Tự Chịu Trách Nhiệm Và Trách Nhiệm Xã Hội Của Trường Đại Học


Nói chung, tự chủ là khả năng hành động chủ động mang tính pháp lý về các mặt học thuật, tài chính, tổ chức và nhân viên của tổ chức trường đại học, là điều kiện cần để giúp các trường thực hiện tốt sứ mạng của mình, có tính tương đối và chịu ảnh hưởng bởi chiến lược điều khiển hệ thống GDĐH của nhà nước.

1.1.3. Tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của trường đại học

Vai trò to lớn của trường đại học buộc nó gánh vác trách nhiệm. Trong quản lý công, khái niệm trách nhiệm hàm ý trách nhiệm giải trình, tính chịu trách nhiệm hay sự phù hợp giữa quyền và trách nhiệm và được dùng thay thế nhau. Khái niệm tự chịu trách nhiệm được hiểu theo cách tự mình (một trường đại học tự chủ) phải chịu trách với những điều mình làm thì chưa bao quát được trách nhiệm cần có của một trường đại học. Trách nhiệm cần có phải bao gồm cả trách nhiệm bị động và chủ động, trách nhiệm pháp lý và đạo đức, trách nhiệm với nhiều bên liên quan mà nhà nước là một trong số đó, đối với sự cung cấp dịch vụ GDĐH. Do đó, trách nhiệm đầy đủ hơn của trường đại học cần được bao quát như là trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải thích hay giải trình (accountability) cho các nhóm lợi ích có liên quan (stakeholders). Theo Ngô Doãn Đãi (2004), tuyệt nhiên, đây không phải là “tự làm tự chịu” [6, tr.21, 22].

Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ báo cáo mang tính đạo đức và quản lý về những hoạt động và kết quả thu được, giải thích kết quả thực hiện, và thừa nhận trách nhiệm đối với cả những kết quả không mong đợi của trường đại học cho các bên liên quan. The Task Force on HE & Society (2000) cũng cho rằng đó là sự ràng buộc về việc giải thích định kỳ kết quả đạt được của nhà trường một cách minh bạch, kể cả những thành công lẫn thất bại [108, tr.61].

Trách nhiệm giải trình là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với một tổ

chức đại học tự chủ. Khi nói tới trách nhiệm giải trình thì có hai vấn đề đặt ra. Đó là

i) trách nhiệm với ai và ii) trách nhiệm về nội dung gì. Trước hết, một trường đại học liên quan trực tiếp hay gián tiếp với nhiều bên: xã hội nói chung, các thành viên đại diện trong hội đồng trường; Chính phủ, chính quyền các cấp, đại diện cho lợi ích toàn xã hội, cấp kinh phí cho trường; những khách hàng, các nhà sử dụng lao


động, sinh viên và gia đình, những người muốn có kiến thức, kỹ năng làm việc tốt và bằng cấp; cựu sinh viên, những nhà ũng hộ quan trọng của trường; giảng viên: nhân tố quan trọng; và kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngành học. Đây là những đối tượng mà các nhà quản lý ở trường đại học phải giải trình. Mức độ giải trình không mang tính khuôn mẫu nhưng cần lưu ý là sự đòi hỏi quá mức (không hợp lý) sẽ hạn chế sự tự chủ, trở thành “gánh nặng” và có nguy cơ làm các trường xa rời trách nhiệm xã hội của mình nhiều hơn.

Kế đến, trách nhiệm xã hội thể hiện ít nhất qua một số nội dung dưới đây:

- Sự công bằng trong tiếp cận GDĐH,

- Chất lượng đào tạo và nghiên cứu,

- Sự tương xứng giữa trình độ đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động,

- Sự đóng góp cho phát triển kinh tế cũng như phổ biến các giá trị,

- Sự sử dụng hiệu quả nguồn lực công và

- Sự ổn định (khả năng tài chính để duy trì tiêu chuẩn cao), theo Salmi 2009

[103, tr.6].

Chức năng công cộng và khả năng mang lại lợi ích công to lớn buộc trường đại học phải chịu trách nhiệm xã hội và trách nhiệm này phải bảo đảm được thực thi. Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc đưa trách nhiệm xã hội vào cuộc sống thông qua các công cụ thích hợp. Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH Việt Nam qua Bảng 1.2, Mục 2, cho thấy quan niệm về tự chịu trách nhiệm gắn với yêu cầu giải trình kết quả hoạt động của một trường được sự đồng thuận rất cao với 94% ý kiến (M=3,27; S.D.=0,58).

Nói chung, tự chịu trách nhiệm hay trách nhiệm xã hội của trường đại học cần được hiểu là trách nhiệm báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách ngay thẳng và trung thực cho các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ GDĐH và sử dụng nguồn lực.

1.1.4. Điều kiện và sự cân bằng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm của một trường đại học đòi hỏi tối thiểu ba điều kiện: i) môi trường định hướng tự chủ; ii) sự cân bằng giữa quyền tự chủ và


trách nhiệm xã hội; và iii) năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm của một trường. Mỗi điều kiện có thể ảnh hưởng một cách độc lập hoặc trong sự kết hợp với điều kiện khác. Trước hết, môi trường định hướng tự chủ được xem là điều kiện bao quát nhất, đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đi vào cuộc sống. Nó bao gồm môi trường chính trị, pháp lý và cạnh tranh. Môi trường chính trị và pháp lý là hệ thống quan điểm, chính sách và pháp luật tạo ra được sự thuận tiện cho sự hoạt động chủ động và có trách nhiệm của trường đại học. Nó chính là cam kết chính trị đảm bảo sự phi tập trung một cách thích hợp, sự nhất quán trong chính sách tăng quyền tự chủ, và nhất là khuôn khổ pháp luật đảm bảo địa vị pháp lý độc lập của trường đại học. Môi trường cạnh tranh với các yếu tố, quy luật thị trường hay cơ chế quản lý phù hợp, thúc ép việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ GDĐH tốt hơn cũng là điều kiện đảm bảo sự chủ động và trách nhiệm xã hội mang ý nghĩa thực tế hơn. Nguyên tắc cạnh tranh buộc các trường phải chủ động về mọi mặt trong đào tạo và nghiên cứu, phải thể hiện sự sử dụng hiệu quả nguồn lực và bám sát được nhu cầu xã hội.

Thứ hai, điều kiện về sự cân bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội không chỉ cho thấy sự song hành của hai mặt này, như “hai bánh của một cổ xe”, mà còn đòi hỏi sự tương hợp giữa chúng. Sự tương hợp thể hiện ở nguyên tắc quyền tự chủ càng cao thì trách nhiệm xã hội phải càng lớn và được bảo đảm bằng các hình thức cụ thể, nhất là các hình thức mang tính pháp lý. Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH Việt Nam qua Bảng 1.2, Mục 3, cho thấy sự nhất trí cao với hơn 97% ý kiến (M=3,41; S.D.=0,55) cho rằng cần có ràng buộc pháp lý đối với trách nhiệm xã hội. Sự cân bằng được nhận thức như là “sự tác hợp” hơn là “sự đánh đổi” như thường thấy. Các tác giả Học viện Hành chính Quốc gia (2004) đã lưu ý rằng quyền hạn giúp phát huy trách nhiệm trong khi sự không có trách nhiệm sẽ dẫn đến lạm quyền [42, tr.105, 106]. Nhà nước giữ vai trò quan trọng đối với việc “cân bằng” tốt nhất, chứ không tuyệt đối, nhu cầu tự chủ và yêu cầu về trách nhiệm xã hội. Điều này có nghĩa là trường đại học được “nới rộng” không gian tự chủ nhưng đồng thời phải chịu sự giám sát nhà nước phức tạp hơn. Để làm được điều này, nhà


nước phải xác định rõ yêu cầu đối với các trường. Trên cơ sở đó, thiết kế các yêu cầu trách nhiệm phù hợp, đưa ra khuôn khổ trách nhiệm toàn diện để làm rõ cách thức các trường đại học đóng góp vào hàng hóa công cộng và tại sao nó xứng đáng được hưởng sự tự chủ (Downey, 2008) [77].

Thứ ba, điều kiện về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm liên quan đến yếu tố bên trong và là khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm của một trường. Khả năng tự quyết định đòi hỏi các quyết định được đưa ra là tối ưu, bao quát được lợi ích của các bên liên quan. Đồng thời, trong môi trường cạnh tranh nó cũng đòi hỏi các quyết định được đưa ra phải linh hoạt và kịp thời. Nếu một trường không có khả năng dự báo, quyết đoán hay kỹ năng ra quyết định nhanh thì khó lòng tự chủ được.

Việc xác định khả năng tự chủ của một trường là yêu cầu quan trọng vì nó là cơ sở để xem xét trao quyền tự chủ. Một trường thiếu năng lực tự chủ mà được trao quyền tự chủ thì nó chẳng những không tự quyết định được mà còn tự đe doạ trách nhiệm xã hội của mình. Vấn đề mấu chốt là xây dựng tiêu chí và phương thức để đánh giá khả năng tự chủ. Nó có thể là khuôn khổ tiêu chí và phương thức độc lập hay đan xen hoặc kết hợp với các hệ thống khác như kiểm định chất lượng, kiểm toán, chỉ số cạnh tranh v.v...

Thiết chế tổ chức hội đồng trường được xem như một đảm bảo cho sự quản lý tự quản của một trường. Nói cách khác, hội đồng trường là điều kiện cần có để một trường thực hiện quyền tự chủ và cân bằng trách nhiệm xã hội một cách khách quan. Hội đồng trường với các đại diện “chủ sở hữu cộng đồng” sẽ quản trị và giải trình việc đạt được các mục tiêu và hạn chế nguy cơ bóp méo sự lựa chọn đối với tổ chức có “giá trị KT-XH” cao như trường đại học (Phạm Phụ, 2004) [52, tr.105]. Các thành viên từ bên ngoài tham gia hội đồng trường giúp trường hiểu được các nhóm lợi ích nhiều hơn và thể hiện trách nhiệm tốt hơn. Các quyết định quan trọng có nhiều chủ thể tham gia ít nhiều cũng sẽ tốt hơn. Mặc dù hội đồng trường là tổ chức quản trị nhà trường nhưng trách nhiệm của nó lại hướng rộng ra bên ngoài nhà trường, điều ít khi được nhận thức đầy đủ.


Nói chung, tự chủ, tự chịu trách nhiệm có tính thực tế và tính điều kiện.

1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm

của trường đại học

1.2.1. Khái niệm và bản chất quản lý nhà nước về giáo dục đại học đảm

bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học

Về tổng thể, quản lý nhà nước là sự điều chỉnh (regulation) bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phương thức và mức độ khác nhau nhằm định hướng và phát triển KT-XH mà trong đó có GDĐH, duy trì trật tự và kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu của người dân và nhà nước.

Quản lý của nhà nước về GDĐH là việc nhà nước sử dụng quyền lực công để điều khiển (steering) hoạt động GDĐH theo mục tiêu của mình. Lê Văn Giạng (2001) xem đó là việc quyết định các chủ trương quản lý; tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ và chủ trương quản lý; lựa chọn, sắp xếp cán bộ và bộ máy; giáo dục, bồi dưỡng và ra chính sách khích lệ cán bộ; kiểm tra và đánh giá kết quả việc quản lý [35, tr.324]. Còn Trần Kiểm (2006) thì cho rằng đó là những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GDĐH [46, tr.36].

Dưới gốc độ quản trị, QLNN gần với khái niệm quản trị bên ngoài công (public external governance), đó là cơ cấu và quá trình mà theo đó các hệ thống và trường đại học quản lý các hoạt động thường xuyên cũng như ra các chính sách dài hạn của mình, các chính phủ và chính quyền địa phương tham gia quản lý GDĐH. Theo Kaplin and Lee (2007), đó là quá trình ra quyết định và quá trình thực hiện hay không thực hiện các quyết định [95, tr.18, 21]. Hình thức quản trị GDĐH cấp độ quốc gia thì rất đa dạng. Trong khi đó, dưới gốc độ điều chỉnh thì QLNN là sự ảnh hưởng với mức độ khác nhau, từ can thiệp cho đến tạo thuận tiện đối với hoạt động GDĐH, theo Neave và Vught (1994) [99].

Quản lý nhà nước về GDĐH được cấu thành từ ba yếu tố: i) chủ thể quản lý, là các cơ quan có thẩm quyền, chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước nhưng có sự thay đổi gần đây theo hướng chính quyền trung ương tăng cường uỷ thác chức năng quản lý cho các cấp và tổ chức khác; ii) khách thể quản lý, là hệ thống GDĐH và


hoạt động; và iii) mục tiêu, là việc đảm bảo trật tự trong mọi hoạt động GDĐH

nhằm đào tạo nhân lực bậc cao cho xã hội.

Quản lý nhà nước về GDĐH phản ánh tình hình xã hội, bản chất hệ thống chính trị, sự quản trị quốc gia, mối quan hệ giữa nhà nước và nhà trường và cách thức điều khiển GDĐH; có một số tính chất và đặc điểm chủ yếu dưới đây.

- Tính lệ thuộc vào chính trị: QLNN là để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, tuân thủ các chủ trương và chính sách GDĐH của cơ quan hay tổ chức chính trị.

- Tính thường xuyên: Hoạt động QLNN được duy trì đều đặn, liên tục để bảo

vệ, giúp đỡ, cung cấp và quy định GDĐH.

- Tính quyền lực nhà nước: Hoạt động QLNN thể hiện tính quyền lực.

- Tính xã hội: Một mặt, QLNN luôn tôn trọng yếu tố xã hội và mở rộng dân chủ; còn một mặt, GDĐH phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với các quá trình KT-XH. GDĐH là sự nghiệp của nhà nước và xã hội, quá trình triển khai QLNN về GDĐH có sự kết hợp giữa nhà nước và xã hội.

- Tính pháp lý: QLNN phải tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo tôn trọng

pháp luật.

- Tính chuyên môn nghiệp vụ: QLNN đảm bảo chuẩn mực kiến thức và kỹ năng, đội ngũ học thuật phải đáp ứng yêu cầu về ngạch, bậc và chức danh.

- Tính hiệu lực và hiệu quả: Quyết định QLNN đòi hỏi phải có tác dụng và kết quả thực thi phải được đánh giá từ nhiều gốc độ như kinh tế, xã hội... Chất lượng, hiệu quả và trật tự kỷ cương là thước đo trình độ, năng lực, uy tín của tổ chức quản lý GDĐH.

- Chịu sự tác động của cơ chế thị trường và xu thế GDĐH thế giới: QLNN phải cân nhắc tín hiệu từ thị trường và cũng không thể đứng ngoài sự chuyển biến của GDĐH toàn cầu.

Các công cụ chính sách điều khiển hệ thống GDĐH thường được sử dụng là tài trợ, quy định, lập kế hoạch đánh giá (VLk, Westerheijden & Wender, 2008) [109, tr.9].


Nói chung, QLNN về GDĐH là tác động (can thiệp hoặc không can thiệp) mang tính pháp lý của các chủ thể QLNN có thẩm quyền đến hoạt động GDĐH và các yếu tố động lực (cơ sở GDĐH, tổ chức trung gian, khách hàng của cơ sở GDĐH: sinh viên, người sử dụng lao động v.v...) và hoạt động GDĐH thông qua hệ thống cơ chế, chính sách và chiến lược phù hợp với quy luật khách quan, khung cảnh quốc gia và quốc tế; nhằm phát huy cao nhất vai trò của cơ sở GDĐH, thực hiện mục tiêu phát triển hiệu quả, đảm bảo sự phù hợp và công bằng trong GDĐH.

Từ gốc độ khác, sự điều khiển bằng quyền lực công của nhà nước có thể thực hiện theo cách khuyến khích hay hạn chế sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học, tức là nhà nước cũng có thể tác động nhằm bảo vệ, thúc đẩy và đưa sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học đi vào cuộc sống. Nói cách khác, đó là QLNN về GDĐH đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học. Theo đó, nhà nước thống nhất quản lý hệ thống GDĐH và đảm bảo sự phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế để hướng mọi sự “chú ý” vào mục tiêu chung, hạn chế sự phân tán nguồn lực và tạo sự hài hoà và tính hệ thống trong quản lý vĩ mô. Kết quả khảo sát ý kiến các nhà quản lý GDĐH qua Bảng 1.4, Mục 1, thể hiện sự đồng tình cao về đảm bảo sự thống nhất quản lý với hơn 94% ý kiến (M=3.45; S.D.=0,61). Đồng thời, ở Mục 2, có hơn 94% ý kiến (M=3,36; S.D.=0,61) đồng ý với cách đặt vấn đề là nhà nước có thể quản lý bằng cách giám sát, không nhất thiết phải bằng cách kiểm soát chi tiết.

Bảng 1.4: Bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm



Mục khảo sát

Kiểu trả lời

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (S.D.)

Tần suất trả lời

(F) (%)

4

3

2

1

1. Quản lý của nhà nước đảm bảo sự thống

nhất và phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế

Đ

3,45

0,61

51

43

6

0

2. Quản lý của nhà nước dựa trên quy định

và giám sát thay cho kiểm soát chi tiết.

Đ

3,52

0,61

58

36

6

0

3. Nhà nước có thể ảnh hưởng tới trường đại học thông qua pháp luật, chính sách, kế

hoạch và giám sát


Đ


3,36


0,61


42


51


7


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường Đại học ở Việt Nam - Phan Huy Hùng - 5


4. Tăng cường cạnh tranh góp phần nâng

cao chất lượng

Đ

3,61

0,57

66

30

5

0

Ghi chú: Kết quả khảo sát 132 nhà quản lý GDĐH Việt Nam; Kiểu trả lời, Đ: Đồng ý;

Tần suất trả lời, 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất

Bản chất của đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm là nhà nước hướng tới việc tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để từng trường tự quyết định tương lai, tự lựa chọn ưu tiên phát triển và chịu trách nhiệm đối với phần công việc của mình mà không bị “cản trở”, ít nhất là từ nhà nước, nhà kinh doanh, hay tôn giáo. Điều này đặt ra một số yêu cầu sau đây. Thứ nhất, một số thẩm quyền quản lý không thuộc chức năng quản lý vĩ mô sẽ dần được chuyển giao. Thứ hai, xác định và thể chế hoá vai trò, chức năng các cấp quản lý. Thứ ba, thực hiện tốt công tác giám sát. Thứ tư, mở rộng dân chủ ở cấp trường. “Thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý giáo dục; phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nhất là các trường đại học,…”, theo kết luận của Hội nghị TW 6 (khoá IX).

Trường đại học công được xác lập địa vị pháp lý tự chủ đầy đủ, được trao quyền để hành động nhằm phát huy tốt nhất vai trò xã hội và khả năng tự điều chỉnh. Nhà nước cũng tôn trọng và bảo vệ quyền tự chủ học thuật của cá nhân học thuật. Xác lập trách nhiệm pháp lý về báo cáo, giải trình… với ít nhất là bốn nhóm đối tượng: i) nhà nước, ii) các nhà sử dụng lao động, iii) người học và iv) về chính ngành nghề đào tạo. Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) chỉ rõ: “… phát huy quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương và nhà trường”. Điều này không nhằm tạo ra sự khác biệt, đặc quyền hay tập trung (hoặc tạo đối trọng) quyền lực vào một cấp (hoặc giữa các cấp) nào đó mà là tạo ra cơ hội và tăng cường sự tham gia ở cấp trường.

Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH với 93% ý kiến đồng tình qua Bảng 1.4, Mục 3, cho thấy có nhận thức chung là nhà nước có thể tác động tới các trường đại học thông qua pháp luật, chính sách, kế hoạch và giám sát việc thực thi trách nhiệm xã hội.

Quản lý nhà nước đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở phối hợp

với thị trường có định hướng có nghĩa là tín hiệu thị trường được quan tâm. Thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022