượng còn chậm và khó khăn. Hạn chế về trình độ lại thiếu thông tin về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách và nội dung các chương trình giảm nghèo… dẫn đến khả năng tham mưu, thự chiện chương trình giảm nghèo tại địa phương còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nhiều cán bộ giảm nghèo mới chỉ chú ý thực hiện các chính sách mà chưa quan tâm tuyên truyền để nâng cao ý thức tự vươn lên của người nghèo, gây ra tâm lý trông chờ vào chính sách hỗ trợ của một bộ phận không nhỏ đối tượng thụ


hưởng. Công tác giảm nghèo đòi hỏi người cán bộ ngoài chuyên môn nghiệp vụ, còn phải nhiệt huyết, nhạy bén và tính sáng tạo, song một số địa phương chưa coi đó là một vấn đề cần thiết để bố trí cán bộ cho phù hợp nhu cầu của công việc.

Định hướng cho mục tiêu giảm nghèo đa chiều trong giai đoạn 2016 - 2020 giúp nhận dạng đối tượng nghèo một cách chính xác, cụ thể hơn, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng… Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 2% trở lên. Để đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp có năng lực, nhiệt huyết, tận tâm với công việc là một yêu cầu bức thiết hiện nay, đặc biệt là đối với cán bộ giảm nghèo cấp cơ sở, nơi trực tiếp tổ chức, thực hiện chương trình tại địa phương.

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo tại huyện



Phòng Lao động – TB&XH

Phòng, ban, đoàn thể

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/ THỊ TRẤN


BAN CHỈ ĐẠO

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

BAN CHỈ ĐẠO

Để thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chương trình đề án về giảm nghèo cũng như đôn đốc thực hiện các chế độ báo cáo Phòng Lao động – TB&XH là cơ quan tham mưu cho UBND huyện về công tác giảm nghèo của huyện. Phòng Lao động – TB&XH bố trí 01 công chức phụ trách công tác giảm nghèo (đồng thời kiêm nhiệm nhiều công tác khác) nên rất khó khăn cho cấp huyện trong


thực hiện nhiệm vụ chung của ngành.


2.2.3. Thực trạng và tổ chức thực hiện các chương trình, Kế hoạch Thực hiện giảm nghèo bền vững đối với đối huyện Krông Nô

Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện đã tập trung mọi nỗ lực, khắc phục khó khăn đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, các chương trình 102,135; cấp thẻ BHYT khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo cùng với sự phối hợp hưởng ứng tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Đoàn thể và sự nỗ lực của nhân dân địa phương, đã đạt được kết quả đáng kể.

Thực hiện nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/1/2011 của Chính Phủ về công tác dân tộc; Chỉ thị số 1971/CT-TTg, ngày 27/10/2010 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.Quyết định số 1617/QĐ-UBND, ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh về chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Kế hoạch số 194/KH-UBND, ngày 31/12/2016 về việc thực Nghị quyết số 52/NQ- CP, ngày 15/06/2016 của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Krông Nô… các cơ quan thông tin tuyên truyền, các tổ chức Đoàn thể quần chúng từ huyện đến cơ sở thường xuyên tuyên truyền rộng rãi đến người dân các nội dung chương trình chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, Chính sách dân tộc. Xây dựng chương trình phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc huyện, Ban Dân vận huyện ủy, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,…tập trung tuyên truyền các nội dung chương trình chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chương trình 135

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí