Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Của Một Số Địa Phương Cấp Tỉnh Đối Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững Và Bài Học Rút Ra Cho Tỉnh Thanh Hóa


du lịch. Trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng 4.0, ngành du lịch đang tận dụng sự thay đổi của công nghệ để chuyển mình mạnh mẽ. Hoạt động trên nền tảng công nghệ, công tác QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV hướng tới việc dần hình thành hệ sinh thái du lịch phong phú và tạo lợi ích tương hỗ giữa ba bên, gồm khách du lịch, chính quyền và doanh nghiệp.

Những cơ hội và thách thức từ công nghệ đã và đang đặt công tác QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV trước những yêu cầu lớn. Đó là yêu cầu hoàn thành việc số hóa toàn bộ các dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú trong cả nước do cơ quan QLNN về du lịch quản lý; hình thành hệ thống thông tin số về khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch và khách du lịch; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm, trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch dịch tự động ra các ngôn ngữ phổ biến; kết nối liên thông giữa các cơ quan QLNN về du lịch và DNDL.

* Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư

Khách du lịch

Khách du lịch là một chủ thể quan trọng trong các quan hệ du lịch, được mọi hoạt động quản lý, KDDL hướng đến. Bằng việc tiêu dùng và chi trả cho việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, khách du lịch chính là người tạo nên thu nhập du lịch. Là người tiêu dùng các sản phẩm du lịch, trực tiếp tác động đến TNDL và tương tác với cộng đồng dân cư tại điểm đến, yếu tố trách nhiệm của khách du lịch có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến PTDLBV. Chiều hướng tác động tùy thuộc vào mức độ trách nhiệm, thái độ và hành vi ứng xử của khách du lịch với TNDL, với cộng đồng dân bản địa khi tiêu dùng sản phẩm du lịch (Dương Hoàng Hương, 2017).

Cơ sở kinh doanh du lịch

Trong KDDL, các cơ sở kinh doanh khai thác, sử dụng TNDL và các nguồn lực khác để tạo nên hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch và thu về lợi nhuận. Hoạt động của cơ sở KDDL, vì vậy, trực tiếp góp phần tạo nên doanh thu, giá trị tăng thêm của ngành du lịch, đồng thời cũng tác động trực tiếp đến TNDL, đến môi trường tự nhiên, xã hội cũng như đến cộng đồng dân cư nơi có HĐDL. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm sẽ có ý thức sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên và các nguồn lực du lịch khác để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế DLBV, chia sẻ lợi ích với cộng đồng, đóng góp cho giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch (Dương Hoàng


Hương, 2017). Ngược lại, nếu cơ sở KDDL thiếu ý thức trách nhiệm, các nguồn lực trong đó có TNDL có thể bị khai thác, sử dụng lãng phí hoặc quá mức cho mục tiêu lợi nhuận, lợi ích cộng đồng thường bị bỏ qua, công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường bị xem nhẹ để tiết giảm chi phí, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến PTDLBV của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Người dân địa phương

Người dân địa phương là bộ phận dân cư tham gia vào HĐDL ở điểm đến với nhiều hoạt động cụ thể: tham gia vào nguồn lao động tại cơ sở KDDL; trực tiếp kinh doanh một số dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch hoặc góp phần tạo nên sản phẩm du lịch bằng bản sắc văn hóa và truyền thống sinh hoạt văn hóa của mình. Người dân địa phương cũng là những người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với TNDL (Nguyễn Quyết Thắng, 2012). Do đó, ý thức trách nhiệm của người dân địa phương có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến PTDLBV tại địa phương, với chiều hướng và mức độ tác động tùy thuộc mức độ trách nhiệm của người dân khi tham gia các HĐDL.

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 11

* Sự liên kết vùng trong HĐDL

Áp lực cạnh tranh ngày càng cao, các địa phương phải liên kết cùng PTDL ngày càng nhiều. Việc liên kết được dễ dàng cùng là nhờ chính sách mở và hệ thống cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư phát triển toàn diện để phục vụ phát triển kinh tế. Thực tế chứng minh, khi ranh giới du lịch giữa các địa phương đã không còn rõ ràng, thì việc liên kết du lịch là giải pháp hữu hiệu tạo ra một điểm đến thống nhất với sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế riêng của từng địa phương.

Với tính chất đặc thù như vậy, để thu hút và giữ chân khách du lịch thì HĐDL không chỉ gói gọn trong phạm vi một địa phương mà cần phải mở rộng, cần kết hợp, liên kết trong địa phương mình, với nhiều địa phương khác và các tỉnh lân cận. Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu của du lịch trong bối cảnh Việt Nam nói chung và của Thanh Hóa nói riêng, đã và đang không ngừng thực hiện hội nhập và mở cửa với bạn bè quốc tế và trong bối cảnh hiện nay ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 thì hơn bao giờ hết, vấn đề liên kết, hợp tác cần được tăng cường và đẩy mạnh. Nếu địa phương có hoạt động liên kết du lịch tốt thông qua hệ thống tour, tuyến du lịch liên vùng, liên tỉnh thì các lợi thế về du lịch địa phương sẽ được khai thác tối đa, tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao và thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch đến thăm quan, khám phá, tìm hiểu.

* Bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch trong nước và trên thế giới


Du lịch là ngành bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó như về nhu cầu đời sống của người dân, về tác động của môi trường, biến đổi khí hậu, về dịch bệnh. Hiện nay với tình hình dịch bệnh trên Thế giới và Việt Nam đang diễn biến phức tạp, bên cạnh đó, sự bất ổn về tình hình chính trị, xã hội ở một số quốc gia đã và đang tác động trực tiếp đến quyết định chính của khách du lịch trong việc đi du lịch của mình, và điểm đến du lịch an toàn và thân thiện sẽ là hành vi, sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát và mọi hoạt động sinh hoạt trở lại trong trạng thái bình thường mới.

Xu hướng sử dụng sản phẩm du lịch trọn gói, các gói (combo) thiết kế sẵn dành cho các nhóm nhỏ hoặc du lịch gia đình cũng sẽ là một trong những lựa chọn tối ưu của khách du lịch. Hay nói cách khác, loại hình đi du lịch tự do dùng những sản phẩm combo đến những điểm gần sẽ phát triển. Nếu như trước khi dịch Covid- 19 diễn ra, nhờ công nghệ và các phương tiện thanh toán phát triển, tỷ lệ sản phẩm du lịch trọn gói có xu hướng giảm do khách du lịch có nhiều sự lựa chọn và phương tiện để tự thiết kế chuyến đi hoặc kỳ nghỉ cho riêng mình, kể cả những điểm xa. Hiện nay, do dịch bệnh, việc ăn uống tự do nhiều khi chưa đảm bảo, khách du lịch được yêu cầu phải thực hiện vệ sinh và các biện pháp giãn cách xã hội hoặc đảm bảo an toàn. Do vậy, khách du lịch có xu hướng sử dụng dịch vụ trọn gói từ ăn, ở, đi lại của các công ty, đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm giảm thiểu khả năng lây lan bệnh từ cộng đồng.

Xu hướng ứng dụng CNTT, trí tuệ nhân tạo, internet để tìm hiểu kỹ hơn trước chuyến đi. Với diễn biến khó lường của dịch bệnh, khách du lịch thông qua các sản phẩm từ công nghệ tiên tiến hiện nay được các nhà mạng cũng như các nhà làm công nghệ cung cấp để đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc tìm hiểu thông tin trước khi quyết định chuyến đi hay đặt dịch vụ cho kỳ nghỉ, cũng như thanh toán trực tuyến qua các phần mềm tài chín, họ thu thập nhiều hơn thông tin về điểm đến, dịch vụ, các biện pháp đảm bảo an toàn…

Xu hướng du lịch gần, ngắn ngày, theo nhóm nhỏ hoặc gia đình, tới những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, khu vực ít người. Đây là xu hướng phổ biến xuất hiện trong thời gian gần đây để bảo đảm an toàn cho khách du lịch và người thân trong quá trình du lịch. Vì vậy, đây là cơ hội cho các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo có cơ hội thúc đẩy thu hút khách du lịch và đẩy nhanh HĐDL phát triển.

2.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Cơ chế, chính sách QLNN của chính quyền tỉnh cấp về du lịch

Cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh thực hiện quản lý theo phân cấp, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương, chịu sự giám sát của nhân dân và


kiểm nghiệm của thị trường. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở tỉnh thực hiện quản lý du lịch bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch PTDL, các quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp. Chính quyền địa phương cấp tỉnh căn cứ vào thẩm quyền của mình sẽ tổ chức thực hiện pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng và thực thi các chính PTDL của tỉnh nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho HĐDL. Do đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh cần có các chính sách, cơ chế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương để góp phần nâng cao hiệu quả của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTLDV.

- Năng lực QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV

* Mô hình quản lý ngành, chính quyền và sự phối hợp các tổ chức

Mô hình quản lý vừa quản lý theo chiều dọc, vừa liên kết theo chiều ngang là mô hình quản lý tổng hợp, khoa học thúc đẩy PTDLBV. Phân cấp, phân quyền giữa các cấp và trình độ tổ chức bộ máy quản lý cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đối với PTDLBV. Hoạt động QLNN sẽ hiệu quả hơn nếu như phân cấp, phân quyền giữa các bộ phận quản lý rõ ràng, rành mạch. Trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý được xác định, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trước lĩnh vực mình quản lý, không vi phạm quyền quản lý của bộ phận khác, khi cần thiết có thể cùng hợp tác với nhau. Ngoài ra, Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về DL nói chung, trong đó có QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV. Cùng với đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội với các tổ chức giáo hội, người chủ trì các cơ sở thờ tự, doanh nghiệp và cộng đồng cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

* Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Đối với mỗi địa phương, năng lực QLNN ở mức độ nào sẽ có tác động đến PTDLBV tương ứng ở mức độ đó. Bộ máy nhà nước của địa phương cấp tỉnh được xác định là có năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu PTDLBV đòi hỏi phải được tổ chức một cách hợp lý để có thể thực hiện tốt, đầy đủ các chức năng QLNN nói chung nêu trên, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của PTDLBV trong mọi khâu của quy trình quản lý, mọi nội dung của quản lý. Bộ máy đó phải có khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch PTDL thực sự có tầm nhìn dài hạn; có năng lực kiến tạo chính sách và năng lực động viên, tạo môi trường thu hút và tổ chức sử dụng hợp lý, cân đối mọi nguồn lực để hướng sự phát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu bền vững. Nhà nước sử dụng bộ máy này để thực hiện những vấn đề QLNN, nhằm đưa chính sách phù hợp về PTDLBV vào thực tiễn, biến quy hoạch


kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho PTDLBV, điều này xảy ra khi bộ máy quản lý phù hợp, ổn định, với đội ngũ quản lý có nhận thức tốt và có trình độ cao.

* Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của CBQL về du lịch

Trình độ, năng lực của CBQL trực tiếp tác động tới hoạt động QLNN đối với PTDLBV (Trần Thị Xuân Mai, 2019). Sự am hiểu của CBQL về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc CBQL đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không. Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của CBQL sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm, trách nhiệm hay không. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển hiện nay, QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV đòi hỏi ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ CBQL có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN đối với PTDLBV (Trần Thị Xuân Mai, 2019). Nếu năng lực quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức thì việc xây dựng chính sách, hoạch định, quy hoạch phát triển và việc tổ chức, điều hành các HĐDL của địa phương sẽ sát thực tế, khả thi, nhanh chóng và hiệu quả…Ngược lại, sẽ làm cho việc QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV trì trệ, kém hiệu quả, làm cho HĐDL địa phương chậm phát triển.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất k thuật phục vụ phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTDLBV cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới PTDLBV của một địa phương cấp tỉnh, từ đó, tác động tới công tác QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV. Cơ sở hạ tầng bao gồm: mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc và các công trình cung cấp điện, nước. Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò quan trọng đối với việc đẩy mạnh PTDL. Một địa phương muốn PTDLBV thì cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và phát triển. Maythawn (2014) cho rằng: Hệ thống đường sá, giao thông, phương tiện đi lại trong địa bàn; hệ thống thông tin, điện, nước, trang thiết bị phục vụ HĐDL đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của địa phương cấp tỉnh phục vụ PTDLBV bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch


vụ hàng hóa du lịch nhằm phục vụ các nhu cầu của khách du lịch. Để đảm bảo cho hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như: các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng, hệ thống vui chơi giải trí và thư giãn, mua sắm hàng hóa trạm cung cấp xăng dầu (Nguyễn Trọng Nhân, 2015), cơ sở y tế, ngân hàng, nơi vui chơi thể thao, giải trí... Do đó, sự phát triển của ngành du lịch nói chung và công tác QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV nói riêng bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ PTDLBV.

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số địa phương cấp tỉnh đối với phát triển du lịch bền vững và bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa

2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số địa phương cấp tỉnh đối với phát triển du lịch bền vững

2.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững của một số địa phương nước ngoài

- Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với PTDLBV của Đảo Sentosa - Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng. Nền du lịch của Singapore là điểm sáng của ngành du lịch thế giới. Nó mang đến lợi nhuận cao, đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất nước. Sentosa là hòn đảo lớn thứ 4 của Singapore và là điểm nhất định không thể không đến trong hành trình khám phá đảo quốc. Hiện nay Đảo Sentosa là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Singapore. Cuối năm 2019, thống kê từ báo cáo thường niên của tập đoàn Genting Singapore - chủ sở hữu Universal Studios cho thấy, công viên này đã đón 7 triệu lượt khách trong suốt cả năm. Nhờ sự đóng góp của Universal Studios, Resorts World Sentosa đã trở thành điểm đến vui chơi giải trí nghỉ dưỡng nổi tiếng trên thế giới, với doanh thu năm 2019 đạt 2,48 tỷ USD, lợi nhuận ròng sau thuế đạt 689 triệu đô la. Để đạt được sự phát triển bền vững du lịch ở Sentosa, kinh nghiệm từ thực tiễn QLNN của Sentosa - Singapore đối với PTDLBV:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được Singapore đầu tư trong nhiều thập kỷ. Trong đó hệ thống giao thông là nhân tố quan trọng hàng đầu vì tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho khách du lịch đến các khu du lịch, điểm du lịch, trung tâm mua sắm…Chính vì vậy, du lịch phụ thuộc vào mạng lưới giao thông. Để tới đảo, có rất nhiều cách di chuyển chính vô cùng thuận lợi như: Taxi ; Xe bus; Tàu điện MRT (Sentosa Express với giá 3S$ đô Singapore.); Cáp treo hiện đại.


+ Phát triển cơ sở vật chất k thuật ngành du lịch: Cơ sở vật chất có ý nghĩa rất quan trọng và tác động trực tiếp đến các HĐDL nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí đối với khách du lịch. Singapore chú trọng đầu tư các cơ sở vật chất hạt nhân cho ngành du lịch tại đảo Sentosa.

+ Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý du lịch: Để giúp cho du lịch tại Đảo Sentosa phát triển theo đúng quỹ đạo của sự PTBV, Singapore đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho hoàn thiện. Cụ thể là tổ chức Tập đoàn phát triển Sentosa (Sentosa Development Corporation) được thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 1972. Nhiệm vụ chính của nó là giám sát sự phát triển, quản lý và quảng bá của khu nghỉ mát trên đảo Sentosa. Đơn vị này có cơ quan chủ quản là Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore.

+ Phát triển du lịch bằng sự tham gia của cộng đồng địa phương: Đối với công đồng dân cư địa phương, du lịch là một cơ hội để họ có thể tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập đồng thời họ cũng là những nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lòng hiếu khách và phong tục tập quán, bản sắc văn hoá. Sở dĩ, Sentosa ngày nay là một hòn đảo xanh, sạch, đẹp là nhờ một phần sự đóng góp của cộng đồng. Đồng thời chính sự PTDL đã giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương. Mối quan hệ tương tác đó là nhân tố đem lại sự PTBV cho du lịch Sentosa.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong PTDL: Để đáp ứng nhu cầu thu hút khách, đảm bảo vị trí trong phát triển cạnh tranh, du lịch Sentosa áp dụng khá nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong các lĩnh vực HĐDL từ quy hoạch thiết kế công trình du lịch, các công nghệ dịch vụ du lịch đến các dịch vụ hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông, ngân hàng… để tạo sự hài lòng cho khách du lịch.

+ Công tác bảo vệ môi trường du lịch: Sentosa quy định tiêu chuẩn chất lượng môi trường các khu du lịch, bãi biển, cơ sở lưu trú. Các đơn vị chủ quản nếu vi phạm sẽ bị phạt hoặc thu hồi giấy phép. Công tác kiểm tra thực hiện thường xuyên nên chất lượng môi trường tại các khu du lịch khá sạch. Cộng đồng các khu du lịch có ý thức tự bảo vệ môi trường: tự thu dọn vệ sinh, tự cảnh báo cho khách du lịch vào khu vực dịch vụ theo họ có hàng giả, không có hiện tượng đeo bám khách du lịch để bán hàng tại các khu du lịch lớn.

- Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với PTDLBV tại Sabah – Malaysia

Sabah là một trong hai bang nằm ở phía Bắc đảo Borneo, Malaysia với dân số hơn 3,5 triệu người và diện tích rộng lớn lên đến 72.500 km2. Sabah có 5 tỉnh với 25 huyện trong đó thủ phủ là Kota Kinabalu. Sabah được hưởng một số quyền tự trị và nhập cư khác với các bang khác tại Malaysia. Kinh tế tại Sabah chủ yếu


dựa vào nông, lâm nghiệp nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch và dịch vụ đang dần trở nên quan trọng đối với nền kinh tế của bang. Năm 2019, Sabah đã đạt được một kỷ lục mới với hơn 4,2 triệu lượt khách du lịch. Doanh thu ngành du lịch đạt 9 tỷ RM (ringgit). Mười năm trước đó, năm 2009, số lượng khách du lịch đến Sabah mới chỉ dừng ở con số 2,2 triệu lượt, trong đó riêng khách nội địa đã chiếm tới gần 1,7 triệu, khách quốc tế chỉ đạt 500.000 lượt. Chỉ trong mười năm, số lượng khách tới Sabah đã tăng gần gấp đôi (>190%) cho thấy sức hút không nhỏ của điểm đến này.

Với chiến lược PTDL và kế hoạch hành động cụ thể của Chính quyền bang Sabah. Chỉ trong 10 năm, số lượng khách du lịch đến với Sabah đã tăng trưởng gần gấp đôi, song thành công lớn nhất không phải là số lượng khách tăng mạnh mà chính là việc chuyển đổi nền kinh tế từ việc dựa vào khai thác gỗ, trồng cọ sang du lịch. Công tác này không chỉ giúp bảo vệ được môi trường, nguồn nước, hệ động thực vật tại Sabah mà còn tạo việc làm cho người dân, từng bước hướng tới việc PTBV và đưa Sabah thực sự trở thành một điểm đến hàng đầu về du lịch sinh thái tại Malaysia và khu vực. Kinh nghiệm từ thực tiễn QLNN của Sabah đối với PTDLBV bao gồm:

+ Tăng cường truyền thông, quảng bá, giới thiệu Sabah như một điểm đến du lịch sinh thái hàng đầu.

+ Đầu và phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Mỗi năm lên kế hoạch đầu tư theo thứ hạng ưu tiên.

+ Mở rộng mạng lưới các khu vực được bảo vệ và bổ sung các quy định, chính sách phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

+ Cung cấp, phổ biến thông tin về chiến lược, chính sách…để các nhà đầu tư và người dân có thể chủ động phát triển doanh nghiệp cũng như mô hình kinh doanh phù hợp.

+ Nâng cao năng lực nguồn nhân lực bao gồm: nguồn nhân lực phục vụ công tác QLNN, điều hành du lịch, quản lý điểm đến; nguồn nhân lực từ cộng đồng…thông qua các cuộc hội thảo và các khóa đào tạo chuyên đề.

+ Nâng cao nhận thức trong cộng đồng: Hàng năm, theo Kế hoạch hành động đều có những lớp nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, hệ sinh thái và các lớp đào tạo, hướng dẫn nghề..

2.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số địa phương trong nước đối với phát triển du lịch bền vững

- Kinh nghiệm QLNN của tỉnh Khánh Hòa đối với PTDLBV

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí