Thượng Tôn Pháp Luật Trong Quản Lý Nhà Nước Về Giá Đất

Tóm lại, nền tảng thị trường trong quản lý giá đất là cơ sở quan trọng phát huy tối ưu hiệu quả kinh tế đất đai, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi quản lý truyền thống sang xây dựng thể chế quản trị đất đai hiện đại. Nền tảng thị trường phải là yêu cầu từ cơ sở xây dựng các quy định pháp luật và vận hành cơ chế quản lý giá đất.

2.5.6. Thượng tôn pháp luật trong quản lý nhà nước về giá đất

Thượng tôn pháp luật trong quản lý giá đất được hiểu là quản lý theo pháp luật, tăng cường pháp chế và pháp quyền trong quản lý. Pháp quyền là đặc trưng cơ bản của quản trị tốt, quản trị nhà nước hiện đại được nhiều nghiên cứu thừa nhận.195 Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó các cơ quan chính quyền và công dân đều phải tuân thủ pháp luật.196 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Vì vậy, việc tổ chức và hoạt động QLNN về giá đất phải dựa trên quy định của pháp luật. Cụ thể, trong QLNN về giá đất thượng tôn pháp luật được thể hiện qua các nội dung sau:

Một là, pháp luật cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về quản lý giá đất. Sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng trong mọi lĩnh vực nhưng phải thông qua pháp luật để đi vào đời sống xã hội. Điều này bảo đảm kết hợp hài hòa nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong QLNN và sự thượng tôn pháp luật ở Việt Nam.

Hai là, hệ thống các quy định pháp luật quản lý giá đất phải hạn chế thấp nhất sự can thiệp bằng ý chí chủ quan vào quá trình quản lý. Cơ chế quản lý phải được thiết lập và vận hành dựa trên bản chất của giá đất, quy luật thị trường, có căn cứ khoa học, trên cơ sở bảo đảm quyền con người, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình, tham gia quá trình quản lý.

Ba là, tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi của các bên trong quá trình quản lý được bảo đảm trên cơ sở tư pháp độc lập. Tư pháp độc lập là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm pháp quyền.197 Chính vì vậy, để tăng cường pháp quyền trong QLNN về giá đất cần tăng cường vai trò của Tòa án trong kiểm soát quá trình quản lý, giải quyết các xung đột về giá đất.

Tóm lại, thượng tôn pháp luật trong quản lý giá đất bao trùm toàn bộ quá trình quản lý. Hoàn thiện hệ thống các quy định về giá đất là tiền đề bảo đảm sự thượng tôn pháp luật trong QLNN về giá đất.

2.5.7. Yếu tố con người và kỹ thuật trong quản lý nhà nước về giá đất

Con người là yếu tố mang tính quyết định trong quản lý, bởi con người là chủ thể thiết kế và vận hành toàn bộ hệ thống quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.


195 United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, “What is good governance?”, https://www.unescap.org/sites/default/files/good-governance.pdf [truy cập ngày 01/7/2018].

Quản lý nhà nước về giá đất - 13

196 Brian Z. Tamanaha (2012), “The history and elements of the rule of law”, Singapore journal of legal Studies,

p.232-247, https://law.nus.edu.sg/sjls/articles/SJLS-Dec-12-232.pdf [truy cập ngày 17/7/2018].

197 Geoffrey de Q. Walker (1988), The rule of law - Foundatin of Constitutional Democracy, Melbourne University Press, pp.29-36.

định tầm quan trọng của người cán bộ đến kết quả công việc như sau: “cán bộ quyết định mọi việc, các đồng chí đều là cán bộ cấp cao, đều giữ những trách nhiệm quan trọng. Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng, đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí”.198 Vì vậy, cần khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ quản lý trong QLNN về giá đất. Trình độ năng lực quản lý, đạo đức quản lý và tác phong giải quyết công việc của đội ngũ quản lý là những nội dung cần bảo đảm để đạt

được hiệu quả cao nhất trong quản lý giá đất. Trước thực trạng những hạn chế của quy định trong quản lý giá đất thì đạo đức, sự công tâm của chủ thể quản lý là giải pháp hữu hiệu nhất để lấp đầy những khoảng trống đó. Không chỉ là chủ thể trực tiếp quản lý mà đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể tham gia quản lý giá đất cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, điển hình là đạo đức nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn thẩm định giá đất.

Bên cạnh vai trò của đội ngũ quản lý thì yếu tố kỹ thuật trong quản lý giá đất cũng không kém phần quan trọng. Kỹ thuật trong quản lý giá đất bao gồm các kỹ thuật tổ chức hệ thống cơ quan quản lý (quá trình thiết lập hệ thống cơ quan quản lý, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn), cách thức thực hiện quản lý (kỹ thuật tổ chức, áp dụng các phương pháp quản lý) và ứng dụng các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý giá đất. Việc nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiến bộ, phù hợp trong quản lý giá đất để hướng đến đạt được kết quả nhanh nhất, chính xác nhất và tiết kiệm.

Con người và kỹ thuật là hai yếu tố có mối quan hệ tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý. Có thể nói không thể quản lý giá đất tốt trên nền tảng nhân lực yếu, kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu.


198 Hồ Chí Minh toàn tập (tập 7) 1951 - 1952, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.415.

KẾT CHƯƠNG

Chương này được tác giả tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở lý luận của QLNN trong khoa học luật hành chính Việt Nam, đã giải quyết những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng lý luận và pháp lý trong QLNN về giá đất, cụ thể:

Một là, nội dung chỉ ra những đặc điểm chung của giá đất và những đặc trưng của giá đất ở Việt Nam, giúp hiểu rõ bản chất và quy luật của đối tượng quản lý. Qua phân tích những tác động của giá đất đến phát triển kinh tế, xã hội cho thấy sự cần thiết của việc thiết lập cơ chế quản lý của Nhà nước đối với giá đất. Phân tích đặc điểm của giá đất để xác định rõ đối tượng trong QLNN về giá đất, trình bày những quy định pháp luật cơ bản về đối tượng quản lý. Làm sáng tỏ mối tương quan giữa giá đất nhà nước và giá đất thị trường; giữa khung giá, bảng giá và giá đất cụ thể để thiết lập cơ chế quản lý giá đất hiệu quả nhất.

Hai là, trên nền tảng khoa học luật hành chính, đặc điểm của giá đất và chủ trương, định hướng hoàn thiện thể chế quản lý đất đai ở Việt Nam, tác giả đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận trong QLNN về giá đất, cụ thể: xây dựng nguyên tắc đặc trưng trong quản lý giá đất; xác định mục tiêu và đối tượng QLNN về giá đất; xây dựng nội dung và hình thức QLNN về giá đất; xác định những nền tảng lý luận trong tổ chức và hoạt động của chủ thể quản lý giá đất; phương pháp QLNN về giá đất. Bên cạnh đó, tác giả xác định rõ những ảnh hưởng của các nội dung quản lý đất đai đến QLNN về giá đất, mức độ hoàn thiện của các nội dung này ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả triển khai các nội dung và phương pháp quản lý giá đất.

Ba là, nội dung nghiên cứu trình bày khái niệm và những đặc điểm, yếu tố tác động đến QLNN về giá đất ở Việt Nam. QLNN không chỉ trên nền tảng pháp luật, thị trường mà phải nghiên cứu định hướng thay đổi từ các quan điểm hiện đại về xu hướng phát triển của QLNN hiện nay như: bảo đảm quyền con người trong quá trình quản lý; sự thay đổi vai trò của Nhà nước trong quản lý; công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình trong quản lý; tăng cường sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào quá trình quản lý… Kết hợp những yêu cầu trên và định hướng đổi mới quản lý đất đai ở Việt Nam, tác giả lựa chọn nghiên cứu ứng dụng lý thuyết quản trị tốt nhằm hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý giá đất ở Việt Nam.

Bốn là, cơ sở lý thuyết định hướng đổi mới QLNN về giá đất ở Việt Nam được tác giả nghiên cứu ứng dụng những đặc trưng của lý thuyết quản trị tốt, nguyên tắc QLNN trong khoa học luật hành chính, đặc điểm của giá đất ở Việt Nam để xây dựng 07 yêu cầu cơ bản bảo đảm hiệu quả quản lý giá đất phù hợp xu hướng quản trị đất đai hiện đại.

Kết quả nghiên cứu của chương này đã góp phần hoàn thiện những nội dung cơ bản về lý luận, pháp lý trong QLNN về giá đất; giải quyết một số nội dung trong câu hỏi nghiên cứu của luận án: tại sao Nhà nước cần quản lý giá đất? Xác định đối tượng trong QLNN về giá đất ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM

QLNN về giá đất qua các thời kỳ LĐĐ được khái quát như sau: LĐĐ năm 1987 theo nhận thức chủ quan của nhà quản lý và sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng chính trị với quan niệm đất đai là tặng vật của thiên nhiên nên không có thị trường đất đai, không có giá đất. LĐĐ năm 1993 dưới sự tác động của quá trình chuyển đổi tư duy phát triển theo định hướng kinh tế thị trường thì yếu tố thị trường đã được ghi nhận trong phân phối, sử dụng đất đai; bắt đầu chính thức ghi nhận giá đất, thể hiện sự chi phối mạnh mẽ của giá đất hành chính. LĐĐ năm 2003 với nguyên tắc điều chỉnh giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Điều này đánh dấu thay đổi sang điều tiết, quản lý theo thị trường từ LĐĐ năm 2003; đặc biệt, giai đoạn này bắt đầu ghi nhận sự phát triển của hoạt động tư vấn thẩm định giá đất ngoài nhà nước. Tuy nhiên, với những giới hạn hành chính bởi khung giá đất do Chính phủ ban hành và quan niệm về giá đất thị trường không thực đã tạo nên nhiều bất cập. LĐĐ năm 2013 điều chỉnh cơ bản những quy định về giá đất theo hướng điều tiết, quyết định giá đất theo giá phổ biến được đa số chấp nhận trong giao dịch và mở rộng việc áp dụng tư vấn thẩm định giá đất. Những nguyên tắc khách quan, độc lập, trung thực và phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường đã hình thành và tác động đến công tác quản lý giá đất. Bên cạnh đó, thực trạng giá đất ở Việt Nam đã được hệ thống trong tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy những bất cập, xung đột gay gắt về giá đất nhà nước và những biến động bất thường của giá đất thị trường ở nước ta. Giá đất chưa phát huy được hiệu quả trong điều tiết lợi ích, phát triển kinh tế đất đai mà là tâm điểm phát sinh tranh chấp trong quản lý đất đai. Trước những chuyển biến tích cực trong quản lý giá đất theo cơ chế thị trường của LĐĐ năm 2013, chương này tác giả nghiên cứu thực trạng QLNN về giá đất ở Việt Nam qua phân tích, đánh giá các quy định và thực tiễn thực thi quy định về quản lý giá đất của LĐĐ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.1. Thực trạng nội dung quản lý, hình thức quản lý nhà nước về giá đất ở Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng nội dung và hình thức QLNN về giá đất bao gồm: trình bày và phân tích những quy định pháp luật hiện hành trong từng nội dung quản lý và hình thức quản lý; thực tiễn áp dụng pháp luật trong các nội dung quản lý và thực tiễn triển khai các hình thức quản lý giá đất.

3.1.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về giá đất

Nghị quyết số 19-NQ/TW và Kết luận số 36-KL/TW thể hiện những định hướng, chủ trương trong QLNN về giá đất bao gồm: xây dựng nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; định hướng hoàn thiện công tác định giá đất; kiện toàn cơ quan định giá đất và phát triển tư vấn định giá đất độc lập; xây

dựng và cập nhật biến động giá đất trên thị trường. Để triển khai thực hiện các chủ trương nêu trên, ngày 22/01/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nội dung cụ thể liên quan đến giá đất gồm: xây dựng, hoàn thiện pháp luật về giá đất; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý giá đất thông qua chỉ đạo tiến hành xây dựng khung giá đất, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng bảng giá và xác định giá đất cụ thể tại các địa phương; tổ chức theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; xây dựng CSDL giá đất; kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý; tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế. Những nội dung trên cho thấy Nghị quyết số 07/NQ-CP chỉ là kế hoạch công việc của Chính phủ, không là chiến lược quản lý, kế hoạch tổng thể của hệ thống cơ quan quản lý giá đất. Vừa qua, để triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW, ngày 18/9/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP nhưng vẫn chưa thể hiện chiến lược, kế hoạch quản lý giá đất. Với những nội dung thể hiện trong hai Nghị quyết nêu trên cho thấy, Chính phủ chưa xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể trong QLNN về giá đất mà chỉ dừng lại ở việc xác định những công việc Chính phủ sẽ thực hiện theo chức năng quản lý của Chính phủ. Có thể nói, các định hướng chiến lược trong quản lý giá đất ở Việt Nam hiện nay chỉ thể hiện trong định hướng, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa được cụ thể hóa một cách hệ thống trong các quyết định QLNN; nội dung chủ yếu chỉ thể hiện sự đổi mới trong phương thức quyết định giá đất, chưa thể hiện tính toàn diện và đột phá về vai trò của Nhà nước trong quản lý giá đất.

Sự khiếm khuyết về mục tiêu chiến lược trong QLNN về giá đất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong hiệu quả quản lý giá đất ở Việt Nam trong thời gian qua. Khi các mục tiêu chưa được định hướng toàn diện và đầy đủ sẽ không thể nào thiết lập chiến lược, nội dung quản lý và phương pháp quản lý phù hợp. Minh chứng cho vấn đề này là các quy định và thực tiễn quản lý giá đất ở nước ta thời gian qua chỉ chú trọng giải quyết bất cập trong quyền quyết định giá đất nhà nước, hay nói cách khác chúng ta chỉ giải quyết làm sao quyết định được mức giá đất phù hợp với thị trường, hạn chế phát sinh các bất đồng, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, nguyên tắc QLNN về giá đất là nội dung rất quan trọng, là trụ cột trong vận hành cơ chế QLNN về giá đất nhưng vẫn chưa được thể hiện trong LĐĐ hay bất kỳ quyết định quản lý giá đất nào. Những bất cập về mục tiêu và nguyên tắc QLNN về giá đất trong cơ chế quản lý giá đất ở nước ta hiện nay là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự khiếm khuyết trong xây dựng chiến lược QLNN về giá đất nói riêng và hiệu quả QLNN về giá đất nói chung.

Thực tiễn triển khai các định hướng về quản lý giá đất trong Nghị quyết số 19- NQ/TW như sau: nhiệm vụ cơ bản đầu tiên là hoàn thiện quy định pháp luật. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính nền tảng trong quản lý. Điều này đã được thực hiện khá toàn diện trong giai đoạn LĐĐ năm 2013 với một hệ thống các văn bản quy phạm

pháp luật thống nhất và nhiều thay đổi trong quản lý giá đất. Việc xây dựng khung giá, bảng giá theo cơ chế thị trường được thể hiện rõ trong nguyên tắc định giá đất tại Điều 112 LĐĐ năm 2013, việc thay đổi thời gian sử dụng khung giá đất, bảng giá đất được cập nhật, điều chỉnh dựa vào giá đất phổ biến trên thị trường thể hiện rõ nét cơ chế thị trường trong quyết định giá đất. Tuy nhiên, giá đất trong khung giá và bảng giá đất vẫn bị đánh giá còn thấp hơn rất nhiều so với thị trường.199 Về kiện toàn và nâng cao trình

độ đội ngũ định giá đất, phát triển hệ thống tư vấn định giá độc lập được triển khai rất tích cực thời gian qua. Các quy định khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tư vấn thẩm định giá đất độc lập vào quá trình quyết định giá đất nhà nước. Minh chứng cho việc phát triển hệ thống tư vấn định giá độc lập là sự gia tăng đáng kể của các doanh nghiệp thẩm định giá, năm 2009 là 44 doanh nghiệp tăng lên 299 doanh nghiệp vào

năm 2020.200 Xây dựng CSDL và cập nhật biến động giá đất trên thị trường thiếu đồng

bộ trong quy định và đến nay trong thực tiễn Bộ TN&MT, các địa phương đều chưa xây dựng hoàn chỉnh CSDL giá đất, chưa thiết lập và công bố bản đồ giá đất như quy định. Việc theo dõi, cập nhật và công bố chỉ số biến động giá đất chưa được triển khai trong thực tiễn.

Bên cạnh định hướng chiến lược quản lý là công tác xây dựng kế hoạch quản lý, như đã phân tích kế hoạch rất đa dạng, tùy theo mục đích, phạm vi, đối tượng mà có những kế hoạch khác nhau. Nếu xét về phạm vi, kế hoạch quản lý giá đất bao gồm: kế hoạch tổng thể và kế hoạch cho từng hoạt động thì hiện nay quy định pháp luật chỉ đề cập đến kế hoạch trong từng nhiệm vụ cụ thể như: kế hoạch xác định giá đất cụ thể, kế hoạch xây dựng bảng giá đất được quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP và Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT. Kế hoạch tổng thể thực hiện nhiệm vụ quản lý của từng cấp, từng cơ quan, tổ chức chưa được quy định cụ thể, cũng như không quy định về việc công khai các kế hoạch quản lý. Việc xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai ở các địa phương cũng có nhiều chuyển biến tích cực, một số địa phương đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, ví dụ: Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 20/12/2019 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội; Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 22/10/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP… nhưng nội dung về giá đất còn rất mờ nhạt, đồng thời việc ban hành kế hoạch chưa đồng bộ ở các địa phương; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch vẫn còn bỏ ngỏ.

Nhìn chung, nội dung xây dựng chiến lược, kế hoạch QLNN về giá đất hiện nay chưa được quy định cụ thể và thực hiện hiệu quả trong thực tiễn. Cơ quan quản lý giá



199 Nguyên Hương (2019), “Hà Nội đề xuất tăng 30% giá đất: khoảng cách vẫn xa thực tế”, Báo Đại đoàn kết, http://daidoanket.vn/bat-dong-san/ha-noi-de-xuat-tang-30-gia-dat-khoang-cach-van-xa-thuc-te-tintuc452051 [truy cập ngày 19/11/2019].

200 Thông báo số 1240/TB-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ Tài chính về việc công bố danh sách thẩm định viên về

giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản năm 2020 tại các doanh nghiệp thẩm định giá được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

đất chưa xây dựng định hướng chiến lược trong quản lý giá đất, kế hoạch quản lý chủ yếu là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

3.1.2. Ban hành quyết định quản lý nhà nước về giá đất

Theo Báo cáo của Chính phủ số 221/BC-CP ngày 31/5/2018 báo cáo tình hình quản lý đất đai tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Chính phủ đã ban hành 13 Nghị định hướng dẫn thi hành LĐĐ (năm 2019 thêm 03 Nghị định gồm: Nghị định 79/2019/NĐ-CP, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, Nghị định 96/2019/NĐ-CP và năm 2020 ban hành 02 Nghị định: Nghị định 06/2020/NĐ-CP, Nghị định 148/2020/NĐ-CP); các Bộ, ngành đã ban hành 48 Thông tư, Thông tư liên tịch, trong đó Bộ TN&MT đã chủ trì ban hành 33 Thông tư. UBND cấp tỉnh đã ban hành hơn 1.141 văn bản quy định cụ thể 41 nội dung theo phân cấp, trong đó có giá đất. Đánh giá chung về các chính sách, PLĐĐ, bao gồm giá đất, Nghị quyết số 19-NQ/TW nhận định: “chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp; việc thể chế hóa còn chậm, chưa thật đồng bộ”. Thực trạng ban hành các quyết định QLNN về giá đất ở nước ta được khái quát như sau:

Việc ban hành các quyết định chủ đạo trong quản lý giá đất được thực hiện lồng ghép trong nội dung về quản lý đất đai, quản lý thị trường bất động sản. Trong thời kỳ LĐĐ năm 2013, cụ thể như Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi của mình thực hiện mở rộng phạm vi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất theo hướng áp dụng đối với tất cả các trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm; sửa đổi các phương pháp dòng tiền chiết khấu (thu nhập, chiết trừ, thặng dư) và điều kiện áp dụng cụ thể khi xác định giá đất, bảo đảm nguyên tắc giá đất được xác định phù hợp với thị trường. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 ban hành kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 82/2019/QH14 đề ra những mục tiêu và giải pháp liên quan đến giá đất như: đổi mới phương pháp xác định giá đất cụ thể theo hướng hiệu quả, bền vững; xây dựng khung giá đất phù hợp với thị trường, hoàn thiện phương pháp xác định giá đất bảo đảm khách quan, minh bạch, phù hợp thị trường, giá đất được tính đúng, tính đủ các giá trị tăng thêm từ các yếu tố lợi thế, trong đó có lợi thế về vị trí địa lý, lợi thế do quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư kết cấu hạ tầng. Khắc phục bất cập về cơ chế và phương pháp xác định giá đất cụ thể, bảo đảm phù hợp thị trường, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Để triển khai cụ thể nội dung Nghị quyết số 116/NQ-CP các địa phương cũng ban hành các quyết định chủ đạo đề ra những giải pháp, chủ trương đổi mới phương thức quản lý, sử dụng đất đai nhưng những nội dung về giá đất rất hạn chế, đa số chỉ đề cập nội dung bảo đảm nguồn kinh phí xây dựng CSDL, thông tin đất đai trong đó có dữ liệu giá đất. Điển hình như: Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh Sơn La, Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 09/01/2020 của UBND tỉnh

Quảng Bình, Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 21/02/2020 của UBND tỉnh An Giang… thậm chí có địa phương chỉ đề cập 01 nội dung duy nhất về giá đất là: “chỉ đạo Sở TN&MT tham mưu kế hoạch xây dựng CSDL giá đất”, như: Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 06/01/2020 của UBND tỉnh Kon Tum, Kế hoạch số 291/KH- UBND ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, từ thực tiễn quản lý đất đai ở địa phương, chính quyền địa phương đã ban hành các quyết định chủ đạo để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho vấn đề đang phát sinh, điển hình UBND tỉnh Gia Lai ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 23/3/2020 về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai, giá đất, quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Thực trạng ban hành quyết định chủ đạo trong QLNN về giá đất cho thấy những hạn chế nhất định như: thiếu sự đồng bộ về nội dung, thời điểm ban hành các quyết định chủ đạo triển khai nhiệm vụ của cấp trên; hình thức các quyết định chủ đạo chưa thống nhất.

Công tác ban hành quyết định quy phạm trong QLNN về giá đất là nội dung trọng tâm trong ban hành quyết định quản lý. Hệ thống các quyết định quy phạm do cơ quan trung ương ban hành hướng dẫn thi hành LĐĐ về giá đất qua các thời kỳ khái quát như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023