Mức Thu Nhập Bình Quân Thực Tế Và Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Của Nlđ Trong Dn Ở Tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.3: Mức thu nhập bình quân thực tế và mức đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ trong DN ở tỉnh Đắk Lắk

Đơn vị tính: nghìn đồng/người



Loại hình doanh nghiệp

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


TNBQ

thực tế

Mức lương đóng

BHXH


TNBQ

thực tế

Mức lương đóng

BHXH


TNBQ

thực tế

Mức lương đóng

BHXH


TNBQ

thực tế

Mức lương đóng

BHXH

1. Khối DN nhà

nước

5.315

3.086

5.468

5.234

5.868

3.293

6.390

3.782

2. Khối DN có

vốn ĐTNN

7.243

4.995

7.583

4.454

8.106

5.404

9.991

5.680

3. DNNN

5.577

2.989

5.956

3.138

6.483

3.161

6.731

3.699

4. Khối HCSN.

Đảng.Đoàn

4.064

3.677

4.253

3.896

4.569

3.997

4.977

4.153

5. Khối ngoài

công lập

3.539

2.248

3.838

2.577

4.265

2.759

4.628

2.830

6. Khối HTX

2.689

2.481

2.845

2.644

2.966

2.890

3.346

3.028

7. Khối phường

3.705

2.484

3.966

2.718

4.262

2.905

4.846

2.036

8. DNNQD

5.186

2.898

5.351

3.387

5.636

3.336

5.850

3.669

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk - 8

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk


Mức lương đóng BHXH chưa bằng một nửa mức thu nhập thực tế vì đối với các đơn vị này thì chủ sử dụng lao động không minh bạch trong việc thực hiện trích nộp BHXH đúng theo mức lương mà người lao động được hưởng bằng các hình thức như không ký hợp đồng hoặc có ký hợp đồng nhưng ghi mức lương thấp hơn so với mức thực tế mà người lao động được hưởng nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng góp BHXH cho người lao động. Cụ thể, năm 2020 mức lương thực tế bình quân là 6.731.278 đồng/người; với mức lương đóng BHXH là 3.699.169 đồng/người.

Mặt khác, theo quy định của Nhà nước, mức lương làm căn cứ đóng BHXH chỉ là tiền lương, tiền công của người lao động (không thấp hơn lương tối thiểu chung và cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung) đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; đóng theo thang bảng lương của Nhà nước (ngạch bậc, chức vụ, thâm niên nghề, thâm niên

vượt khung) đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, không bao gồm tiền lương tăng thêm, thưởng và thu nhập khác.

Do vậy, quy định về mức đóng BHXH đã làm cho mức đóng tách rời tiền lương lao động điều này đã tạo điều kiện cho những sai phạm về BHXH xảy ra dẫn đến thất thu cho quỹ BHXH, người lao động được hưởng trợ cấp BHXH thấp, các chế độ BHXH không còn hấp dẫn đối với người lao động tạo ra sự thờ ơ, né tránh.

- Quy trình thu Bảo hiểm xã hội

Hằng năm, dựa vào kế hoạch thu của BXHX Việt Nam giao về BHXH tỉnh Đắk Lắk lập và giao kế hoạch thu BHXH cho các huyện, đồng thời có kế hoạch thu các đơn vị tham gia BHXH theo quý hay theo tháng. Lập báo cáo và quyết toán thu với BHXH Việt Nam theo đúng thời gian quy định.

Tuy nhiên việc triển khai thu BHXH đối với doanh nghiệp cần có sự phối hợp từ nhiều phía. Công tác thu BHXH trong giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các đơn vị doanh nghiệp và của người lao động về BHXH ngày càng được nâng cao. Số thu BHXH, BHYT, BHTN năm sau luôn cao hơn năm trước và vượt kế hoạch.

Bảng 2.4. Số thu BHXH tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020



Năm

Kế hoạch BHXH Việt Nam giao (Tỷ đồng)

Số thực hiện (Tỷ đồng)

Tỷ lệ thực hiện so với Kế hoạch BHXH VN

giao (%)

2017

1.172

1.874

105,73

2018

2.067

2.082

100,76

2019

2.150

2.151

100,02

2020

2.317

2.386

103,00

Nguồn: Báo cáo BHXH tỉnh Đắk Lắk

Đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã triển khai kịp thời một số biện pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao: Thường xuyên tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới doanh nghiệp và người lao động, tổ chức khai thác và thu nợ tại các đơn vị sử dụng lao động…

- Tình hình nợ đọng trong các năm qua:

Theo quy định của BHXH Việt Nam thì hàng tháng khi các cán bộ chuyên quản gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN đến từng đơn vị và các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với cơ quan BHXH về hệ số lương, mức lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề… của người lao động đang làm việc tại đơn vị và đơn vị có trách nhiệm đóng đầy đủ số tiền phải đóng theo thông báo của BHXH (kể cả phần phải đóng của đơn vị sử dụng lao động và phần của cá nhân người lao động) cho cơ quan BHXH. Trong những năm qua, một số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn đã thực hiện việc đóng BHXH đầy đủ cho cơ quan BHXH đặc biệt là các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị Đảng đoàn thể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị là các DN vẫn còn nợ đọng BHXH nhiều, được thể hiện như sau:

Qua bảng 3.5 cho thấy số tiền nợ và tỷ lệ nợ có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 đến năm 2020. Tuy nhiên, năm 2017 do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế chung của Thế giới cũng như trong nước. Các doanh nghiệp phải vay ngân hàng để duy trì hoạt động, đáng lưu ý là giá cả của sản phẩm nông sản không ổn định, bấp bênh làm cho các doanh nghiệp nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về tài chính không có khả năng đóng BHXH cho người lao động kịp thời dẫn đến nợ đọng tăng lên.

Đắk Lắk là một tỉnh ở khu vực Tây Nguyên có các doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất cà phê, ca cao, hồ tiêu, cao su và do đặc tính khí hậu có năm được mùa, có năm mất mùa, hơn nữa có năm giá cà phê tăng cao, có năm giá cả các loại nông sản tương đối thấp không đủ tiền để chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy nhiều đơn vị phải nợ đọng lại tiền BHXH.


Bảng 2.5 Tình hình nợ bảo hiểm xã hội qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng



Loại hình doanh nghiệp-

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số tiền phải thu

Số tiền nợ đọng

Tỷ lệ nợ

đọng (%)

Số tiền phải thu

Số tiền nợ đọng

Tỷ lệ nợ

đọng (%)

Số tiền phải thu

Số tiền nợ đọng

Tỷ lệ nợ

đọng (%)

Số tiền phải thu

Số tiền nợ đọng

Tỷ lệ nợ

đọng (%)

1. Khối DN nhà nước

88.368

7.066

8.00

99.185

5.341

5.38

96.003

4953

5.16

10.5560

5.476

5.19

2. Khối DN có vốn ĐTNN

4.142

0

0.00

5.405

13

0.24

6.238

20

0.32

7.284

15

0.21

3. Khối DN nông nghiệp

108.064

13.425

12.42

120.522

8.905

7.39

115.176

9220

8.01

120.695

11.603

9.61

4. DN ngoài quốc doanh

120.335

29.267

24.32

146.002

33.586

23.00

162.516

39959

24.59

194.606

37.289

19.16

5. Khối HS, Đảng, Đoàn

534.331

9.592

1.80

637.568

6.934

1.09

661.528

4041

0.61

698.455

3.939

0.56

6. Khối ngoài công lập

5.088

621

12.21

6.995

285

4.07

8.987

237

2.64

11.285

1.229

10.89

7. Khối hợp tác xã

2.879

214

7.43

3.406

285

8.37

3.778

237

6.27

4.562

205

4.49

8. Khối phường xã

30.508

819

2.68

35.806

572

1.60

35.304

472

1.34

41.822

1.477

3.53

Tổng

893.715

61.004

6.83

1.054.889

55.921

5.3

1.089.530

59.139

5.43

1.184.269

61.233

5.17

Nguồn: Báo cáo BHXH tỉnh ĐắkLắk


45

- Quản lý thu Bảo hiểm xã hội

Tiền thu BHXH được quản lý thống nhất trong toàn tỉnh. Cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện mở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng, kho bạc cùng cấp để các cơ quan, doanh nghiệp chuyển tiền thu BHXH. Không thực hiện thu BHXH bằng tiền mặt trừ trường hợp các cơ quan đơn vị giải thể không còn đăng ký tài khoản tại ngân hàng, kho bạc thì cơ quan BHXH sẽ thu tiền mặt đồng thời nộp ngay vào tài khoản chuyên thu.

b. Tình hình quản lý chi Bảo hiểm xã hội

- Đối tượng thụ hưởng Bảo hiểm xã hội

Trong những năm qua, với số lược đối tượng chi trả ngày càng nhiều, lượng tiền chi trả ngày càng lớn, nhưng BHXH tỉnh Đắk Lắk luôn đảm bảo chi đúng, chi đủ, an toàn và kịp thời và tới tận tay đối tượng thụ hưởng.

Đối tượng hưởng BHXH rất phức tạp về địa bàn chi trả vì đối tượng cư trú ở vùng sâu, vùng xa, cũng như thời gian chi trả, điều quan trọng nhất trong công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng thụ hưởng là quản lý được cụ thể, chính xác từng đối tượng theo từng loại chế độ được hưởng, mức lương được hưởng và thời gian được hưởng.

Bảng 2.6: Tình hình giải quyết các chế độ BHXH giai đoạn 2017-2020

Đơn vị tính: người



Loại chế độ

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

NSNN

Quỹ

BHXH

NSNN

Quỹ

BHXH

NSNN

Quỹ

BHXH

NSNN

Quỹ

BHXH

Chế độ ốm đau


10.617


9.372


14.152


10.606

Chế độ thai sản


6.313


5.379


6.903


7.400

Chế độ dưỡng sức


8.082


2.223


2.166


2.865

Chế độ TNLĐ

97

180

104

195

104

197

106

205

Chế độ hưu trí

6.160

17.517

6.298

20.269

6.105

22.636

5.897

24.633

Chế độ trợ cấp CBX


52


53


50


48

Chế độ MSLĐ

3.278


3335


3.277


3.187


Chế độ tử tuất

1.179

834

1.299

969

1.361

1.123

1.437

1.195

Tổng cộng

10.714

43.595

11.036

38.560

10.847

47.227

10.627

46.952

Nguồn: Báo cáo BHXH tỉnh ĐắkLắk

Quản lý đối tượng thụ hưởng BHXH là công tác thường xuyên liên tục của cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk, tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi của các đơn vị và cá nhân.

Qua bảng số liệu 3.6 ta thấy, số đối tượng hưởng BHXH do nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo có xu hướng giảm, do đối tượng hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất chết hoặc hết hạn hưởng, hoặc chuyển đi khỏi địa phương. Mặt khác, ngược lại với sự giảm dần qua các năm của đối tượng hưởng do Ngân sách nhà nước đảm bảo thì số đối tượng hưởng BHXH do quỹ BHXH đảm bảo tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là đối tượng hưởng chế độ hưu trí do hưởng mới, hàng năm riêng số đối tượng hưởng chế độ hưu trí tăng khoảng trên dưới gần 3.000 người là do thời điểm này Nhà nước ban hành thực hiện các chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, giảm tuổi nghỉ hưu theo quy định đối với đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế.

- Quy trình chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội

- Đối với BHXH tỉnh: vào ngày 25 hàng tháng căn cứ vào quyết định hưởng chế độ BHXH hàng tháng và một lần do Phòng Chế độ BHXH xét duyệt và tiếp nhận hồ sơ chuyển đến, danh sách đối tượng giảm do BHXH các huyện, thành phố, thị xã chuyển lên Phòng Chế độ BHXH tổng hợp lập danh sách chi trả lương hưu của tháng tới chuyển cho Phòng Kế hoạch tài chính trước ngày 28 hàng tháng để kiểm tra số liệu và cấp kinh phí cho Bưu điện tỉnh.

- Đối với Bưu điện tỉnh: nhận danh sách chi trả lương trước ngày 28 hàng tháng và chuyển danh sách chi trả cho Bưu điện huyện trước ngày 01 hàng tháng.

- Đối với Bưu điện huyện: Hàng tháng căn cứ vào danh sách chi trả lương để thực hiện chi trả trực tiếp cho đối tượng nhận tiền mặt, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng đối tượng thụ hưởng.

Hằng tháng, trước ngày 15 Bưu điện huyện quyết toán với BHXH huyện số tiền chi trả các đối tượng, ngày 20 hàng tháng BHXH huyện quyết toán với BHXH tỉnh, từ số quyết toán của BHXH huyện và phát sinh tăng, giảm trong tháng ngày 28 BHXH tỉnh phát hành ra bảng lương và danh sách chi trợ cấp một lần của tháng tiếp theo và giao cho Bưu điện tỉnh.

- Phương thức chi trả Bảo hiểm xã hội

BHXH đã áp dụng cả hai phương thức chi trả, qua mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm.

- Phương thức chi trả trực tiếp:

+ Phương thức chi trả này có ưu điểm: giúp cho cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ đối tượng, nắm bắt được tình hình tăng, giảm và kịp thời điều chỉnh những trường hợp hưởng không đúng chế độ, hưởng trùng, hưởng hộ mà không có giấy uỷ quyền; chi trả nhanh gọn, chính xác, đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng. Mặt khác cán bộ BHXH trực tiếp đi chi trả do am hiểu về chế độ chính sách BHXH nên có thể giải thích được thắc mắc tạo lòng tin cho đối tượng và khuyến khích người dân tham gia BHXH.

+ Áp dụng phương pháp này còn có những hạn chế: Không thể tiến hành chi trả cho đối tượng hưởng đồng thời ở tất cả các thôn, buôn, xã trên địa bàn vì cán bộ chi trả có hạn mà đối tuợng hưởng lại nhiều; Đắk Lắk là một tỉnh Tây nguyên, địa bàn rộng, đối tượng phần lớn là dân di cư tự do và dân tộc thiểu số nên thường sống vùng sâu vùng xa và rãi rác nên gặp nhiều khó khăn về phương tiện đi lại, vận chuyển cũng như an toàn tiền mặt.

- Phương thức chi trả gián tiếp:

+ Phương thức này có ưu điểm: Trong cùng một thời gian có thể tiến hành chi trả cho đối tượng hưởng ở tất cả các xã trong toàn tỉnh; Đại lý chi trả là người của địa phương nên sẽ nắm bắt kịp thời và chính xác đối tượng chết, đi khỏi địa phương để phản ánh kịp thời với cơ quan BHXH.

+ Bên cạnh đó khi áp dụng phương pháp này còn có những hạn chế như: Cán bộ đại lý không giải thích được những thắc mắc của đối tượng về chế độ chính sách, quyền lợi BHXH mà đối tượng được hưởng; nhiều đại lý cố tình làm sai các quy định của ngành về quản lý tài chính như danh sách nhận tiền không có chữ ký của đối tượng mà người đại lý ký, bao che cho đối tượng hưởng như khi đối tượng chết không báo cho cơ quan BHXH giảm mà để đối tượng hưởng thêm, việc thanh toán kinh phí chi BHXH với cơ quan BHXH thường bị chậm.

- Kinh phí chi trả Bảo hiểm xã hội

Thực hiện theo quy định về quản lý tài chính trong công tác chi BHXH, BHXH tỉnh mở tài khoản chuyên chi BHXH tại ngân hàng và chỉ được phép sử dụng tiền trong tài khoản để chi trả các chế độ hưởng BHXH cho đối tượng do tỉnh quản lý và cấp cho

BHXH các huyện, Bưu điện tỉnh để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng thụ hưởng do BHXH huyện, Bưu điện được phân cấp chi.

Tương tự như BHXH tỉnh, BHXH huyện, Bưu điện tỉnh mở một tài khoản chuyên chi tại chi nhành ngân hàng huyện để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chuyên chi BHXH cho các đối tượng hưởng.

Hàng tháng, căn cứ vào nguồn kinh phí do BHXH Việt Nam cấp về để BHXH tỉnh thực hiện chi trả các chế độ cho người thụ hưởng. Trên cơ sở kế hoạch nguồn kinh phí được BHXH tỉnh và các đơn vị thống nhất, hàng tháng nguồn kinh phí được chuyển từ BHXH tỉnh đến Bưu điện tỉnh, sau đó nguồn kinh phí này được Bưu điện tỉnh cấp xuống cho các đại lý chi trả Bưu điện huyện rồi chi trả đến các đối tượng thụ hưởng. Với hình thức này, nguồn kinh phí chi trả được cấp một cách nhanh chóng kịp thời, chi trả cho đối tượng được đầy đủ, chính xác, kịp thời.

2.2.3. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.3.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Các doanh nghiệp nông nghiệp có những đặc điểm riêng biệt khác với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn, đó là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động sản xuất không liên tục, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì thế việc quản lý về Bảo hiểm xã hội cho chính người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp cũng có những đặc điểm khác biệt so với người lao động tại các doanh nghiệp khác: Lao động nông nghiệp tham gia làm việc theo mùa vụ; Các doanh nghiệp sản xuất theo mùa vụ nên số lượng lao động tham gia làm việc trong khoảng thời gian là không giống nhau; Lao động trong doanh nghiệp phần lớn là trình độ phổ thông nên khả năng tiếp cận với chính sách BHXH còn rất hạn chế.

Việc quản lý Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tập trung vào hai nội dung chính, đó là quản lý thu và chi Bảo hiểm xã hội.

STT

Tên đơn vị

SLĐ

1

Công ty TNHH MTV Cà phê 720

321

2

Công ty TNHH MTV Cà phê 721

117

3

Công Ty TNHH MTV Cà phê 52

262

Công Ty TNHH MTV Cà phê 49

657

5

Công ty TNHH MTV Công Ty Cà phê Buôn Hồ

219

6

Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Sim

371

7

Công ty TNHH MTV Công Ty Cà Phê 719

1.325

8

Công ty TNHH MTV Cà phê 716

113

9

Công ty TNHH MTV Cà phê Ea KTur

304

10

Công ty TNHH MTV Cà phê Chư Quynh

184

11

Công ty TNHH một thành viên Cà phê 715 A

223

12

Công ty TNHH MTV Cà phê 715B

89

13

Công ty TNHH MTV Cà phê 715 C

59

14

Công ty TNHH MTV Cà phê Đrao

320

15

Công ty TNHH MTV Cà Phê - Ca Cao Tháng 10

31

16

Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Tiêu

207

17

Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Thắng

308

18

Công ty TNHH MTV Cà phê Cư Pul

152

19

Cty TNHH MTV Cà phê Buôn Ma Thuột

26

20

Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Pốk

237

21

Công ty TNHH MTV Cà phê Phước An

73

22

Công ty TNHH MTV Cà Phê Ea Hnin

150

23

Công ty TNHH MTV n Cà phê Thắng Lợi

445

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí