Chủ Thể Quản Lý Nhà Nước Về Giá Đất Và Phương Pháp Quản Lý Nhà Nước Về Giá Đất

pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.166 Như vậy, về bản chất giữa kiểm tra và thanh tra có sự tương đồng và mối quan hệ lẫn nhau. Do giá đất vừa có tính chuyên môn, vừa được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nên hoạt động thanh tra các nội dung liên quan đến giá đất được tiến hành bởi hệ thống thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước đối với công tác quản lý giá đất được thực hiện trực tiếp thông qua chức năng của cơ quan kiểm toán, Điều 9 Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 quy định lực lượng kiểm toán nhà nước có quyền tiến hành hoạt động kiểm toán liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công, bao gồm đất đai. Cụ thể tiến hành kiểm toán việc thực hiện các chính sách tài chính về đất đai ở địa phương, quyết định giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án…

Nhằm bảo đảm sự tuân thủ quy định quản lý và hiệu lực của công tác kiểm tra, thanh tra thì những sai phạm trong QLNN về giá đất phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm. Để thực hiện điều này, chúng ta phải quy định đầy đủ và áp dụng tương xứng các loại trách nhiệm như: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự và cả trách nhiệm bồi thường khi xử lý các vi phạm trong quá trình quản lý giá đất. Đồng thời cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình quản lý, điển hình là các tổ chức tư vấn thẩm định giá.

Bên cạnh đó, sự hoàn chỉnh của cơ chế giải quyết khiếu nại là điều không thể thiếu trong quản lý giá đất, bởi đây là yếu tố phản ánh tính dân chủ trong QLNN về giá đất. Giải quyết khiếu nại phải bảo đảm khách quan, công bằng và giải quyết thỏa đáng các xung đột, mâu thuẫn về giá đất. Khi quyết định giá đất là một quy trình hành chính khép kín và giá đất nhà nước áp dụng phổ biến trong cả quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả là rất cần thiết.

Nội dung này là công cụ quan trọng kiểm soát quyền lực của chủ thể quản lý, bảo đảm hiệu quả QLNN về giá đất trong bối cảnh sở hữu toàn dân về đất đai, khi sự can thiệp của các chủ thể quản lý là rất lớn.

2.3.4. Hình thức quản lý nhà nước về giá đất

Hình thức QLNN là sự thể hiện ra bên ngoài của những hoạt động quản lý cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể lên khách thể quản lý. Nội dung QLNN về giá đất được thể hiện thông qua những hình thức QLNN nhất định. Dựa vào đặc điểm thì hình thức QLNN được phân loại phổ biến gồm: những hình thức mang tính pháp lý và những hình thức không mang tính pháp lý.167 Dù hiện

nay có nhiều cách phân chia hình thức QLNN nhưng đều dựa trên tính chất pháp lý


166 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2019), Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước,

NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.379.

167 Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), sđd (32), tr.252; Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), sđd (39), tr.117.

của các hoạt động quản lý và trong đó các quan điểm đều thừa nhận vai trò chủ đạo, chính yếu của các hình thức mang tính pháp lý.

Kế thừa các quan điểm nghiên cứu về hình thức QLNN, tác giả cho rằng: hình thức QLNN về giá đất là những hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý nhằm đạt được các nhiệm vụ, mục tiêu trong quản lý giá đất, bao gồm những hình thức quản lý mang tính pháp lý và những hình thức không mang tính pháp lý. Hình thức QLNN về giá đất phải thể hiện đầy đủ các chức năng trong QLNN về giá đất; phải phù hợp với đặc điểm của giá đất, thể hiện đầy đủ nội dung quản lý.

Hình thức mang tính pháp lý trong QLNN về giá đất được biểu hiện với nhiều hình thức đa dạng, gồm: (i) ban hành quyết định quản lý giá đất: đây là hình thức chủ yếu thể hiện qua nội dung ban hành các quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt trong quá trình quản lý giá đất, mà trọng tâm là ban hành quyết định quy phạm nhằm tổ chức thực hiện quy định của luật về các nội dung liên quan đến giá đất; là căn cứ ban hành quyết định cá biệt trong áp dụng giá đất nhà nước. Đặc trưng trong QLNN về giá đất là việc ban hành các quyết định quản lý thể hiện quyền quyết định giá đất. Điều 18 LĐĐ năm 2013 quy định hình thức quyết định giá đất gồm ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể. Hình thức các quyết định được ban hành trong quá trình quyết định giá đất cụ thể gồm: Chính phủ ban hành Nghị định quy định về khung giá đất; UBND cấp tỉnh ban hành quyết định công bố bảng giá đất và quyết định phê duyệt giá đất cụ thể. Các loại quyết định này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất nhưng họ lại không được quyền khiếu nại, khiếu kiện vì giới hạn trong pháp luật khiếu nại và tố tụng hành chính. Có

quan điểm cho rằng, quyết định phê duyệt giá đất cụ thể là quyết định cá biệt nhưng mang tính chất nội bộ,168 nên các chủ thể liên quan không thể khiếu nại, khiếu kiện quyết định đó. Có thể nói, pháp luật hiện hành chưa xây dựng một cơ chế kiểm soát hiệu quả thông qua giải quyết tranh chấp đối với các quyết định quản lý trong QLNN về giá đất. Quá trình ban hành các quyết định khi Nhà nước quyết định giá đất chỉ được kiểm soát qua hoạt động thẩm định dự thảo trước khi ban hành, cụ thể: Điều 8 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định Bộ Tài chính sẽ thẩm định dự thảo khung giá

đất; khoản 4 Điều 12 và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định bảng giá đất được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. (ii) Hình thức báo cáo nhằm kiểm tra hiệu quả hoạt động quản lý của cấp trên đối với cấp dưới, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý. Hình thức này được quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP: “hằng năm, UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ TN&MT về tình hình thực


168 Hải Dương (2014), “Tôi kiện quyết định phê duyệt đơn giá đất”, Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, https://plo.vn/plo/toi-kien-quyet-dinh-phe-duyet-don-gia-dat-511855.html [truy cập ngày 13/8/2020]. Cụ thể Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã từ chối thụ lý xét xử vụ kiện quyết định phê duyệt giá đất tái định cư cho 19 hộ dân trên địa bàn huyện Mộc Hóa tỉnh Long An vì lý do quyết định phê duyệt giá đất của UBND tỉnh Long An mang tính chất nội bộ, chỉ đạo UBND huyện Mộc Hóa làm căn cứ áp giá đất tính tiền sử dụng đất khi bố trí tái định cư.

hiện các quy định của pháp luật về giá đất tại địa phương”. (iii) Cấp chứng chỉ trong hoạt động tư vấn thẩm định giá. Tư vấn thẩm định giá đất là hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn cao ảnh hưởng đến quá trình quyết định giá đất nhà nước và dịch vụ thẩm định giá đất cũng được áp dụng phổ biến trong các hoạt động của thị trường. Hình thức quản lý thông qua việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ hành nghề nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động tư vấn thẩm định giá đất; đây là hình thức được quy định tại Nghị định số 136/2018/NĐ-CP. (iv) Hợp đồng hành chính là hợp đồng do một pháp nhân công ký hoặc được ký thay cho một pháp nhân công, và bao gồm hoặc mục đích thực hiện công vụ, hoặc những điều khoản vượt ra ngoài

phạm vi của luật thông thường, hoặc phải tuân theo chế độ do luật công điều chỉnh.169

Hợp đồng hành chính là một trong những phương thức mở rộng sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào quá trình QLNN về giá đất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điển hình là hợp đồng thuê các tổ chức tư vấn thẩm định giá độc lập thực hiện hoạt động tư vấn thẩm định giá đất trong quá trình quyết định giá đất nhà nước.

Bên cạnh đó, những hình thức không mang tính pháp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong quản lý giá đất, những hình thức này mang tính tác nghiệp, kỹ thuật và tạo những tác động tích cực cho hiệu quả của các hình thức mang tính pháp lý, các hoạt động chủ yếu như: (i) tổ chức hội nghị, hội thảo: đây là hình thức phổ biến và quan trọng trong nâng cao hiệu quả quản lý. Hội nghị, hội thảo chuyên sâu về công tác quản lý giá đất là nơi trao đổi, tìm hướng giải quyết các khó khăn trong thực tiễn và chia sẻ các kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu ứng dụng trong quản lý giá đất. (ii) Hợp tác quốc tế: qua các chương trình, dự án hợp tác giúp nâng cao chất lượng đội ngũ, kỹ thuật hiện đại trong quản lý giá đất. Hình thức này góp phần đưa cơ chế quản lý giá đất ở nước ta tiến gần với sự phát triển của thế giới, kịp thời có những thay đổi nhằm hiện đại hóa cơ chế quản lý giá đất. (iii) Lấy ý kiến đóng góp của các chủ thể liên quan là hình thức phản ánh tính dân chủ, minh bạch và bảo đảm sự tham gia của Nhân dân.

Các hình thức QLNN cần được nghiên cứu, kết hợp áp dụng trên cơ sở các hình thức mang tính pháp lý giữ vai trò chủ đạo để hướng đến các mục tiêu trong QLNN về giá đất. Tùy thuộc từng nội dung, đặc điểm của đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý mà lựa chọn áp dụng các hình thức phù hợp.

2.3.5. Chủ thể quản lý nhà nước về giá đất và phương pháp quản lý nhà nước về giá đất

2.3.5.1. Chủ thể quản lý nhà nước về giá đất

Trong quản lý giá đất, vai trò quản lý của cơ quan hành chính nhà nước là chính yếu. Bên cạnh đó, quản lý giá đất đặt ra yêu cầu về chuyên môn hóa, tính khách quan và dân chủ nên sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước là không thể thiếu. Vì vậy, chủ thể QLNN về giá đất phải là sự phối hợp của hai nhóm: một là, hệ thống cơ quan



169 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.374.

quản lý giá đất - cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cụ thể như: Chính phủ, Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, Sở TN&MT, UBND cấp huyện; hai là, chủ thể tham gia quá trình quản lý - tổ chức dịch vụ công và các chủ thể ngoài nhà nước, như: tổ chức tư vấn thẩm định giá, Hội thẩm định giá Việt Nam, Văn phòng đăng ký đất đai, tổ chức dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Trước đây, Bộ Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu cho Chính phủ về công tác quản lý giá đất. Từ khi Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT có hiệu lực thi hành thì công tác quản lý giá đất, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về giá đất được chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ TN&MT. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý giá cả chung và hoạt động tư vấn thẩm định giá, trong đó bao gồm thẩm định giá đất. Nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý theo sự phân công thống nhất của Chính phủ quy định tại Điều 21 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP với vai trò chính yếu của Bộ TN&MT, trên cơ sở phân cấp thẩm quyền quản lý phù hợp đặc điểm của giá đất. Hệ thống cơ quan QLNN về giá đất được quy định cụ thể như sau:



Cơ quan

Nhiệm vụ, quyền hạn

Trung ương

Chính phủ

Ban hành, điều chỉnh khung giá; quy định quy trình xây dựng bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể; quy định điều kiện hoạt động tư vấn giá đất.

Bộ TN&MT 170 (Tổng

cục quản lý đất đai171)

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất trình Chính phủ ban hành hoặc để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai; lập bản đồ giá đất; xây dựng, tổng hợp, cung cấp dữ liệu, thông tin về khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể; tổ chức xây dựng, điều chỉnh khung giá đất trình Chính phủ ban hành; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc áp dụng phương pháp định giá đất; áp dụng bảng giá

đất và giá đất cụ thể, đấu giá quyền sử dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về giá đất - 11


170 Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất.

171 Quyết định số 02/2018/QĐ-TTg ngày 17/01/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Tổng cục quản lý đất đai thì nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý giá đất do Tổng cục thực hiện.




đất và hoạt động tư vấn xác định giá đất theo quy định của pháp luật; ban hành chương trình bồi dưỡng về PLĐĐ và định giá đất; xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác CSDL quốc gia về giá đất trong hệ thống

thông tin đất đai.

Bộ Tài chính172

Thẩm định khung giá đất; chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT hướng dẫn nội dung thẩm định bảng giá đất, định giá đất cụ thể của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng

thẩm định giá đất.

Địa phương

UBND cấp tỉnh

Ban hành, điều chỉnh bảng giá đất, quyết định giá đất cụ thể và đề xuất điều chỉnh khung giá đất, quy định, quyết định hệ số điều chỉnh giá đất; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá đất tại địa phương, giải quyết các vướng mắc phát sinh về giá đất theo thẩm quyền; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về giá đất và hoạt động tư vấn xác định giá đất tại địa phương; tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác CSDL về giá đất tại địa phương, lập bản đồ giá; công bố chỉ số biến động giá đất thị trường; hàng năm, báo cáo Bộ TN&MT về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về giá đất tại địa phương.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Thông qua bảng giá đất do UBND cấp tỉnh trình; thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và báo cáo Hội đồng nhân dân trong kỳ họp gần nhất về việc điều chỉnh

bảng giá đất.


172 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất.



Sở TN&MT

Chủ trì tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; lập bản đồ giá đất, tham mưu giải quyết vướng mắc về giá; chủ trì tổ chức xác định giá đất cụ thể; tham gia Hội đồng thẩm định giá đất; chủ trì, phối hợp Sở, ngành trình UBND cấp tỉnh quyết định hệ số điều chỉnh giá đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Sở Tài chính

Tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất, giá đất cụ thể tại địa phương; chủ trì, phối hợp Sở TN&MT trình UBND cấp tỉnh quyết định hệ số điều chỉnh giá đất khi Nhà nước

giao đất, cho thuê đất.

Hội đồng thẩm định

bảng giá đất/ giá đất cụ thể

Thẩm định bảng giá đất/ thẩm định phương án giá đất cụ thể.

Bảng 2.4. Chủ thể quản lý giá đất giai đoạn Luật Đất đai năm 2013

Chức năng, nhiệm vụ trong QLNN về giá đất thể hiện sự phân cấp rõ ràng giữa Chính phủ và UBND cấp tỉnh, sự phối hợp giữa hệ thống cơ quan TN&MT và cơ quan tài chính với trách nhiệm tham mưu chính trong quản lý giá đất của ngành TN&MT. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giữ vai trò thẩm tra và phê duyệt những nội dung liên quan đến Bảng giá đất. Đồng thời, quy định áp dụng phổ biến giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định thì vai trò của Hội đồng thẩm định giá đất với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn và các tổ chức, cá nhân hoạt động thẩm định giá là rất quan trọng, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý của giá đất nhà nước. Kết luận số 36-KL/TW đã yêu cầu mở rộng thành phần thẩm định giá đất theo hướng có sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát hoạt động QLNN về giá đất từ bên trong, với giá trị của kết quả thẩm định giá đất hiện nay thì sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân cũng không mang lại nhiều ý nghĩa. Nhìn chung, quy định về tổ chức và phân công chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lý giá đất phản ánh những đặc điểm cơ bản của giá đất, có tính hệ thống và phân cấp rõ ràng. Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của QLNN về giá đất thì tổ chức và hoạt động của chủ thể QLNN về giá đất phải bảo đảm các yêu cầu cơ

bản sau:173

Một là, tuân thủ các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật trong khoa học luật hành chính là yêu cầu cơ bản trong tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý giá đất. Tiên quyết là bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Đồng thời,


173 Những nguyên tắc này được tác giả xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2005), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 161-170.

bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động hệ thống cơ quan quản lý giá đất. Điều này được biểu hiện cụ thể qua quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm của cơ quan cấp dưới với cơ quan cấp trên, cơ quan hành chính với cơ quan dân cử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý giá đất. Bên cạnh đó, do giá đất có tính liên ngành, cụ thể ở nước ta theo chức năng của các cơ quan chuyên môn thì quản lý giá đất thuộc chức năng chính của ngành TN&MT nhưng liên quan chặt chẽ công tác thẩm định giá, quản lý giá cả của ngành tài chính. Giá đất có tính khu vực cao nên vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý giá đất là rất quan trọng. Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành và lãnh thổ để phát huy tối ưu hiệu quả, hạn chế và giải quyết các xung đột về thẩm quyền quản lý. Yêu cầu này đặt ra vấn đề cần giải quyết trong thực trạng quản lý giá đất ở Việt Nam hiện nay là sự thống nhất phối hợp giữa Bộ TN&MT với Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh trong quá trình QLNN về giá đất.

Hai là, quá trình tổ chức, phân giao quyền hạn quản lý giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu của phân cấp QLNN và phù hợp đặc điểm của giá đất. Dựa vào đặc trưng và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân cấp QLNN, tác giả cho rằng quá trình phân cấp quản lý giá đất giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa các ngành phải xem xét trên những tiêu chí cơ bản sau: đánh giá sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân cấp; bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong phân cấp; các yếu tố quyết định (như: tài chính, tổ chức bộ máy, trình độ, kỹ thuật…) hiệu quả thực hiện công việc được giao; xem xét chi phí và trách nhiệm chủ thể thực hiện công việc. Do giá đất mang tính khu vực và cá biệt cao nên phân cấp quản lý giữ vai trò rất quan trọng trong QLNN về giá đất; bởi chỉ khi hiểu rõ được bản chất, thông tin và diễn biến của đối tượng quản lý thì cơ chế quản lý mới phát huy hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể qua phân cấp quyền quyết định giá đất cho UBND cấp tỉnh nhưng sự ràng buộc bởi khung giá đất do Chính phủ ban hành đã ảnh hưởng đến hiệu quả quyết định giá đất hiện nay, minh chứng là bảng giá đất ở các địa phương thấp hơn nhiều lần so với thị trường: ở trung tâm các đô thị lớn có thể chỉ bằng

10% giá thị trường, những nơi khác thấp hơn thị trường khoảng từ 30% - 50%.174

Ba là, vận dụng những giá trị tiến bộ của các mô hình cải cách hành chính trên thế giới để đổi mới tổ chức, hoạt động chủ thể quản lý giá đất. Những điểm nổi bật trong xu hướng phát triển của cải cách hành chính như: tư nhân hóa một phần các hoạt động của Nhà nước, đặc biệt là đối với dịch vụ công; huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động quản lý của Nhà nước.175 Mở rộng sự tham gia của



174 Minh Trung (2021), “Trao quyền quyết định giá đất cho UBND cấp tỉnh: Những vấn đề phát sinh từ thực tế cần nghiên cứu lại”, Tạp chí điện tử pháp lý, https://phaply.net.vn/gop-y-hoan-thien-chinh-sach-phap-luat-ve-tai- nguyen-moi-truong-ky-8-bai-13-trao-quyen-quyet-dinh-gia-dat-cho-ubnd-cap-tinh-nhung-van-de-phat-sinh-tu- thuc-te-can-nghien-cuu-lai/ [truy cập ngày 11/5/2021].

175 Nguyễn Hữu Hải (2016), Cải cách hành chính nhà nước - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 50-53.

các chủ thể ngoài nhà nước vào quá trình quản lý giá đất hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển quản lý đất đai hiện đại, điển hình tài liệu của Liên hợp quốc về hướng dẫn quản lý đất đai đã định hướng nội dung này từ năm 1996: “phát triển vai trò của khu vực tư nhân và sự tham gia của chính quyền địa phương, các dịch vụ và tổ chức phi Chính phủ”.176 Đây là căn cứ luận giải sự cần thiết tham gia của các chủ thể

ngoài nhà nước trong quản lý giá đất ở Việt Nam.

Vậy, dựa vào tiêu chí nào để xác định nội dung quản lý giá đất cần chuyển giao cho các chủ thể ngoài nhà nước thực hiện? Kết hợp lý thuyết về phân cấp quản lý và đặc điểm của QLNN về giá đất tác giả cho rằng tính chuyên nghiệp, hiệu quả và chi phí là căn cứ để phân cấp, mở rộng sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước trong thực hiện các nội dung quản lý giá đất. Đẩy mạnh phân cấp quản lý giá đất bảo đảm yêu cầu độc lập, khách quan, tinh gọn bộ máy quản lý, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả tối ưu trong quản lý.

Bên cạnh đó, với bản chất sở hữu toàn dân về đất đai và nguyên tắc Nhân dân tham gia QLNN, thì quá trình quản lý giá đất phải thể hiện đầy đủ và đề cao tính Nhân dân. Việc mở rộng và đa dạng phương thức tham gia của Nhân dân trong quản lý giá đất không chỉ phản ánh mức độ dân chủ, tăng cường giám sát chủ thể quản lý mà còn tạo sự đồng thuận cao với các quyết định trong quản lý giá đất. Đặc biệt, khi giá đất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người sử dụng đất thì việc tham gia quản lý giá đất là cơ chế bảo đảm cân bằng lợi ích. Tuy nhiên, do quản lý giá đất có yêu cầu chuyên môn cao nên tùy thuộc vào nội dung cụ thể mà xây dựng những phương thức tham gia của Nhân dân phù hợp, bảo đảm hiệu lực thực thi và hiệu quả quản lý.

Tóm lại, hệ thống cơ quan QLNN về giá đất cần tiếp tục đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, pháp quyền, trách nhiệm giải trình; mở rộng sự tham gia của Nhân dân và các chủ thể ngoài nhà nước là những yêu cầu bảo đảm hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý giá đất.

2.3.5.2. Phương pháp quản lý nhà nước về giá đất

Phương pháp quản lý là những cách thức mà chủ thể quản lý áp dụng để tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được những mục đích đề ra. Phương pháp quản lý được chia thành những nhóm phổ biến sau: (i) Theo bản chất quyền uy, có hai phương pháp chung nhất là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế; (ii) Theo phương thức tác động thì bao gồm phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tác động mang tính xã hội, phương pháp giáo dục.177 Trong khi đó,

theo khả năng tác động đến nhận thức và hành vi của con người thì có 04 phương pháp


176 United Nations (1996), Land Administration guidelines with special reference to Countries in Transition, http://www.unece.org/fileadmin/DAM/hlm/documents/Publications/land.administration.guidelines.e.pdf,p.99 [truy cập ngày 17/7/2020]. “Developing the role of the private sector and the participation of the local authorities, utilities and other NGOs”.

177 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.380, 381.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí