- Có chính sách đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, kết hợp với đào tạo mới cả ở trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài. Ưu tiên gửi những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, nhiều sáng kiến phát minh, có năng lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch đi đào tạo ở các tỉnh, thành phố trong nước có ngành du lịch phát triển để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, áp dụng vào thực tiễn ở doanh nghiệp mình, địa phương mình.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo pháp luật về chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi ngộ…, chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa trong phát triển đội ngũ lao động trong các cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Có kế hoạch và chương trình đào tạo cụ thể đối với đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch có chất lượng cao, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, nhanh nhẹn trong giao tiếp ứng xử, giỏi về ngoại ngữ... Có như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập hiện nay.
4.2.4. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên và môi trường, điều này càng quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi mà tài nguyên và môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch hiện nay ở Bắc Kạn (đặc biệt là ở Ba Bể) bắt đầu đã bị ảnh hưởng và suy giảm do các hoạt động kinh tế và du lịch gây ra, các hoạt động chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, tổ chức các dịch vụ du lịch…là những nguyên nhân chính đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường; đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch ở Bắc Kạn nói chung, cần thiết phải xem xét một số giải pháp sau:
- Về quy hoạch chung (quy hoạch sử dụng đất): để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường, cần thiết phải xây dựng Quy hoạch tổng thể chung về sử dụng đất đai trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương.
- Về luật pháp và chính sách: thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ Môi trường; bảo vệ nghiêm ngặt môi trường du lịch ở những khu vực nhạy cảm như vườn quốc gia Ba Bể, các khu bảo tồn tự nhiên, các danh thắng, các di tích lịch sử văn hóa...Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của từng địa điểm, cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể về thưởng - phạt. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản đã được quy định đều phải được xử lý hành chính và có các hình phạt tương ứng từ phạt kinh tế đến truy tố trước pháp luật đối với những hành động phá hoại tài nguyên và môi trường. Có quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng; tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.
- Về kỹ thuật xử lý sự cố môi trường: đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục các sự cố về môi trường như trượt lở đất, bồi lấp, lũ lụt, động đất, cháy rừng...các sự cố về môi trường nếu không được kiểm soát và xử lý kịp thời thường để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế và môi trường. Đối với
Có thể bạn quan tâm!
- Đào Tạo, Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Tổng Hợp Kết Quả Điều Tra, Khảo Sát Về Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Kạn
- Quan Điểm, Mục Tiêu Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Kạn Đến Năm 2025
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
các điểm có tiềm năng du lịch lớn song môi trường luôn bị đe dọa bởi các sự cố như khu vực hồ Ba Bể, các khu bảo tồn tự nhiên... Cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai đến môi trường.
- Về tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch: đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là cho cộng đồng các dân tộc và khách du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Việc tuyên truyền có thể được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình, pano...) giúp người dân có những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống của chính họ; những hành động cụ thể này sẽ nâng cao ý thức của người dân về môi trường và sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của môi trường.
4.2.5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành và xã hội hóa cao, quản lý hoạt động du lịch ở Bắc Kạn luôn gắn liền với sự tham gia của cộng đồng - nơi có tài nguyên du lịch. Do vậy, vai trò của cộng đồng là rất quan trọng trong việc đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của du lịch về mặt văn hóa - xã hội. Trong việc thực hiện giải pháp này, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch ở chính nơi họ sinh sống. Chính sách này rất quan trọng, một mặt vừa thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong dân; mặt khác tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân, giúp họ trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.
- Có cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ ban đầu tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp)
nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (vốn đầu tư, lao động và kinh nghiệm...) trong cộng đồng dân cư để đa dạng hóa các dịch vụ du lịch như: phục vụ khách ăn nghỉ tại nhà dân (homestay); chuyên chở khách; hướng dẫn du lịch; sản xuất và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; dệt, may thêu trang phục dân tộc Dao, Mông; cung cấp lương thực, thực phẩm...
4.2.6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước về du lịch
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch
+ Phối hợp với các ngành liên quan như Sở Khoa học và Công nghệ, trung tâm thông tin du lịch của Tổng cục Du lịch từng bước hiện đại hóa công tác thống kê về du lịch.
+ Thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu ngành du lịch.
+ Từng bước tiếp cận và áp dụng hệ thống tài khoản vệ tinh trong lĩnh vực thống kê du lịch.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
+ Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc quản lý và vận hành các hoạt động du lịch: ứng dụng các công nghệ GIS & RS trong kiểm kê tài nguyên, đánh giá, xếp loại tài nguyên và nghiên cứu biến động tài nguyên để quản lý các tài nguyên và môi trường.
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng, khai thác hiệu quả công nghệ thông tin cho phát triển du lịch, đặc biệt trong các lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực du lịch.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh.
+ Xây dựng mạng lưới các chuyên gia có khả năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực du lịch.
+ Thực hiện đào tạo trong và ngoài nước đội ngũ cán bộ nghiên cứu có năng lực và trình độ cao, nhằm tăng nhanh chất lượng nghiên cứu, sản phẩm khoa học và công nghệ đạt trình độ và chuẩn mực quốc tế; chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch tỉnh Bắc Kạn.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học nước ngoài trong việc trao đổi các chuyên gia, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ cũng như tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch tỉnh Bắc Kạn.
4.2.7. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
- Xem xét để điều chỉnh giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, điểm tham quan. Đặc thù của những dịch vụ này là sử dụng nhiều diện tích đất. Tuy nhiên, cách tính thuế đất hiện nay là cào bằng cả diện tích đất xây dựng và diện tích đất trồng cỏ để trang trí, mặt nước hồ tạo khoảng không gian cho du khách sẽ làm cho khoản tiền thuê đất đội lên rất nhiều và tạo gánh nặng cho doanh nghiệp. Mặt khác, khi phải trả tiền thuê đất cao thì doanh nghiệp sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá cao cho khách du lịch, do đó làm giảm tính cạnh tranh và sự hút khách của các khách sạn, nhà hàng.
- Xem xét giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đạt từ 4 sao trở lên. Việc giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho các khách sạn được xếp hạng từ 4 sao trở lên sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xếp hạng, góp phần minh bạch chất lượng dịch vụ, đồng thời làm cho dịch vụ lưu trú ở khách sạn từ 4 sao trở lên có giá trị gia tăng cao hơn so với dịch vụ lưu trú ở khách sạn xếp hạng thấp hơn.
- Xem xét giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch. Việc giảm tiền thuế thu nhập doanh
nghiệp này là để khuyến khích doanh nghiệp lữ hành “sáng tạo” ra nhiều chương trình du lịch hấp dẫn, phù hợp với sở thích của du khách để thu hút khách. Việc giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp lữ hành nên áp dụng có thời hạn để tạo sự hứng khởi, cạnh tranh và khẳng định thương hiệu giữa các doanh nghiệp lữ hành trong việc thu hút khách du lịch.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Tiếp tục có những chủ trương, chính sách hỗ trợ và khuyến khích thu hút đầu tư phát kinh tế - xã hội ở những vùng sâu vùng xa như tỉnh Bắc Kạn. Ưu tiên dành nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển du lịch nói riêng.
4.3.2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch và ngành liên quan
- Quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tỉnh Bắc Kạn.
- Quan tâm tạo điều kiện và hỗ trợ Bắc Kạn về công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch (đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch của địa phương, cán bộ quản trị và lao động nghề du lịch).
- Hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Hỗ trợ kinh phí cũng như về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác đầu tư xúc tiến quảng bá phát triển du lịch, trong công tác đầu tư bảo tồn tôn tạo các nguồn tài nguyên và và môi trường ở Bắc Kạn.
- Tổng cục Du lịch hỗ trợ trong hoạt động liên kết phát triển du lịch vùng; định hướng nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch phù hợp điều kiện thực tế của Bắc Kạn; liên kết các doanh nghiệp Lữ hành xây dựng các tour du lịch phù hợp; định hướng thị trường khách du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch sáng tạo; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; giới thiệu các nhà đầu tư lớn cho tỉnh.
4.3.3. Kiến nghị với đối với các địa điểm du lịch điển hình tại tỉnh Bắc Kạn
Ban quản lý tại các địa điểm du lịch điển hình, trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn cần thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về du lịch, bám sát các quy hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để khẳng định vị trí là địa điểm du lịch điển hình, trọng điểm của mình trong định hướng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn.
KẾT LUẬN
Đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch, gồm các nội dung: Lý luận chung về du lịch (khái niệm, đặc điểm, phân loại và tác động của du lịch); Quản lý nhà nước về du lịch (khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về du lịch). Bên cạnh đó, luận văn đi tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Cao Bằng và tỉnh Hà Giang, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019, gồm các nội dung: xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; nguồn nhân lực phục vụ du lịch; công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Qua phân tích thực trạng, luận văn đã đánh giá những những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đây là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, gồm: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý du lịch;