Ý Nghĩa Lý Luận Và Ý Nghĩa Thực Tiễn Của Luận Văn


Chương trình giảm nghèo được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, có nhiều luận văn nghiên cứu và đề cập chính sách giảm nghèo ở nhiều mặt, nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau như:

Luận văn thạc sỹ của tác giả Kiều Quang Huấn về “Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Nghiêm về “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân tộc Cơ tu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Thị Dung về “Giải pháp xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Doãn Tuấn về “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Trong thời gian qua vấn đề xóa đói, giảm nghèo và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đề này dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau, các hình thức khác nhau và ở các địa phương khác nhau. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa học Quản lý công.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


3.1. Mục đích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với huyện Krông Nô, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 3

Luận văn hệ thống hóa nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm


nghèo bền vững. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo và áp dụng trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với huyện Krông Nô; từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

3.2. Nhiệm vụ


- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nghèo, giảm nghèo bền vững và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.

- Phân tích thực trạng tình hình giảm nghèo, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


- Đối tượng nghiên cứu:


Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh ĐắkNông.

- Phạm vi nghiên cứu:


+ Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Krông Nô, tỉnh ĐắkNông.


+ Về Thời gian: Nghiên cứu thông qua số liệu được thống kê và tổng hợp trong giai đoạn 2016-2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp luận:


Luận văn nghiên cứu dựa trên nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, lý thuyết việc làm hiện đại.

-Phương pháp nghiên cứu:


Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp hệ thống hóa, thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích ….Ngoài ra, Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp, số liệu sơ cấp được thu thập từ số liệu thống kê về kết quả điều tra khảo sát, từ các báo cáo tổng kết và các văn bản quy phạm pháp luật; các quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn


- Về lý luận:


Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững nói chung và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

-Về thực tiễn:


Luận văn mang ý nghĩa tham khảo đối với các hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, giúp cho các cơ quan nhà nước hiểu rõ hơn về thực trạng nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững, những tồn tại, hạn chế, có những giải pháp phù hợp trong việc nâng cao hoạt động quản lý nhà nước phù hợp với thực tiễn địa phương dân tộc miền núi Tây Nguyên về giảm nghèo bền vững.


7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn kết cấu gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo bền


vững.


Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn

huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.


Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.


CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG


1.1. Một số khái niệm


1.1.1. Nghèo và giảm nghèo bền vững


Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như hòa bình, ổn định, công bằng xã hội… có thể giải quyết được. Đã có rất nhiều định nghĩa về nghèo đói được đưa ra, tùy theo từng vùng, từng quốc gia, quan niệm về nghèo đói có một vài sự khác biệt. Nhưng nhìn chung tiêu chí chủ yếu được dùng để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục và giao tiếp xã hội, và quan điểm về đói nghèo luôn mang tính động, nó tùy thuộc vào tính chất không gian, thời gian, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương hay từng quốc gia.

Được đánh giá là một trong những quốc gia đạt nhiều thành tích trong chiến lược tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo cao so với khu vực và thế giới, nhất là tình trạng nghèo đói ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó giải quyết vấn đề nghèo đói nói chung và giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng luôn là một nội dung có tính thời sự và là yêu cầu cấp bách. Nghèo đói là do con người thất bại trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực như: lao động, đất đai, vốn… để tạo ra hàng hóa.

Trong nhận thức của người Việt Nam, khi đề cập đến khái niệm đói nghèo, mọi người đều hiểu đó là tình trạng người dân cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành, đau ốm không có tiền chữa bệnh, nhà cửa dột nát, tạm


bợ…Điểm khác biệt ở Việt Nam so với các nước khác là đói và nghèo thường được hiểu thành hai khái niệm riêng biệt, ngoài khái niệm “nghèo” chúng ta còn sử dụng khái niệm “đói” để phân biệt mức độ nghèo của một bộ phận dân cư.

Nghèo” là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức thu nhập thấp hơn so với mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, không có phần tích lũy và họ không thể vươn tới các nhu cầu văn hóa – tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất để ưu tiên cho mưu sinh hằng ngày, như tình trạng trẻ em thất học, nạn mù chữ, hạn chế về tiếp cận thông tin, nhà ở tạm bợ…

Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo về nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống, những hộ đói thường thiếu ăn, đứt bữa từ 01 đến 03 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng trả nợ .

Hiện nay tình trạng đói hầu như đã không còn nhắc tới trong các văn kiện chính thức của Đảng. Mặc dù vậy cụm từ “xóa đói giảm nghèo” vẫn được sử dụng, để chỉ một nội dung hẹp hơn là đấu tranh để “giảm nghèo bền vững” tiến tới “xóa nghèo”.

“Giảm nghèo” chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo và biểu hiện của giảm nghèo thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống.

Theo Tiến sỹ Trần Thị Hằng giảm nghèo được định nghĩa như sau:


“Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống”. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài khái niệm giảm nghèo được tác giả hiểu và triển khai theo định nghĩa nêu trên.

Thuật ngữ “Giảm nghèo bền vững” bắt đầu được sử dụng chính thức trong


văn bản của Nhà nước ta tại Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, và tiếp đến là các văn bản khác của Nhà nước về giảm nghèo bền vững đã được ban hành cũng đã sử dụng thuật ngữ “giảm nghèo bền vững” như Nghị quyết số 80/NQ- CP ngày 19/5/2010 về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1722/QĐ- TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020...

1.1.2.Chuẩn nghèo và các tiêu chí xác định chuẩn nghèo


Xác định được mức độ giàu nghèo là một việc không dễ dàng vì nó gắn với từng thời kỳ, từng quốc gia và được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam, kể từ khi có chủ trương xóa đói giảm nghèo, các cơ quan trong nước và quốc tế cũng đã đưa ra những chuẩn mực để xác định tình hình nghèo đói làm cơ sở cho việc xây dựng các Chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với tập quán và mức sống của người dân.

Chuẩn nghèo là thước đo nhằm xác định ai là người nghèo hoặc không nghèo để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước, nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo.

Ở Việt Nam, căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đến nay nước ta đã qua 7 lần điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia:

Chuẩn nghèo 1993-1995:


+ Hộ đói: bình quân thu nhập đầu người quy theo gạo/tháng dưới 13kg đối với thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nôngthôn.

+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg đối với thành thị, dưới 15kg đối với khu vực nông thôn.

Chuẩn nghèo 1995-1997:


Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng.

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập:


+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng.


+ Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng.


+ Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng. Chuẩn nghèo 1997-2000:

Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45 ngàn đồng (giá năm 1997, tính cho mọivùng).

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứng nhưsau:


+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tương đương 55 ngàn đồng).

+ Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương 70 ngànđồng).

+ Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90 ngàn đồng). Chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005:

+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.


+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.


+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.


Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010:(Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005) quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:

+ Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới đồng/người/tháng.

+ Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí