Đặc Điểm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Cấp Tỉnh


thống chính sách pháp luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự trong hoạt động du lịch. Các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: khách du lịch; các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch; chính quyền sở tại; cộng đồng dân cư địa phương. Từ đó, thể thấy rằng các thành tố trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bao gồm: Chủ thể quản lý (các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch); Đối tượng quản lý (các hoạt động trong lĩnh vực du lịch); Công cụ quản lý (chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch).

1.1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh

- Đặc điểm về đối tượng quản lý: Hoạt động du lịch là một hoạt động phức tạp, gắn với sự hiện diện của du khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là dịch vụ mang tính liên ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các ngành khác nhau. Do đó, quản lý nhà nước về du lịch cần có sự phối hợp liên ngành, liên vùng.

- Đặc điểm về cấp quản lý: Đặc thù của cấp tỉnh là cấp thừa hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương, vừa ban hành chính sách theo thẩm quyền. Cấp trung ương sẽ ban hành luật và các chính sách thống nhất quản lý nhà nước về du lịch trên cả nước, từ đó, cấp tỉnh sẽ cụ thể hóa và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của trung ương để phát triển hoạt động du lịch phù hợp với thực tế địa phương. Trong phạm vi thẩm quyền, cấp tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn. Do đó, khác với quản lý nhà nước ở trung ương và ở huyện, xã, cấp tỉnh là cấp thừa hành, triển khai các chính sách của Trung ương và là đầu mối quản lý nhà nước cao nhất ở địa phương (xây dựng chính sách phù hợp với đặc thù địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao).


- Đặc điểm về địa bàn quản lý: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh gắn với đặc thù địa bàn, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh du lịch trên địa bàn. Gắn với điều kiện đô thị, ngoài các yếu tố về kết cấu hạ tầng cơ bản, các đô thị lớn thường có nhiều công trình văn hóa, tập trung nhiều vật kiến trúc lớn, do đó, tạo thành nhiều điểm tham quan và có thể trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.

1.1.2.3. Chức năng, vai trò của quản lý nhà nước về du lịch

a) Chức năng quản lý nhà nước về du lịch

- Hoạch định các chính sách phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển du lịch là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ chiến lược phát triển của ngành du lịch. Chính sách phát triển du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch. Nó định ra các mục tiêu lớn, theo đó cần phải huy động hợp lý các nguồn lực cả ngắn hạn và dài hạn. Nó đảm bảo cho các kế hoạch không bị lạc hướng. Chính sách phát triển du lịch được xây dựng tốt sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có định hướng đúng cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận, có chỗ đứng vững chắc, an toàn trong kinh doanh, chủ động thích ứng với môi trường kinh doanh. Ngoài ra các cơ quan quản lý nhà nước cũng giúp cho ngành du lịch phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Xây dựng và thực hiện các hoạt động du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 4

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Hoạt động du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau của các bên liên quan như khách du lịch; cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư nơi có hoạt động du lịch và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Dựa trên những định hướng, quy hoạch, chính sách


phát triển du lịch mà các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần xây dựng và thực hiện các hoạt động du lịch theo đúng mục tiêu đã đề ra.

- Tổ chức hoạt động du lịch và kiểm tra các hoạt động du lịch

Kiểm tra các hoạt động du lịch gồm kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, hướng dẫn viên, vận chuyển khách du lịch và quản lý các điểm đến du lịch; kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở lưu trú, trung tâm mua sắm, nhà hàng đạt chuẩn và các điểm đến du lịch; kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, rác thải, chất thải tại các cơ sở lưu trú, các điểm đến du lịch, nhà hàng đạt chuẩn và trung tâm mua sắm; kiểm tra việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, chống hàng giả, hàng "nhái", hàng kém chất lượng tại các cơ sở lưu trú, các điểm đến du lịch, nhà hàng đạt chuẩn và trung tâm mua sắm; kiểm tra việc sử dụng hình ảnh, logo, biểu hiện để quảng cáo, đăng tải trên các trang web, mạng internet trong hoạt động du lịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động du lịch; thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn về điều kiện kinh doanh, các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của khách du lịch đối với các dịch vụ liên quan trong hoạt động du lịch.

b) Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch

- Quản lý nhà nước về du lịch là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động du lịch trong nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính, tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Thực chất của chức năng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch là tạo ra và thực hiện một cơ chế hay phương thức quản lý cho tất cả các thành phần kinh tế nhằm bảo đảm sự phát triển du lịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo phát triển du lịch bền vững đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích


của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

- Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cho phù hợp với yêu cầu mới của cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam. Mặt khác, hoạt động du lịch với tư cách là đối tượng quản lý lại đang trong quá trình đổi mới, hình thành, phát triển và hoàn thiện. Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế và quản lý đang góp phần xác định một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học về các chức năng và nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong bước chuyển sang cơ chế thị trường. Điều rất quan trọng là trong thời gian gần đây, Tổng cục Du lịch đã và đang tổ chức các cuộc hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học để ngày càng hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại, du lịch ở địa phương. Nhờ đó việc xác định đúng đắn và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sẽ có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn.

- Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch trước hết thể hiện ở công tác định hướng phát triển du lịch, đưa ra các văn bản quy phạm và hướng dẫn những đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động và kinh doanh du lịch trong khuôn khổ pháp luật, kế hoạch, mục tiêu phát triển du lịch đề ra. Thông qua hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan có thẩm quyền sẽ xây dựng cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về du lịch, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và thúc đấy du lịch phát triển, tạo sự canh tranh công bằng và xử lý các vi phạm theo quy định.

- Quản lý nhà nước về du lịch còn có vai trò là quản lý, tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị kinh doanh du lịch như cổ phẩn hóa, hợp nhất, giải thể... các đơn vị kinh doanh du lịch hoặc tạo lập bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thống nhất từ trung ương đến địa phương, đổi mới thể chế, thủ tục hành


chính, công tác cán bộ, đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch cũng như các hoạt động tạo lập sự liên kết, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch.

1.1.2.4. Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch

(i) Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch

- Xây dựng bộ máy: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch gồm cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương gồm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các phòng, trung tâm, các đơn vị chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã. Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch cần phải được quan tâm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, về ngoại ngữ, tin học và nâng cao đạo đức công chức, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút nhân tài, tạo động lực khuyến khích công chức nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác.

(ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch về du lịch

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch. Tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng thuộc diện ảnh hưởng chính sách ưu đãi trên địa bàn trong hoạt động du lịch, đặc biệt là việc phát triển du lịch tại các địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt động du lịch phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


(iii) Quảng bá, xúc tiến du lịch

Triển khai các hoạt động nhằm tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trên địa bàn. Qua đó, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch của địa phương đến với các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước. Hoạt động này có thể bao gồm các hoạt động như: xuất bản các bản đồ du lịch; pano quảng cáo du lịch; phát sóng các bản tin về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia quảng bá du lịch tại các hội chợ du lịch, hội chợ thương mại - du lịch trong nước và quốc tế.

(iv) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Trong những năm vừa qua, du lịch là ngành có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020 là trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới, nằm trong những nước đứng đầu Đông Nam Á về các chỉ tiêu phát triển du lịch. Để đạt được mục tiêu đó thì chất lượng nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch cần phải được nâng cao hơn nữa. Bởi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện cần thiết để du lịch Việt Nam xóa dần khoảng cách với du lịch của các quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực du lịch hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về mặt cơ cấu, chất lượng và số lượng. Do đó, công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch là vấn đề mang tính cấp thiết đối với sự phát triển du lịch của mỗi địa phương và của quốc gia, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

(v) Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

Tài nguyên, môi trường du lịch được coi là một yếu tố quan trọng, mang tính quyết định của quản lý và phát triển du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở các địa phương. Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc


và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch theo hướng phát triển bền vững.

(vi) Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm

Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động du lịch trong việc chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước quy định nhằm đấu tranh chống kinh doanh trái phép, những biểu hiện tiêu cực trong quản lý và kinh doanh du lịch.

1.1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về du lịch

* Nhóm các yếu tố chủ quan

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Gồm hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý. Hai là, hệ thống văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền (dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật hành chính, văn bản cá biệt) để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước về du lịch. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý.

- Đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch

Năng lực chuyên môn của công chức và bộ phận tham mưu trực tiếp trong quản lý nhà nước về du lịch là yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển của du lịch địa phương.Thực tế cho thấy nếu địa phương nào có cán bộ, công chức ngành du lịch có năng lực chuyên sâu, có tâm, có tầm nhìn, dám nói dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đưa ra được những vấn đề quản lý và phát triển phù hợp thì hoạt động du lịch ở địa phương đó sẽ phát triển.


* Nhóm các yếu tố khách quan

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

Để thống nhất quản lý nhà nước về du lịch trên toàn quốc, các cơ quan nhà nước ở trung ương sẽ phân định chức năng, thẩm quyền quản lý nhà nước về du lịch cho chính quyền địa phương thông qua các quy định pháp luật. Đồng thời, thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách sẽ định hướng, tạo động lực, đầu tư phát triển hoạt động du lịch, ưu tiên vốn phát triển, mở rộng thị trường và môi trường đầu tư phát triển. Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể và khoa học, xuất phát từ thực tiễn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch một cách hiệu quả.

- Điều kiện tự nhiên

Du lịch chịu sự tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên như khí hậu, môi trường, tài nguyên du lịch. Đặc biệt là yếu tố khí hậu có tác động lớn tới tất cả các loại hình du lịch. Du lịch biển thường là mùa hè, du lịch vùng núi phải phù hợp với nơi có địa hình cao, lạnh, du lịch lễ hội, văn hóa, mua sắm…phải diễn ra trong điều kiện thời tiết tốt. Nếu các điều kiện về tự nhiên tạo nên vẻ đẹp, tiềm năng hấp dẫn của điểm đến thì khí hậu góp phần quan trọng tạo nên tính thời vụ của du lịch, hình thành các vùng du lịch đặc trưng theo mùa. Vì vậy, trong quản lý nhà nước về du lịch cần chú ý đến điều kiện tự nhiên để có chính sách quản lý và phát triển du lịch phù hợp.

- Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Nếu địa phương có môi trường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước về du lịch. Các cơ quan quản lý sẽ có điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động của mình từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch và đầu tư, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, đào tạo nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023