Đặc Điểm Về Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Đắk Lắk


- Đối với nhóm nợ đọng doanh nghiệp cũng tăng cường thanh tra kiểm tra, phối hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động. Thường xuyên đối chiếu công nợ. Hàng tháng, thông báo số nợ của các đơn vị về cho các cơ quan quản lý. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội tỉnh cũng đang phối hợp với Kho bạc Nhà nước tăng cường kiểm soát chi ngân sách Nhà nước để thu nợ các đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [40].

1.2.2. Bài học kinh nghiệm

- Việc quản lý chính sách BHXH cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các hội đoàn thể đối với công tác tuyên truyền, đến người lao động để họ tự quan tâm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống BHXH nhằm đồng bộ dữ liệu cùng với phát triển các dịch vụ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH.

- Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đối mới tác phong, lề lối làm việc và phong cách phục vụ đối tượng; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả cao nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 của luận văn đã hệ thống được cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH; khái quát về người lao động và doanh nghiệp nông nghiệp; các hình thức và vai trò của BHXH. Luận văn cũng xác định nội dung nghiên cứu bao gồm quản lý thu BHXH, quản lý chi BHXH. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chính sách BHXH bao gồm nhận thức của các doanh nghiệp về BHXH; nhận thức của người lao động; trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ BHXH và chế độ chính sách của nhà nước về BHXH.


Ngoài ra, luận văn cũng đã giới thiệu kinh nghiệm quản lý nhà nước về BHXH đối với người lao động tại các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Nông, Kom Tum. Trên cơ sở đó đã rút ra bài học kinh nghiệm trong việc QLNN về BHXH đối với người lao động trong các DNNN tỉnh Đắk Lắk. Đây chính là cơ sở để tđánh giá thực trạng, xác định các vấn đề đặt ra trong QLNN về BHXH đối với người lao động trong các DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở vị trí trung tâm Cao nguyên Trung Bộ với độ cao trung bình của tỉnh 500 - 800 m so với mực nước biển. Có diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha, dân số khoảng 1,8 triệu người, bao gồm 47 dân tộc anh em sinh sống và cư trú trên địa bàn.

Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Bình Phước; phía Tây giáp Campuchia và tỉnh Đắk Nông với đường biên giới dài 70 km. Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với thành phố Hồ Chí Minh qua Đắk Nông, Bình Phước và Bình Dương, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đơn vị quản lý hành chính của tỉnh gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea H’leo, Ea Soup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư’Mgar, Eakar, M’Đrăc, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin [38].

Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk Nguồn Cổng thông tin điện tử 1


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk


2.1.1.2. Ðịa hình

Vùng núi cao tập trung ở phía Nam và phía Ðông Nam, chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao trung bình từ 1.000-1.200m, trong đó có ngọn Chư Yang Sin cao 2.405m. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột và phụ cận có địa hình tương đối bằng, chiếm 53,5% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình 450 mét, địa hình vùng thấp trũng chiếm 12% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện Krông Ana, Krông Nô, Lắk và bình nguyên Ea Súp [38].

2.1.1.3. Khí hậu

Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc các huyện M’Đrăk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí hậu Tây và Đông Trường Sơn.

Nhìn chung, thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 240C. Ðộ ẩm tương đối trung bình 81% không có bão, khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng năm 5 đến tháng 11 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm, với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 -2.500 mm/năm [38].

2.1.1.4. Sông ngòi


Đắk Lắk có mạng lưới sông suối rất dày với một số sông chính như sông Krông H’Năng, sông Ea H'leo, sông Đồng Nai, sông Sêrêpôk; nhưng lớn nhất là dòng sông Sêrêpôk dài 322 km, bắt nguồn từ hai nhánh nhỏ là sông Krông Ana và sông Krông Nô. Dòng sông Sêrêpôk có nhiều thác ghềnh hùng vĩ và hoang sơ, là những điểm du lịch hấp dẫn như thác Trinh Nữ, Thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh... Ở Đắk Lắk có một số hồ lớn tự nhiên, như Hồ Ea RBin-Nam Kar, Hồ Lắk, một số hồ lớn nhân tạo, như Hồ Buôn Triết, Hồ Buôn Tría, Hồ Ea Kao, Hồ Ea Súp thượng... Tuy là một tỉnh cao nguyên, nhưng ở đây có đến trên 500 hồ nước tự nhiên và nhân tạo lớn nhỏ, với 47.000 ha mặt nước, một tiềm năng không nhỏ về phát triển chăn nuôi thủy sản. Hiện tại, Đắk Lắk đang giữ kỉ lục Việt Nam về tỉnh có nhiều hồ nhất [38].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

a. Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

- Thủ phủ cà phê

Tuy cây cà phê không phải là cây nguyên sản, có xuất xứ ở Đắk Lắk, nhưng do đã được du nhập vào trồng tại đây từ rất sớm và mảnh đất này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê. Cà phê Buôn Ma Thuột và Đắk Lắk luôn được đánh giá là có chất lượng cao, có hương vị đặc trưng; do đó thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột đã được thế giới biết đến; địa danh Buôn Ma Thuột cũng được nhiều người ví như một "thủ phủ cà phê" của Việt Nam. Do ở đây, cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào sánh được. Cây cà phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ cao nguyên trở thành một thành phố sầm uất. Ở Đắk Lắk, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở thành bản sắc văn hóa, như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng này [38].

- Sản xuất nông, lâm nghiệp

Là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó trên 600.000 ha có rừng, độ che phủ của rừng ở đây là 50%. Ở


đây có Vườn quốc gia Yok Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam.

Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 rừng đặc dụng là: Vườn quốc gia Chư Yang Sin huyện Krông Bông, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar huyện Lắk và Rừng lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk huyện Lắk, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô huyện Ea Kar, mỗi khu có diện tích từ 20 đến 60 nghìn ha.

Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái với hơn 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày.

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân tộc

Thành phần các dân tộc tại chỗ ở Đắk Lắk chủ yếu là người Êđê có khoảng

298.534 người, Nùng khoảng 71.461 người, Tày khoảng 51.285 người, M’nông khoảng 40.344 người và một số dân tộc ít người khác như Ba na, Thái, Mường,Gia rai, Sê đăng... nhưng số lượng không lớn [38].

b. Văn hóa

Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk đó là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẽo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn, có Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội Cà phê đã được Nhà nước công nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống.

Di tích lịch sử: Đình Lạc Giao; Chùa Sắc tứ Khải Đoan; Nhà đày Buôn Ma Thuột; Khu Biệt điện Bảo Đại - Nhà Công sứ số 4 Nguyễn Du hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk; Toà Giám mục tại Đắk Lắk; Hang đá Đắk Tur Krông Bông; Tháp Yang Prông – EaSup [38].


c. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông khá phát triển, có các tuyến Quốc lộ 14 đi thành phố Hồ Chí Minh (cách 350km), đi Gia Lai (cách TP Pleiku 190km), và nối với đường Hồ Chí Minh tại tỉnh Kon Tum; Quốc lộ 26 đi Khánh Hòa (cách thành phố Nha Trang 180km); Quốc lộ 27 đi Lâm Đồng (cách thành phố Đà Lạt 185km). Bên cạnh đó còn có hệ thống xe buýt từ thành phố Buôn Ma Thuột đến tất cả trung tâm 13 huyện và 1 thị xã trong tỉnh. Sân bay Buôn Ma Thuột hàng ngày có các chuyến bay thẳng từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hệ thống đường ôtô đến được tất cả các trung tâm xã.

Hệ thống điện: có 100% trung tâm xã có điện lưới quốc gia, có 1691/2481 thôn, buôn, tổ dân phố có điện mạng lưới quốc gia, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 95% số xã có điện và gần 98% số hộ dân có điện.

Nguồn nước khai thác: Từ nước mặt (hồ, sông, suối) chiếm khoảng 10%; khai thác từ nguồn nước ngầm (giếng khoan, giếng đào) chiếm khoảng 90%.

Chương trình nước sạch: Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch đến năm 2015 khoảng 72%, trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột bình quân 87,4%; khu vực ngoại thành khoảng 21%, Nguồn nước đáp ứng đầy đủ cho sản xuất Nông nghiệp,

Hạ tầng viễn thông: Hệ thống hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trong toàn tỉnh với dung lượng lớn, chất lượng cao nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông và internet với chất lượng tốt, giá cước hợp lý, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ.Việc xây dựng mạng viễn thông và ứng dụng công nghệ thông tin khắp toàn tỉnh là công cụ góp phần cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử ở địa phương, đóp góp tích cực vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.

Hệ thống y tế: Bên cạnh 4 bệnh viện lớn tại thành phố Buôn Ma Thuột, còn có hệ thống các bệnh viện tuyến huyện và 100% phường, xã có trạm y tế, 170/184 Trạm y tế đạt bộ tiêu chí mới về chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020, đạt tỷ lệ 92,4% [38].


2.1.2.3. Hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.1. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

ĐVT: Doanh nghiệp



Loại đơn vị

Năm

2017

2018

2019

2020

1. Khối DN nhà nước

71

66

59

56

2. Khối DN có vốn ĐTNN

4

4

4

4

3. Khối DN nông nghiệp

106

149

133

154

4. Khối HS, Đảng, Đoàn

1.780

1.811

1.794

1.792

5. Khối ngoài công lập

108

121

127

137

6. Khối hợp tác xã

43

43

45

48

7. Khối phường xã

184

184

184

364

8. Khối hội nghề, cá thể

39.324

43.543

45.203

47.101

Tổng

41.620

45.914

47.549

49.656

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk Theo bảng số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk: Trong giai đoạn 2017 – 2020, số lượng các loại hình đơn vị như doanh nghiệp Nhà nước, có vốn ĐTNN, và các khối khác tăng không đáng kể có khi còn giảm nhẹ, trong khi doanh nghiệp nông nghiệp tăng đều trong giai đoạn 2017 – 2019. Tuy nhiên, năm 2020 tổng số lượng đơn vị tăng lên đột biến trong đó toàn tỉnh có 106 doanh nghiệp nông nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng số 41.620 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, năm 2020 số lượng doanh nghiệp này đã lên đến 151 doanh

nghiệp trong tổng số 49.653 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

2.2. Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí