Căn Cứ Vào Các Dịch Vụ Cấu Thành Và M Ức Độ Phụ Thuộc Trong Tiêu Dùng

Một chương tình du lịch có thể sử dụng để tổ chức nhiều chuyến du lịch vào các thời điểm kế tiếp nhau, nhưng cũng có chương trình du lịch chỉ sử dụng một hoặc vài ba chuyến với khoảng thời gian xa nhau. Do đó, cần có sự phân biệt giữa chuyến du lịch và chương trình du lịch. Một chương trình du lịch này có thể có nhiều chuyến du lịch được thực hiện với số khách tham gia đông. Nhưng ộmt chương trình du lịch khác chỉ thực hiện được một vài chuyến với số lượng khách tham gia ít. Vì vậy, có rất nhiều loại chương trình du lịch khác nhau, cần phải phân biệt chúng để đảm bảo tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành.

HUTECH

Chương trình du lịch như là một dịch vụ tổng hợp, mang tính trọn vẹn được tạo nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, chương trình du lịch mang trong nó những đặc điểm vốn có của sản phẩm là dịch vụ. Các đặc điểm đó là: tính vô hình, tính khôngđồng nhất, tính phụ thuộc vào nhà cung cấp, tính dễ dàng bị sao chép, tính thời vụ cao, tính khó đánh giá chất lượng và tính khó bán.Một chương trình du lịch trọn gói khi kinh doanh nó, phải tuân theo các yêu cầu sau đây:

Nội dung của chương trình du lịch phải phù hợp với nội dung của nhu cầu du

lịch thuộc về một thị trường mục tiêu cụ thể.

Nội dung của chương trình du lịch phải có tính khả thi. Tức là nó phải tương thích với khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp và các yếu tố trong mô i trường vĩ mô.

Chương trình du lịch phải đáp ứng được mục tiêu và tính phù hợp với nguồn

lực, khả năng của doanh nghiệp.


1.1.2 Các yếu tố cấu thành trong chương trình du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Chương trình du lịch được xem như là một quá trình tiêu xài nhiều dịch vụ du lịch, nhiều sản phẩm của các nhà cung ứng như sản phẩm khách sạn, sản phẩm nhà hàng,… Hơn nửa, chương trình du lịch cũng được xem như là một sản phẩm tổng hợp từ các dịch vụ du lịch riêng lẻ nhằm cung cấp cho du khách kinh nghiệm du

lịch, sự thỏa mãn và hài lòng. Các yếu tố cấu thành một chương trình du lịch gồm:

Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch INBOUND tại công ty du lịch LOTUS TOURS - 3

tài nguyên du lịch và các dịch vụ du lịch tương ứng.

Các dịch vụ gồm:

Hướng dẫn viên

Khách sạn

Nhà hàng

Bảo hiểm

Visa

Vé máy bay

Vé tham quan

Vé xe, tàu …


HUTECH

1.1.3 Phân loại chương trình du lịch

Chương trình du lịch là sản phẩm chính của doanh nghiệp lữ hành sản phẩm này rất phong phú và đa dạng về chủng loại, về mức độ chất lượng dịch vụ và do đó khách tiêu dùng sản phẩm này cũng rất đa dạng về mong muốn và mức độ thỏa mãn khác nhau. Để kinh doanh th ành công loại sản phẩm này, nhà kinh doanh lữ hành nhất định phải phân loại chúng


1.1.3.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:

Các chương trình du lịch chủ động : Công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hịên các chương trình, chỉ có các công ty lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng.

Các chương trình du lịch bị động: Khách tự tìm đến với các công ty lữ hành, đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó công ty du lịch xây dựng chương trình du lịch.

Các chương trình du lịch kết hợp : là sự hoà nhập của cả hai loại trên đây. Các công tyữl hành chủ động nghiên cứu thị trường, xâ y dựng các chương trình du lịch nhưng không ấn định các ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khách du lịch (công ty gửi khách) tự tìm đến công ty.


1.1.3.2 Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và m ức độ phụ thuộc trong tiêu dùng

HUTECH

Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng : giá trọn gói của tất cả dịch vụ (vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, …) đã được sắp đặt trước ở mức độ tối đa, chi phí thường thấp hơn so với dịch vụ cùng loại của các chương trình du lịc h khác. Giá tính theo đầu khách ở buồng đôi, giá theo thời vụ du lịch. Khách mua chương trình được tổ chức thành đoàn và hướng dẫn viên chuyên nghiệp được doanh nghiệp lữ hành tuyển chọn đi cùng khách và phục vụ suốt từ khi đón khách đến khi tiễn khách. Các hoạt động đều tuân theo lịch trình được xác định trước, ít có khả năng lựa chọn theo sở thích riêng.

Chương trình du lị ch có hướng dẫn viên từng chặng: đây là một biến dạng của chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng do đó có đặc điểm tương tự. Nhưng điểm khác biệt là không có người tháp tùng trong suốt hành trình mà tại mổi điểm đến trong chương trình có người đại diện của doanh nghiệp lữ hành hướng dẫn và trợ giúp khách.

Chương trình du lịch độc lập tối thiểu: chỉ giới hạn hai dịch vụ cơ bản là vận chuyển và lưu trú. Giá trọn gói bao gồm chi phí vé máy bay, chi phí buồng ngủ khách sạn, chi phí vận chuyển từ sân bay đến khách sạn và ngược lại. Tổng chi phí trọn gói của loại chương trình du lịch này có thể thay đổi tùy thuộc vào tuyến điểm du lịch, lựa chọn khách sạn, ngày khởi hành, thời gian của chuyến đi và các dịch vụ không bắt buộc. Không đi theo đoàn có tổ chức, không có hướng dẫn, khách tự đi và tự định liệu các hoạt động theo các sở thích cá nhân của mình có nhiều khả năng để lựa chọn.

Chương trình du lịch độc lập đầy đủ theo đơn đặt hàng của khách: đáp

ứng chính xác mong muốn của khách, tất cả mọi chi tiết trong suốt quá trình đi du lịch đều được lên kế hoạch trước, tiêu dùng độc lập theo sở thích riêng. Giá của chương trình là giá của tất cả các dịch vụ cấu thành chương trình và được bán theo giá trọn gói. Giá thường đắt hơn so với các chương trình du lịch khác có các dịch vụ cùng thứ hạng, cùng số lượng và cùng thời gian.

Chương trình tham quan giúp khách thưởng ngoạn các giá t rị của tài nguyên tự nhiên và nhân văn tại một điểm du lịch trong thời gian ngắn. Phần lớn các chương trình loại này đều có hướng dẫn viên của doanh nghiệp đi kèm hoặc có dịch vụ hướng dẫn tham quan tại chỗ. Giá của chương trình là giá trọn gói của các dịch vụ phục vụ cho quá trình tham quan. Loại chương trình này có thể được bán tách rời và có thể được bán kèm theo với các sản phẩm của hãng vận chuyển hàng không, đường thủy, …hoặc là các cơ sở kinh doanh lưu trú.


HUTECH

1.1.3.3. Căn cứ vào mức giá

Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch và giá của chương trình là giá trọn gói.

Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản chỉ bao gồm một số dịch vụ

chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản. Hình thức này thường do

các hãng hàng không bán cho khách công ụv . Giá chỉ bao gồm vé máy bay và một

vài tối ngủ tại khách sạn và tiền taxi từ sân bay về khách sạn.

Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn: Với hình thức này khách du lịch có thể lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng được xây dựng trê n cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển. Khách có thể lựa chọn từng thành phần riêng rẽ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của cả một chương trình tổng thể.

1.1.3.4 Căn cứ vào mục đích chuyến du lịch và loại hình du lịch

Mỗi mục đích của chuyến đi và mỗi loại hình du lịch có chương trình

du lịch tương ứng. Ví dụ như: chương trình du lịch theo chuyên đề, chương trình du

lịch công vụ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm....


1.1.3.5. Căn cứ vào các tiêu thức khác

Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn. Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày

Các chương trình tham quan thành phố(City tour) với các chương trình

du lịch xuyên quốc gia.

Các chương trình du lịch qua cảnh

Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không...

HUTECH

Tóm lại, phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng của khách du lịch các chương trình du lịch trên có thể được xếp vào 4 nhóm:

Nhóm 1: Trải nghiệm – Không linh hoạt : chương trình trọn gói theo hợp đồng, quá trình tiêu dùng có tổ chức quản lý chặt chẽ. Có sự tham gia tích ựcc chủ động vào các hoạt động trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách.

Nhóm 2: Trải nghiệm – Linh hoạt : chương trình du ịlch trọn gói, linh hoạt trong hợp đồng, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho khách có được nhiều sự tham gia tích cực chủ động, tiếp xúc nhiều với cư dân ở nơi đến du lịch để có được nhiều trải nghiệm và cảm tưởng du lịch.

Nhóm 3: Tiêu thụ - Không linh hoạt : chương trình du lịch trọn gói, tiêu dùng thụ động trong khuôn khổ của hợp đồng bằng quá trình tiêu dùng có tổ chức quản lý chặt chẽ theo sự sắp đặt trước.

Nhóm 4: Tiêu thụ - Linh hoạt : chương trình du lịch trọn gói, tiêu dùng linh hoạt tăng cường sự tiếp xúc của con người và văn hóa nơi đến du lịch, sử dụng tối đa yếu tố địa phương.


Nhóm 2

Trải nghiệm Nhóm 1



Linh hoạt

Không linh hoạt


Nhóm 4 Nhóm 3 Tiêu thụ

Sơ đồ 1.1 - Hành vi tiêu dùng của khách

Sự phân loại nói trên mang tính chất tương đối và thường có sự kết hợp giữa các sản phẩm của các loại hình du lịch để xây dựng chương trình du lịch sao cho phù hợp với mục đích và động cơ chuyến đi của khách.

HUTECH

Trong kinh doanh lữ hành quốc tế, ngư ời ta sử dụng một số thuật ngữ đặc biệt nhằm thể hiện phạm vi cũng như phương thức tổ chức của các chương trình du lịch.

Căn cứ vào sự có mặt của hướng dẫn viên, có 2 loại: chương trình du

lịch có hướng dẫn (Escorted Tour) và không có hướng dẫn (Unescorted Tour).

Căn cứ vào số lượng khách trong đoàn có các chương trình du lịch quốc tế độc lập cho khách đi lẻ (Foreign Independent Tour – FIT) và các chương trình trọn gói cho các đoàn (Group Inclusive Tour – GIT).

Căn cứ vào phạm vi du lịch có các chương trình du lịch quốc tế (Foreign Inclusive Tour – FIT) và du lịch nội địa ( Domestic Inclusive Tour – DIT). Cần phân biệt rõ là nếu FIT đi với GIT vì nó có nghĩa như là các chương trình quốc tế độc lập cho khách lẻ. Còn khi đi với DIT thì nó đơn thuần chỉ mang ý nghĩa phạm vi du lịch xuyên quốc gia.


1.2. Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành

1.2.1. Khái niệm lữ hành

Theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Do đó hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành. Tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “lữ hành” và “du lịch” được biểu hiện như “Du lịch”. Vì vậy, người ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tớ i các chuyến đi với mục đích du lịch. Du lịch ở đây đang được hiểu ở một phạm vi rộng lớn hơn.

Nhưng với phạm vi hẹp hơn tiêu biểu là định nghĩa về lữ hành trong Luật Du

lịch Việt Nam.

“Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”


HUTECH

1.2.2. Khái niệm kinh doanh lữ hành

Tiếp cận theo nghĩa rộng, kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch nhằm thõa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Điển hình như là sắp xếp để tiêu thụ hoặc bán các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, chương trình du lịch hoặc bất kì dịch vụ du lịch khác, tổ chức hoặc thực hiện các chương trình du lịch vào và ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia môi giới hỗ trợ các dịch vụ khác có liên quan đến các dịch vụ kể trên trong quá trình tiêu dùng của du khách.

Cách tiếp cận thứ hai ở nghĩa hẹp hơn để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất mà chúng ta có thể thấy là các công ty lữ hành thường rất chú trọng tới việc kinh doanh chương trình du lịch.

Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế.Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du ịlch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện.Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện.


1.2.3. Doanh nghiệp lữ hành - Hãng lữ hành

1.2.3.1. Khái niệm

HUTECH

Theo thời gian có khá nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ nhiều góc độ trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành.Bên cạnh đó bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng phong phú và đa dạng. Ở thời kì đầu tiên, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung gian, làm đại lý bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách sạn, hàng không,… Các doanh nghệip lữ hành (thực chất là đại lý du lịch) được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là đại diện, đại lý cho các nhà sản xuất (khách sạn, nhà hàng,…)bán sản phẩm nhằm thu tiền hoa hồng.

Một cách định nghĩa khá phồ biến là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành đã được phát triển ở mức độ cao hơn. Các doanh nghiệp lữ hành đã tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm dịch vụ riêng rẽ như: khách san, máy bay,…Doanh nghiệp lữ hành không chỉ dừng lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Tại Bắc Mỹ, doanh nghiệp lữ hành được coi như là những công ty xây dựng các chương trình du lịch bằng cách tập hợp các thành phần như khách sạn, tham quan, … Và bán chúng với mức giá gộp cho khách du lịch thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ. Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.

Hiện nay, các công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn hơn

mang tính toàn cầu. Đồng thời các công ty cũng sở hữu các tập đoàn khách sạn, các

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí