Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ


a). Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện;

b). Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người có nhu cầu sử dụng đất.

3.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

3.4. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

3.5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

3.6. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án có sử dụng đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch.

Đối với các công trình, dự án theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai mà thực hiện bằng ngân sách nhà nước phải được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch.

Đối với công trình, dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.

3.7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người sử dụng đất.

3.8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

3.9. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm


cấp huyện.

3.10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

3.11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 36 của Thông tư 01/TT-BTNMT, gồm:

- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, khu vực dự kiến Nhà nước thu hồi đất trong năm kế hoạch trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích các công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm đến từng thửa đất, được sử dụng một trong các loại tài liệu sau đây để thể hiện trên nền bản đồ địa chính; trường hợp không có bản đồ địa chính thì sử dụng trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã:

Đối với các công trình, dự án xây dựng tập trung thì sử dụng hồ sơ, bản vẽ trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, dự án đầu tư (nếu có);

Đối với các khu vực tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, các khu vực nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà có chuyển mục đích sử dụng đất và các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất còn lại được trích từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

Đối với các công trình, dự án theo tuyến thì sử dụng các bản đồ định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng tuyến.

- Bản đồ khu vực cần chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch trên nền bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

3.12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

3.13. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

3.14. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định.

3.15. Đánh giá, nghiệm thu.


2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu

UBND huyện Yên Lập đã tích cực và sáng tạo trong thực hiện mục tiêu QLNN về đất đai trên địa bàn huyện theo tinh thần của Luật Đất đai phù hợp với điều kiện địa phương nên được người sử dụng đất tin tưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

Bảng 2.11: Đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện mục tiêu Q NN đối với sử dụng đất đai của UBND huyện Yên Lập

Nội dung đánh giá

Mẫu

(ng)

Số lựa chọn

Điểm

BQ

1

2

3

4

5

1. QLNN đối với sử dụng đất đai của UBND huyện Yên Lập góp phần tích cực vào việc bảo

vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai


27


0


0


6


12


9


4,11

2. QLNN đối với sử dụng đất đai của UBND

huyện Yên Lập giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai


27


0


0


11


13


3


3,70

3. QLNN đối với sử dụng đất đai của UBND huyện Yên Lập góp phần đảm bảo sử dụng hợp

lý quỹ đất đai của huyện


27


0


3


12


10


2


3,41

4. QLNN đối với sử dụng đất đai của UBND huyện Yên Lập góp phần tăng cường hiệu quả sử

dụng đất đai


27


0


0


8


15


4


3,85

5. QLNN đối với sử dụng đất đai của UBND huyện Yên Lập góp phần bảo vệ đất, cải tạo đất,

bảo vệ môi trường


27


0


3


9


15


0


3,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 11

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra xã hội học bằng phần mềm Excel

Theo kết quả khảo sát cho thấy, có 3/5 tiêu chí được đánh giá ở mức khá, và 2/5 tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình. Theo đó, có 2/4 mục tiêu QLNN đối


với sử dụng đất đai của UBND huyện Yên Lập có cơ sở để khẳng định các mục tiêu này đã được đảm bảo và 2/4 mục tiêu QLNN đối với sử dụng đất đai của UBND huyện Yên Lập có cơ sở để khẳng định các mục tiêu này chưa đạt được trọn vẹn. Các mục tiêu chưa đạt được trọn vẹn gồm có: (1) Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của huyện và (2) Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.

2.4.2. Những kết quả đạt được

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp: đã được triển khai thực hiện ngày một bài bản hơn, trong đó, đề cao sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND huyện với các cơ quan quản lý đất đai của UBND huyện, với UBND các xã, thị trấn. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang được củng cố chi tiết theo từng năm, ngày càng tạo thuận lợi cho công tác QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Nhìn chung, phương án quy hoạch, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn các xã, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp:

+ Thực hiện giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đai :

(1) Giao đất, cho thuê đất đúng đối tượng; quá trình họp xét và quyết định giao đất, cho thuê đất được thực hiện dân chủ, công khai, chính quyền chỉ đưa ra định hướng về chủ trương, chính sách về giao đất, cho thuê đất và để nhân dân chủ động đề xuất các trường hợp được giao đất, cho thuê nên đã hạn chế được ý kiến thắc mắc của người dân trong việc giao đất và cho thuê đất. (2) Trong quá trình thực hiện chính sách về thu hồi đất, huyện đã căn cứ đầy đủ vào các quy định hiện hành. (3) Việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và niêm yết công khai cho người sử dụng đất thực hiện, hạn chế hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu của cán bộ, công chức khi thực hiện.

+ Đăng ký quyền sử dụng đất đai , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai

: đã chỉ đạo, thực hiện tốt việc đăng ký đất đai lần đầu và lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện


theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được phê duyệt.

+ Thu ngân sách nhà nước từ đất đai : được thực hiện theo đúng quy định của tỉnh Phú Thọ. Huyện đã đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai : đã giải quyết được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo nhiều lần, vượt cấp.

- Kiểm soát sử dụng đất nông nghiệp: có kế hoạch chi tiết, nội dung thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm. Qua công tác thanh, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai của các đối tượng bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức QLNN về đất đai và hộ gia đình, cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu QLNN về đất đai trên địa bàn huyện.

2.4.3. Hạn chế

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp: phương án quy hoạch còn một số nội dung không có tính khả thi, kế hoạch sử dụng đất đai theo từng năm chưa tính đúng khả năng phát triển thực tế tại địa phương nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh hạng mục mới, một số hạng mục không thực hiện được. Nhiều công trình mới bắt đầu triển khai, đang triển khai nhưng phải chững lại, gây lãng phí nguồn lực đất đai trong khi một bộ phận người dân còn đang thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Nhà nước hạn chế đến mức tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ nên việc thực hiện các chỉ tiêu đã có trong quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến đất lúa chưa đạt được như chỉ tiêu đã đề ra (đặc biệt là các dự án giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân).

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp:

+ Thực hiện giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đai :

Sau khi giao đất cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chính quyền các cấp không có biện pháp kiểm soát việc sử dụng đất đai , dẫn tới thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp sử dụng đất đai sai mục đích đã


được phát hiện và xử lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Chất lượng định giá đất đai còn thấp, chưa tham khảo giá thị trường, nên một số hộ dân vẫn còn tư tưởng cho rằng nhà nước đền bù cho họ thấp, từ đó phát sinh mâu thuẫn, khó khăn trong thực hiện đền bù cho nông dân khi Nhà nước thu hồi đất đai . Công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn, chậm khắc phục như chưa có phương án ổn định sản xuất cho nông dân sau khi đất đai bị thu hồi.

+ Đăng ký quyền sử dụng đất đai , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai

: quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mặc dù đã được thực hiện đầy đủ, nhưng vấn còn tồn tại một số lượng sai sót xuất phát từ phía cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là trong quá trình kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận.

+ Thu ngân sách nhà nước từ đất đai : chưa có biện pháp đẩy mạnh khai thác các nguồn thu từ đất để bổ sung cho ngân sách địa phương.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai : nhiều trường hợp thực hiện còn chậm chạp do sự phối hợp không chặt chẽ của UBND cấp xã.

- Kiểm soát sử dụng đất nông nghiệp:

Công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện, làm kéo dài thời gian thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, gây tác động xấu đối với công tác QLNN đối với sử dụng đất đai .

Công tác giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa chặt chẽ trên thực địa nên nhiều doanh nghiệp, nhất là công ty Lâm nghiệp sau khi rà soát đổi mới nhưng sử dụng đất đai được giao không hiệu quả. Vì vậy, vẫn còn xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh giữa các hộ dân và công ty lâm nghiệp, đây cũng là nguyên nhân chính phát sinh đơn thư về tranh chấp quyền sử dụng đất.

2.4.4. Nguyên nhân

2.4.4.1. Nguyên nhân khách quan

- Xuất phát từ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của các cơ quan QLNN đối với sử dụng đất của UBND huyện: Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa


phương và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, công cụ làm việc của cơ quan QLNN về đất đai còn thiếu thốn. Hiện nay, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện Yên Lập chưa có trang thiết bị làm việc phù hợp với yêu cầu công việc. Trang thiết bị chỉ có 2 máy tính hoạt động ổn định có cấu hình đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong khi hồ sơ phải xử lý tại văn phòng là 500 hồ sơ mỗi tháng nên gây ra tình trạng quá tải. Khó khăn về kinh phí, phương tiện, thiết bị làm việc cũng ảnh hưởng không tốt đến việc đo đạc, xác định ranh giới địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Phương tiện phục vụ thiếu thốn chỉ có 01 máy đo đạc điện tử.

- Xuất phát từ sự phối hợp giữa Phòng TNMT với các cơ quan, đơn vị trong công tác QLNN đối với sử dụng đất chưa hiệu quả, đặc biệt là sự phối hợp với UBND các xã trong việc xác minh ranh giới thửa đất, tranh chấp đất,...

- Hoạt động tuyên truyền luật Đất đai, chính sách đất đai chưa trực tiếp đến tất cả chủ thể sử dụng đất, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, việc tuyên truyền luật Đất đai, chính sách đất đai thông qua các kênh thông tin chính thống của Nhà nước chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Chính vì không cập nhật thông tin về pháp luật đất đai, mà nhiều hộ dân thực hiện khiếu kiện, tố cáo không đúng nội dung, thậm chí bị kẻ xấu lợi dụng, kích động gây mất đoàn kết dân tộc, mất an ninh trật tự trên địa bàn.

- Nhận thức pháp luật về đất đai, trong đó có pháp luật khiếu nại, tố cáo, của một bộ phận người dân còn hạn chế dẫn đến tình trạng khiếu kiện không hợp lý còn xảy ra và tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng kích động, gây mất trật tự ở địa phương.

- Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư dự án còn chưa quan tâm phối hợp với cơ quan chuyên môn lập hồ sơ để thực hiện công tác thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư lập hồ sơ thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất của Phòng TNMT có lúc chưa kịp thời.


2.4.4.2 Nguyên nhân chủ quan

- Xuất phát từ năng lực tổ chức, điều hành công tác QLNN đối với sử dụng đất của UBND huyện: Việc phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân được thực hiện chưa tốt, hình thức.

- Xuất phát từ năng lực của đội ngũ cán bộ QLNN về đất đai: Trình độ của một số cán bộ, công chức, viên chức QLNN về đất đai chưa đáp ứng được nhiệm vụ công việc, đặc biệt việc tham mưu của một số công chức địa chính ở cơ sở trong xử lý các trường hợp vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường chưa kịp thời và chưa triệt để, nhiệm vụ của nhành TNMT nhiều nhưng nguồn nhân lực thiếu so với vị trí việc làm.

- Một số quy định trong luật Đất đai năm 2013 và các hướng dẫn của Chính phủ, bộ TNMT khôn cập nhật kịp với tình hình thực tế. Ví dụ việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Lập gặp khó khan và mất thời gian vì theo quy định tại Điều 46 của luật Đất đai năm 2013, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Lập chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên (cấp tỉnh, cấp quốc gia), hoặc có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương, khiến huyện phải chờ đợi, làm ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả sử dụng. Quy trình điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phải được thực hiện như quy trình lập quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu, buộc phải làm nhiều thủ tục gây mất thời gian.

+ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức QLNN về đất đai trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế như khối lượng công việc tồn đọng quá lớn; ý thức, thái độ, phẩm chất đạo đức một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, các lớp bồi dưỡng, hội nghị tập huấn chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ QLNN về đất đai chưa tổ chức được đầy đủ, kịp thời do kinh phí cấp cho các hoạt động này ở địa phương còn hạn chế. Bởi theo quy định về phân cấp ngân sách, việc đào tạo, tập huấn chuyên môn cho đối tượng là cán bộ cấp xã phụ thuộc vào nguồn kinh phí địa phương bố trí, nhưng nhiều địa phương không bố trí hoặc bố trí không đủ kinh phí này, dẫn đến

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí