Khái Quát Về Người Lao Động Và Doanh Nghiệp Nông Nghiệp


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NÔNG

NGHIỆP


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái quát về người lao động và doanh nghiệp nông nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm về người lao động

Theo Ph.Ăng ghen “Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì đó vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người” [16].

Theo Bách khoa toàn thư mở thì “Một người lao động là người làm công ăn lương, đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử dụng lao động) và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng” [34].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tại Việt Nam, trong Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật lao động năm 2019 định nghĩa “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ Luật này.” [45].

Trong nội dung nghiên cứu của luận văn, có thể hiểu: “Người lao động là những người trong độ tuổi lao động, hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp có nhu cầu kiếm việc làm”.

Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk - 3

1.1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp nông nghiệp

a. Khái niệm về doanh nghiệp


Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” [30]. Theo định nghĩa pháp lý đó thì doanh nghiệp phải là những đơn vị tồn tại trước hết vì mục đích kinh doanh. Những thực thể pháp lý, không lấy kinh doanh làm mục tiêu chính cho hoạt động của mình thì không được coi là doanh nghiệp.

Nếu căn cứ theo ngành kinh tế-kỹ thuật để phân loại doanh nghiệp có doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ. Người ta cũng có thể chia nhỏ ra mỗi loại doanh nghiệp thành các loại doanh nghiệp. Như trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp có doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp lâm nghiệp và doanh nghiệp ngư nghiệp theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp thì có doanh nghiệp trồng trọt và doanh nghiệp chăn nuôi.

b. Khái niệm về doanh nghiệp nông nghiệp

Có rất nhiều khác niệm về doanh nghiệp nông nghiệp, sau đây là một số quan điểm về doanh nghiệp nông nghiệp:

Doanh nghiệp nông nghiệp là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, tức là một đơn vị hoạt động kinh doanh và phân phối của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, gồm một số người lao động, được đầu tư vốn, trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của thị trường, được Nhà nước quản lý và bảo vệ theo luật định [43].

Còn theo Phùng Thị Hồng Hà thì “Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội” [18].

Tóm lại có thể hiểu: “Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm một tập thể những


người lao động, có sự phân công lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp”.

1.1.2.3. Phân loại doanh nghiệp nông nghiệp

- Phân loại theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp có một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nông nghiệp không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phần.

+ Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân là chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu.

+ Công ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó, vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại đề huy động vốn.

+ Công ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh với mục tiêu chung; ngoài ra các thành viên hợp danh, có thể là thành viên góp vốn; thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong


phạm vi số vốn đã đóng góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào [30].

- Phân loại doanh nghiệp theo quy mô: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) [30].

- Phân theo giới hạn trách nhiệm: Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có phân thành các loại doanh nghiệp thành chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn.

+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại hình doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại hình doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Điều này có nghĩa nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản, chủ doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp chế độ trách nhiệm hữu hạn


Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định số 101/2006/NĐ-CP. Những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.

Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư-thành viên trên chủ sở hữu công ty [25].

1.1.2.4. Người lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp

Ngoài những điểm giống các loại hình doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp nông nghiệp có những đặc điểm riêng như sau [12]:

Thứ nhất, DNNN là những doanh nghiệp chủ yếu tiến hành sản xuất và kinh doanh trên địa bàn nông thôn, được hình thành từ các hộ kinh doanh, các hợp tác xã và các trang trại. Đặc điểm này cho thấy chủ yếu các doanh nhân ở nông thôn đều trưởng thành từ làm chủ hộ kinh doanh, chủ trang trại hay tham gia vào các hợp tác xã.

Thứ hai, các DNNN tham gia vào kinh doanh các sản phẩm dịch vụ phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau theo đặc điểm kinh tế-xã hội và sinh thái của mỗi vùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ ba, các doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong một số trường hợp, vẫn tồn tại các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn. Tuy nhiên, do tính chất của sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đã quy định, hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô vừa


và nhỏ của các doanh nghiệp thể hiện tính thích ứng cao của các doanh nghiệp trong nền nông nghiệp đang được phát triển.

Thứ tư, so với doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp ở thành thị kinh doanh cùng loại sản phẩm và dịch vụ, DNNN có chi phí khởi tạo doanh nghiệp và kinh doanh cao hơn. Các chi phí về điện, vận chuyển, mở sổ thuế, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp thường cao hơn so với doanh nghiệp công nghiệp và ở thành thị. Đặc điểm này do sản xuất nông nghiệp phân tán, cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa được phát triển theo quy định. Từ đây, để phát triển được doanh nghiệp nông nghiệp cần phải tập trung vào tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất-kinh doanh.

Tóm lại, có thể thấy DNNN với những đặc điểm cơ bản như hình thành và hoạt động trên địa bàn nông thôn, các chủ thể doanh nghiệp thường là người đã tham gia vào các tổ chức kinh tế trước đó, quy mô của các DNNN thường là nhỏ và vừa và có chi phí khởi tạo doanh nghiệp cao hơn các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực và địa bàn khác [12].

Người lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp là những người tham gia lao động trong doanh nghiệp. Hầu hết là lao động thủ công, chưa qua đào tạo về chuyên môn nông nghiệp. Lao động chủ yếu theo lối truyền thống hoặc kinh nghiệm nên năng xuất sản phẩm không được cao. Hiểu biết và nhận thức của họ về chính sách BHXH, BHYT còn hạn chế. Nhiều nơi người lao động còn không được đảm bảo những quyền lợi chính đáng về BHXH, BHYT.

1.1.2. Bảo hiểm xã hội

1.1.2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội

a. Bảo hiểm xã hội

Theo Điều 3 Khoản 1 của Luật Bảo hiểm xã hội thì “Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”


[29]. Cũng theo Khoản 1, Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội thì BHXH bao gồm: BHXH, BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (khoản 2 Điều 3 Luật BHXH). Theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH thì việc tham gia loại hình bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào số lượng người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động mà căn cứ vào loại Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người lao động, cụ thể là:

Tại Khoản 3, Điều 2 Luật BHXH quy định: “Người sử dụng lao động tham gia BHXH bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội… doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động” [29].

Theo Khoản 1, Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 thì: “Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.” [10].

b. Bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong doanh nghiêp nông nghiệp

Trên cơ sở khái niệm về bảo hiểm xã hội, có thể hiểu, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiêp nông nghiệp là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong doanh nghiêp nông nghiệp khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

c. Các hình thức bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Cũng tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước


có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất” [24].

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm [46]: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình và người tham gia khác. Các đối tượng quy định trên gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp, nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới.

Dưới góc độ pháp lý, chế độ BHTN là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.

Vai trò của BHTN: Đối với người lao động, BHTN vừa giúp đỡ họ ổn định cuộc sống khi bị mất việc làm thông qua việc trả trợ cấp thất nghiệp vừa tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Đối với người sử dụng lao động, gánh nặng tài chính của họ sẽ được san sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không phải bỏ ra một khoản chi lớn để giải quyết chế độ cho người lao động. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp. Đối với nhà nước, ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về tài chính cho nhà nước [41].

- Bảo hiểm y tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023