Xây Dựng Chiến Lược Marketing Cho Doanh Nghiệp Mình

Để có thể mở rộng thị phần quốc tế thì trước hết các công ty giao nhận vận tải, người xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải hợp tác với nhau. Bên cạnh đó thì việc mở rộng mạng lưới giao nhận ở nước ngoài cũng là rất cần thiết. Hiện nay số lượng đại lý của các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam ở nước ngoài rất ít, điều này rất bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là khi tiến hành chuyên chở hàng hóa qua các nước khác nhau. Hầu hết các công ty giao nhận lớn trên thế giới đều mở các chi nhánh ở các nước khác nhau để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng. Tuy nhiên do tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp nước ta chưa đủ mạnh nên rất ít doanh nghiệp có các chi nhánh ở nước ngoài, nếu có cũng chỉ một vài chi nhánh mà chưa có được hệ thống các chi nhánh ở khắp các lục địa. Mở rộng mạng lưới đại lý ở các nước là một công việc hết sức cần thiết vì nếu không có đại lý ở nước ngoài, các doanh nghiệp không thể yên tâm gửi hàng đến người nhận vì không có đại lý đứng ra thu tiền cước trong trường hợp người gửi hàng yêu cầu trả tiền cước sau, không biết luật pháp và quy định của nước người nhập khẩu. Chính vì thế việc tạo dựng một hệ thống đại lý rộng khắp các châu lục là một việc làm cấp thiết để có thể phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận.

2.2. Xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp mình

Do đặc thù của hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận, việc tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp giao nhận vận tải muốn thu hút được khách hàng tìm đến với mình, để họ tin tưởng giao hàng hóa cho thì trước tiên phải tạo dựng được niềm tin với họ. Một người gửi hàng không thể tìm đến các doanh nghiệp không hề có tên tuổi, chưa có uy tín để giao toàn bộ hàng hóa của mình nhờ họ lo liệu cả quá trình chuyên chở được. Họ chỉ tìm đến những công ty đã có uy tín, đảm bảo được việc chuyên chở diễn ra suôn sẻ, đúng thời hạn, đảm bảo được an toàn cho hàng hóa của mình. Chính vì vậy mà công tác Marketing trong các doanh

nghiệp giao nhận vận tải là vô cùng cần thiết, mang tính quyết định đến sự thành công, phát triển của công ty đó.

Để quảng bá cho thương hiệu của mình, các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải xây dựng được chiến lược marketing một cách bài bản, cụ thể.

- Trước hết họ cần phải tìm hiểu chi tiết về nhu cầu thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, những người xuất nhập khẩu để tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu của họ. Cần phải nắm vững họ thường xuất, nhập khẩu những mặt hàng nào, tại các thị trường nào, yêu cầu của họ ra sao… để đưa ra những loại hình dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu đó.

- Tiếp đó cần phải có các biện pháp quảng bá, giới thiệu dịch vụ đến các khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các website, sách báo chuyên ngành. Việc xây dựng các website của chính các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận cũng là hoạt động hết sức cần thiết. Vì chỉ có như vậy thì các khách hàng mới có thể nắm rõ được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp để nếu có nhu cầu họ có thể tìm được ngay. Hiện nay các website của các doanh nghiệp giao nhận còn ít thông tin, chưa được phổ biến rộng rãi, ít được cập nhật, cách trình bày còn gây nhầm lẫn, khó hiểu cho khách hàng nên cần được chú trọng hoàn thiện hơn nữa.

- Các doanh nghiệp giao nhận cũng cần thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với các công ty nước ngoài. Khi tận dụng được mối quan hệ đại lý với các công ty nước ngoài các doanh nghiệp giao nhận của Việt Nam sẽ dễ dàng ký kết được các hợp đồng vận tải lớn hơn, việc chào bán dịch vụ với các công ty xuất nhập khẩu nước ngoài cũng thuận lợi hơn.

- Các doanh nghiệp giao nhận nước ngoài, đặc biệt là các công ty lớn, có lịch sử phát triển lâu đời có rất nhiều điều đáng để chúng ta học hỏi, đặc biệt là các chiến lược marketing của họ. Do đó chúng ta cần cố gắng trau dồi, học

hỏi từ họ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Việc xây dựng thương hiệu cho riêng doanh nghiệp mình với những bản sắc văn hóa riêng cũng cần được quan tâm, chú trọng. Chúng ta cần phải tận dụng được thế mạnh là hoạt động kinh doanh ngay trên sân nhà, so với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế vì am hiểu thị trường nội địa, hiểu rõ tâm lý, tập quán… Các doanh nghiệp nước ta cần phải tận dụng điều này, xây dựng thương hiệu cho riêng mình, khác biệt so với các doanh nghiệp khác, cần tạo lập cho mình những thế mạnh riêng có khả năng thu hút được cả khách hàng trong nước và ở nước ngoài.

2.3. Tăng cường liên kết giữa các công ty giao nhận trong nước, hợp tác với các công ty giao nhận nước ngoài

Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 12

Khi tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết cho nước ngoài được thành lập ngay các doanh nghiệp liên doanh, với tỷ lệ góp vốn là phía nước ngoài 49% – Việt Nam 51%, để thực hiện kinh doanh các dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi…Tuy nhiên sau 5 – 7 năm, họ được phép thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài. Như vậy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận ở nước ta sắp tới sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ này cho nhà đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, ở Việt Nam hiện có khoảng 1000 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải. Số lượng doanh nghiệp tuy nhiều nhưng đa phần là nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, sức cạnh tranh và năng lực cung cấp dịch vụ có chất lượng cao rất hạn chế vì các doanh nghiệp này đa phần có quy mô nhỏ chưa kết nối được giữa thị trường trong nước với các thị trường lớn trên thế giới.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ dừng lại làm nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài có mạng lưới điều hành trên phạm vi toàn cầu, chưa có doanh nghiệp nào đủ sức để tổ chức điều hành toàn

bộ quy trình hoạt động giao nhận trọn gói (door to door). Trong khi thay vì liên kết, hợp tác với nhau thì các doanh nghiệp lại cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn chụp giựt, phá giá. Chất lượng phục vụ chưa cao nên điều này chỉ khiến các doanh nghiệp tự làm yếu nhau và làm yếu chính mình. Các doanh nghiệp trong ngành không liên minh, liên kết lại với nhau mà hầu hết đều hoạt động một cách manh mún, hoàn toàn độc lập với nhau. Liết kết giữa các doanh nghiệp nội đã lỏng lẻo, liên kết, nối mạng với mạng toàn cầu hầu như không có.

Đã đến lúc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải ngồi lại với nhau để tìm ra tiếng nói chung, cần phải có một số biện pháp trước mắt:

- Trong thời gian tới, nên có thêm những buổi làm việc chuyên sâu, những hội thảo để bàn về các vấn đề cụ thể, thông qua đó thống nhất nhận thức, có được những câu trả lời phù hợp với những vấn đề đặt ra nhằm phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển ngành giao nhận trong tương lai.

- Hiện nay chúng ta cần phải sớm loại bỏ hình thức cạnh tranh không lành mạnh, không cần phải hạ giá xuống mức quá thấp để lấy được đơn hàng. Thay vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên có những thỏa thuận để đưa ra mức giá sàn, đảm bảo vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ, yếu tố quyết định để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ nên sáp nhập lại với nhau thành một doanh nghiệp, như vậy có thể nâng cao được sức cạnh tranh. Có một xu hướng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là có rất nhiều các công ty mới hình thành lại xuất phát từ chính các công ty đã có tên tuổi trên thị trường. Nhiều cán bộ công nhân viên có năng lực sau một thời gian làm việc ở các công ty lớn lại có xu hướng tự đứng ra thành lập các công ty riêng. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho số lượng các công ty giao nhận Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua.

- Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những chính sách thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận lại với nhau, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam nên là đầu tàu thống nhất hoạt động của người giao nhận và ngược lại, các doanh nghiệp cũng cần phải tự mình có ý thức liên kết, hợp tác với nhau. Các doanh nghiệp nên chú trọng hơn đến hoạt động của mình ở VIFFAS, nên tích cực tham gia, đóng góp ý kiến, xây dựng Hiệp hội.

2.4. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ

* Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ:

Các doanh nghiệp giao nhận của chúng ta hiện nay vì nhiều lý do khác nhau như quy mô nhỏ, khả năng tài chính yếu, mạng lưới đại lý chưa mở rộng nên chưa có nhiều doanh nghiệp đáp ứng được khách hàng có nhu cầu đối với các loại hình dịch vụ như: dịch vụ trọn gói (door to door), dịch vụ kho lạnh, kho chuyên dụng, dịch vụ tư vấn… Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp rất cần đầu tư để dần dần hoàn thiện các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Trước mắt, các doanh nghiệp nên thực hiện cung cấp các loại hình dịch vụ gia tăng không đòi hỏi nhiều về vốn như: đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu, dán nhãn mác, phân loại hàng hóa, hun trùng, xử lý hàng hư hỏng… Doanh nghiệp nên mở rộng hoạt động, không nên chỉ cung cấp dịch vụ đóng hàng vào trong container một cách đơn thuần mà nhận đóng hàng theo những yêu cầu, chỉ dẫn đặc biệt như: xếp hàng theo PO, style, size, color…, thực hiện xếp hàng theo trình tự các điểm giao nhận, nơi nào giao sau xếp trước… Để thực hiện tốt các yêu cầu này không đòi hỏi trình độ hay vốn lớn mà chỉ cần các bộ phận kho bãi lên kế hoạch phân loại hàng hóa ngay từ khi nhận hàng vào kho.

Các doanh nghiệp có thể cung cấp thêm dịch vụ kiểm đếm, phân phối hàng hóa đến đúng địa chỉ nhận hàng. Để giảm thiểu vốn đầu tư, hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã không đầu tư vào xây dựng kho bãi mà

họ thuê kho bãi và cả nhân công trong kho của chính các công ty giao nhận vận tải hàng hóa cho họ. Do đó, hàng hóa sau khi được thông quan nhập khẩu sẽ được đưa thẳng về kho của công ty giao nhận. Công ty giao nhận sẽ thực hiện việc phân phối hàng hóa theo yêu cầu của bên thuê họ. Để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp giao nhận vận tải cần đầu tư: xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại, áp dụng phí lưu kho cạnh tranh, ưu tiên cho hàng hóa có khối lượng lớn và thời gian lưu kho dài, quan trọng nhất là phải giữ được uy tín với khách hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đảm bảo giao hàng đúng số lượng, chủng loại, thường xuyên cung cấp thông tin liên quan đến tình trạng hàng hóa…

- Bên cạnh đó các doanh nghiệp có thể triển khai cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến giao nhận, chuyên chở, thủ tục hải quan…

* Nâng cao chất lượng phục vụ :

Ngày nay cùng với các hình thức cạnh tranh về giá cả thì các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý tập trung vào cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ.

Một trong các giải pháp quyết định để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ là đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng hiện có, nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cũng như những biến động của thị trường, định hướng khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược phục vụ khách hàng, thường xuyên trao đổi thông tin với khách hàng, đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ của công ty, giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các khiếu nại của khách.

Các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức, trở thành MTO thực sự chứ không chỉ dừng lại là người thực hiện một công đoạn của quy trình vận tải như hiện nay. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và xây dựng lộ trình vận chuyển cho phù hợp với tính chất của hàng hóa, loại hình vận tải để vừa rút ngắn được thời gian vận

chuyển lại giảm được chi phí, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phương thức vận chuyển thông qua việc tổ chức các điểm chuyển tải để khai thông dòng chảy của hàng hóa.

2.5. Cải tiến bộ máy quản lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại các công ty giao nhận

Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp giao nhận vận tải đã được cổ phần hóa, điều này tạo điều kiện làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, phát huy được hiệu quả làm việc hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một vài công ty nhà nước với bộ máy quản lý cồng kềnh, thiếu hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp này, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải tiến hành tổ chức lại bộ máy lãnh đạo, đảm bảo bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hoạt động hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, do các nhà quản lý đa phần còn trẻ nên rất thiếu kinh nghiệm. Họ là những người năng động, có năng lực làm việc nhưng khả năng tổ chức, quản lý còn kém. Do vậy, giải pháp trước mắt ở đây là phải bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ lãnh đạo non trẻ này. Đối với đội ngũ nhân viên phục vụ trong ngành giao nhận, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chủ động có kế hoạch đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chuyên môn hóa hoạt động của từng bộ phận từ những người làm chứng từ… Doanh nghiệp có thể đứng ra tổ chức các khóa học cho cán bộ nhân viên trong công ty, mời các chuyên gia đến giảng dạy, tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi nghiệp vụ giữa các nhân viên, bộ phận trong công ty. Có thể cử những nhân viên giỏi đi tham quan, học hỏi ở nước ngoài, có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn kỹ thuật. Đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động có trình độ không những giỏi về chuyên môn mà còn có khả năng về ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận.

Các công ty cũng nên có kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn nhân lực bắt đầu từ các sinh viên vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Giúp đỡ sinh viên thông qua các chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, giới thiệu về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, giúp cho sinh viên có những cái nhìn thực tiễn về các công việc của người giao nhận. Từ đó, giúp họ có kiến thức chuyên môn và thực tế ngay từ khi còn ở trường học, điều này rất có lợi cho họ và cho chính các công ty. Bên cạnh đó cũng nên có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường. Hiện nay vấn đề chảy máu chất xám trong ngành giao nhận đang là một vấn đề đau đầu đối với các công ty giao nhận Việt Nam. Để giữ chân những nhân viên giỏi, các công ty nên có chính sách ưu đãi về con người, làm sao để người lao động gắn bó với doanh nghiệp, ý thức được vai trò, nhiệm vụ của mình. Khi phúc lợi được đảm bảo người lao động sẽ yên tâm làm việc, cống hiến cho công ty, doanh nghiệp cũng giữ chân được người tài.

2.6. Áp dụng các phương thức giao nhận tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay phương thức làm việc trong ngành giao nhận còn lạc hậu cần được cải tiến cho theo kịp với sự phát triển của ngành giao nhận trên thế giới. Để giúp giảm chi phí và khai thác kho bãi một cách hiệu quả, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp như: sử dụng bao bì (pallets, thùng hàng) có thể tái sử dụng, di chuyển hai pallets cùng một lúc bằng cách sử dụng các bệ đỡ pallets đôi, tăng tốc độ di chuyển bằng cách chất đôi pallets của cùng loại hàng hóa …Các doanh nghiệp nên xây dựng tiêu chuẩn chung về giấy tờ và cách thức lưu trữ thông tin. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp sử dụng các chương trình phần mềm riêng phục vụ hoạt động nghiệp vụ, điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ví dụ khi sử dụng phần mềm làm vận đơn tất cả các dữ liệu về hệ thống đại lý, cảng biển, tên tàu, khách hàng… đều được mã hóa bằng các ký tự và chỉ phải nhập một lần. Thao tác

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí