Kinh Nghiệm Quản Lý Du Lịch Tỉnh Sơn La


gắn liền với ba vương triều: Đinh - Tiền Lê - Lý, với ba vị anh hùng dân tộc: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ. Chính từ đây, Vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu dời đô ra Thăng Long. Nơi đây, đến nay vẫn còn nhiều công trình kiến trúc được lưu giữ, đó là đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, lăng Vua Đinh, lăng Vua Lê, phủ Bà Chúa, phủ Vực Vông, bia Cửa Đông, chùa Nhất Trụ… Những bức tường thành thiên tạo và nhân tạo, những núi non và hang động kỳ tú, đậm chất văn hoá, lịch sử như Xuyên Thuỷ động, núi Ông Trạng, núi Hòm Sách, núi Cột Cờ, núi Ghềnh Tháp, hang Quàng, hang Muối, động Thiên Tôn, động Am Tiêm, động Liên Hoa…

Tỉnh Ninh Bình có hơn 800 di tích các loại đã được kiểm kê, 78 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 99 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Con số đó phản ánh sự phong phú của di sản, là tiềm năng, tài nguyên du lịch, điển hình như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương, động Hoa Lư, đền thờ Trương Hán Siêu, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Đức Thánh Nguyễn, chùa Bàn Long, chùa Địch Lộng, chùa Non Nước, đình Trùng Thượng, đình Trùng Hạ, đèo Tam Điệp, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu…

Ninh Bình cũng là nơi còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển thì đây lại là những sản phẩm có giá trị cao để phát triển dịch vụ du lịch. Tiêu điểm như làng nghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang…[132].

Về lễ hội, Ninh Bình cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng. Theo thống kê, cả tỉnh có 74 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu thổ sông Hồng. Những lễ hội lớn như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Đức Thành Nguyễn, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Báo Bản làng Nộn Khê, hội đền Dâu…[125].

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đó, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã hình thành 05 loại hình du lịch được ưa thích là: (1) Du lịch văn hóa lịch


sử như Khu di tích lịch sử cố đô Hoa lư, Khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính, Quần thể nhà thờ Phát diệm, các di tích văn hóa phòng tuyến Tam điệp - Biện sơn, di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh lưu, núi Non nước, di tích cách mạng…. (2) Du lịch sinh thái cảnh quanh: Khu du lịch quốc gia Cúc Phương; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long; khu du lịch sinh thái hang động Tràng An với các loại hình du lịch tổng hợp hang động, sông suối; Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với nhiều tuyến du thuyền trên sông; khu du lịch động Thiên Hà và các điểm hang động di tích lịch sử. (3) Du lịch giải trí: Khu du lịch nghỉ dưỡng Ana Mandara Ninh Bình tọa lạc trên khu đất rộng 16,2 ha gần khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long huyện Gia Viễn, Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương, Khu nghỉ dưỡng Life Wellnesss Resort Ninh Bình... (4) Di tích khảo cổ: Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn như: Di tích Núi Ba, Di tích Thung nham, Di tích hang Đắng, Di tích hang Đáo, Di tích hang Yên Ngựa, Động Mã Tiên, Hang Bói, Hang Bụt, Hang Dẹ, Hang Sáo….(5) Văn hóa lễ hội: Ninh Bình có 74 lễ hội truyền thống và 145 hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ Sông Hồng như lễ hội Chùa Bái Đính, Lễ hội làng Yên Vệ, lễ hội cố đô Hoa lư, lễ hội đền Trần (Tràng An), lễ hội Noen giáo sứ Phát Diệm…

Cùng với sự lớn mạnh của du lịch cả nước, thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng kể, thể hiện qua các mặt như sau:

- Tính đến hết tháng 8/2015, tỉnh Ninh Bình đã đón hơn 4,931 triệu lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt 1.125 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước lượng khách tăng khoảng 35% và doanh thu tăng hơn 49% [73]. Có thể nói, từ tiềm năng, đến hôm nay, du lịch Ninh Bình đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Từ những điểm du lịch nhỏ, lẻ, đơn điệu, ít người biết đến mà nay, du lịch Ninh Bình đã trở thành vùng du lịch trọng điểm của quốc gia và mang tầm vóc quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu của du khách. Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Tỉnh như giao thông,


Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 9

điện, thông tin liên lạc phát triển khá nhanh, một số hạ tầng cơ sở du lịch đang được đầu tư xây dựng đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách và bước đầu tạo được sự quan tâm các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, mở ra triển vọng mới về đẩy mạnh xã hội hoá du lịch.

- Các loại hình du lịch đặc trưng của Ninh Bình đã tạo được sự hấp dẫn du khách, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương con người Ninh Bình được chú trọng, nhờ đó du lịch Ninh Bình đã tạo được hình ảnh bước đầu của mình đối với du khách trong và ngoài nước.

- Đội ngũ lao động dồi dào, từng bước được tiêu chuẩn hoá và bổ sung kịp thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm tổ chức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu phát triển cho từng thời kỳ. Hình thức đào tạo bồi dưỡng đa dạng đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực lao động du lịch.

- Ninh Bình xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh đã được phê duyệt. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý chuyên ngành từng bước đi vào nề nếp, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.

Du lịch ngày càng phát triển, lượng khách du lịch về Ninh Bình ngày càng đông là điều mong ước của địa phương và của những người làm du lịch, dịch vụ nói riêng. Tuy vậy, khi lượng khách về ngày càng nhiều, nhất là những ngày lễ, tết… làm cho các các dịch vụ phục vụ trở nên quá tải và đã xuất hiện một số hiện tượng như: tăng giá, "chặt chém", đòi tiền "boa", hoặc trộm cướp, móc túi, cờ bạc… hoặc chèo kéo khách, đeo bám các thuyền, ép khách mua hàng, chụp ảnh…. Bên cạnh đó, do các khu, điểm du lịch của Ninh Bình nằm đan xen với khu dân cư và việc quản lý của các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, thiếu kinh nghiệm nên ở đây vẫn còn tồn tại tình trạng vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan khu du lịch. Những việc làm trên ít nhiều gây phiền lòng cho du khách và phần nào đó làm xấu đi hình ảnh của du lịch Ninh Bình trong con mắt bạn bè, nhất là khách du lịch nước ngoài.


Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch, ngày 19/8/2015, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND, trong đó chỉ rõ các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố phải tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả những nội dung của Chỉ thị. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tăng cường quản lý giá cả, đảm bảo trật tự, an ninh, ứng xử văn minh với khách du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch. Tạo môi trường thuận lợi, thân thiện, lành mạnh, thông thoáng về thủ tục nhằm thu hút khách du lịch. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, mở rộng liên kết, phát triển tuor du lịch trong vùng, liên tỉnh, liên khu, điểm du lịch.

Để đạt được những thành quả trên và khắc phục hạn chế, thời gian qua Ninh Bình đã chú trọng thực hiện những giải pháp chủ yếu sau:

Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà Nước trong lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến cơ sở được chú trọng.

Hai là, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổ mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với đặc trưng của địa phương. Mặt khác công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tỉnh quan tâm. Ngoài ra hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn.

Ba là, công tác đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được quan tâm thực hiện theo phương án, kế hoạch đã đề ra, góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch.


Bốn là, công tác tạo sự lập gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong quản lý và phát triển du lịch có sự chuyển biến tích cực.

Năm là, công tác đào tạo và bồi dưỡng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho nghiệp vụ du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch... cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình.

Sáu là, công tác kiểm kiểm soát đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh.

2.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý du lịch tỉnh Sơn La

Tỉnh Sơn La, nằm trên trục đường Quốc lộ 6, cách Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Với vị trí địa lý là trung tâm của vùng Tây Bắc và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, Sơn La đang sở hữu những tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn là những tiềm năng lớn có thể tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, các du khách trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do địa hình núi xen thung lũng và sự hình thành của nhiều hồ thủy điện trên địa bàn khiến cho khí hậu Sơn La chia thành nhiều tiểu vùng khí hậu, đặc trưng như: vùng khí hậu mát mẻ từ 18oC - 21oC rất phù hợp để phát triển du lịch (cao nguyên Mộc Châu, Tà Xùa - Bắc Yên, Co Mạ - Thuận Châu, Ngọc Chiến - Mường La...), ngoài ra còn có những tiểu vùng khí hậu nóng ẩm

như Sông Mã, Mường La, Phù Yên... Với khí hậu mát mẻ, vào mùa xuân, trên cao nguyên Mộc Châu với những nương đồi hoa mơ, hoa mận, hoa đào, những cánh đồng hoa cải... tạo nên sức lôi cuốn khách du lịch về tụ hội [133].

Với địa hình nhiều núi đá vôi, tạo nên hệ thống những hang động kỳ thú như hang Dơi, Ngũ động bản Ôn (Mộc Châu), hang Nhả Nhung, Chi Đảy (Yên


Châu), hang Thẳm Tát Tòng (TP Sơn La), hang Hua Bó (Mường La)... Hệ thống sông suối, hồ ở Sơn La hết sức phong phú, dồi dào, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp như Thác Dải Yếm (Mộc Châu), Thác Tạt Nàng (Chiềng Yên, Vân Hồ)... đặc biệt là hệ thống sông Đà tạo nên một nền văn hóa sông nước truyền thống lâu đời. Sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La hình thành, đã tạo nên lòng hồ thủy điện với chiều dài 150km, diện tích khoảng 16.000ha là một tiềm năng lớn cho khai thác phát triển du lịch lòng hồ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có những hồ khác rất có tiềm năng phát triển du lịch như: Hồ bản Áng (Đông Sang, Mộc Châu), hồ Chiềng Khoi (Yên Châu), hồ Tiền Phong (Mai Sơn)... Ngoài ra, Sơn La còn có nguồn tài nguyên suối nước nóng hết sức phong phú như: Suối nước nóng bản Mòng, Hua La, TP Sơn La ; suối nước nóng Mước Bú, Ngọc Chiến, Mường La.

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó chiếm đa số là các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Mường. Đây được xem là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch văn hoá có giá trị. Các dân tộc Sơn La hiện đang lưu giữ tại cộng đồng những giá trị văn hoá mang đậm bản sắc của vùng Tây Bắc, đã và đang tạo nên sự khác biệt của của sản phẩm du lịch Sơn La - Tây Bắc. Các dân tộc đều có bản sắc văn hoá độc đáo, có những nét tương đồng và những nét khác biệt tạo nên các truyền thống văn hoá đặc trưng hơn cho Sơn La. Hiện nay nhiều làng bản dân tộc ở Sơn La còn lưu giữ được nhiều giá trị sinh hoạt, văn hoá truyền thống. Nhiều làng bản dân tộc đã bước đầu phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng như: Bản Nà Bai, bản Phụ Mẫu 1 và Phụ Mẫu 2 (xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ); bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ); Bản Hài, bản Cá và bản Bó (xã Chiềng An, thành phố Sơn La); Bản Tông và bản Hụm (xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La); Bản Han 2, Han 4 và bản Han 5 (xã Mường Do, huyện Phù Yên); Bản Lướt (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La); Bản Ka, bản Đức (xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai); Trung tâm xã Hồng Ngài - văn hoá dân tộc Mông gắn với hang vợ chồng A Phủ (huyện Bắc Yên) [133].

Là vùng đất có lịch sử chống giặc ngoại xâm, đã góp phần nên những chiến công vang dội cho lịch sử nước nhà, hiện nay, Sơn La có rất nhiều di tích


lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 1 di tích đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt - Nhà Tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả, là nơi giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng Việt Nam. Tại đây giam cầm hàng ngàn tù nhân chính trị, trong đó có nhiều cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị… Ngoài ra còn có các di tích khác như: Văn bia Quế lâm ngự chế - Đền thờ vua Lê Thái Tông (Thành phố Sơn La); Đồn Mộc Lỵ (huyện Mộc Châu); Kỳ Đài Thuận Châu (nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Thuận Châu); Cứ điểm Nà Sản, tượng đài Thanh niên xung phong - Mai Sơn; Cầu Tà Vài với chiến công nữ dân quân Yên Châu bắn rơi máy bay Mỹ; Danh thắng Hang Dơi - Mộc Châu; Hang Chi Đảy - Yên Châu; Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Và - Sốp Cộp [135].

Các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều lễ hội và các trò chơi dân gian gắn với mùa vụ trong năm. Các lễ hội này mang đậm tính trữ tình, giao duyên nam nữ, hạnh phúc gia đình và tình hữu nghị các bản làng, dân tộc. Dân tộc Thái có Lễ hội hoa Ban tại Mộc Châu diễn ra vào mùa hoa ban nở dịp tháng 3, lễ hội Lồng Tồng xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu, Lễ hội đua thuyền (gắn với truyền thuyết đánh giặc sông) huyện Quỳnh Nhai. Dân tộc Mông có Lễ hội Nào Sồng (Mộc Châu), Lễ hội Tu Su (Yên Châu) với nhiều trò chơi dân gian được duy trì. Dân tộc La Ha có lễ hội Mừng cơm mới. Người Kháng ở Quỳnh Nhai có Lễ hội Xen Pang Ả, đây là lễ hội có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc Kháng, là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên và các thế lực siêu nhiên đã giúp đỡ cho họ có sức khỏe, bản mường yên bình, no ấm... Hàng năm, vào dịp ngày 02/9 tại thị trấn huyện Mộc Châu lại diễn ra ngày hội văn hóa các dân tộc, là dịp để nhân dân tụ hội, mừng tết độc lập, giao lưu văn hóa, thể thao, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.

Về ẩm thực, các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều món ăn đặc sản như: rượu cần, rượu hoẵng, Pa pỉnh tộp (cá nướng), Mọ tu cáy (gà tơ tần), Thịt hun khói, Cơm lam, Bánh dầy... là những món ăn hấp dẫn đối với khách du lịch [133].


Các sản phẩm thủ công truyền thống như khăn piêu của dân tộc Thái, vải thổ cẩm, đệm bông gạo, các đồ vật bằng mây tre đan với các hoa văn độc đáo. Hay những bộ trang phục rực rỡ của phụ nữ người Mông được làm thủ công bằng tay,... Là những sản phẩm hết sức độc đáo, ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; là tiềm năng để xây dựng sản phẩm du lịch về trải nghiệm nghề truyền thống, là quà tặng ý nghĩa với du khách khi về thăm Sơn La.

Với những tiềm năng về tự nhiên và văn hóa phong phú, Sơn La đang từng bước phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Theo đó, định hướng phát triển các dòng sản phẩm thế mạnh là du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và cuối tuần ở các vùng cảnh quan; du lịch văn hóa; du lịch tham quan danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá; du lịch tâm linh...

Về phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch mang dấu ấn riêng, thương hiệu riêng, tạo điểm nhấn, điểm khác biệt đối với du khách dựa trên các tiềm năng thế mạnh nổi trội của từng nơi, Chính quyền tỉnh Sơn La chú trọng phát triển tổng thể khu du lịch như ở Mộc Châu với những cách đồng bạt ngàn chè, vừa là nguyên liệu cho ngành sản xuất chè, vừa tạo cảnh quan cho một vùng du lịch, ở đây được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu quanh năm mát mẻ. Có thể nói Cao nguyên Mộc Châu là nơi nổi bật nhất, tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của Sơn La với địa hình và khí hậu đặc trưng. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển Mộc Châu trở thành một trung tâm du lịch lớn trong vùng và cả nước. Tại đây được định hướng tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh, du lịch tham quan sinh thái, dã ngoại gắn với nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó gắn với du lịch giáo dục truyền thống cách mạng với tham quan di tích nhà tù Sơn La.

Thành công bước đầu

Những năm qua, ngành Du lịch tỉnh ta đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023