Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường Đại học ở Việt Nam - Phan Huy Hùng - 3


- Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ có tính toàn diện có thể vận dụng vào thực tiễn, làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này về quản lý GDĐH. Góp phần vào đổi mới cơ cấu, quá trình và phương thức quản lý của nhà nước; xác định lại vai trò, chức năng của các cơ quan có thẩm quyền quản lý GDĐH trong bối cảnh mới.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và Kết luận, luận án có 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận của QLNN về GDĐH và tự chủ đại học; Chương 2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học và QLNN về GDĐH ở Việt Nam hiện nay; Chương 3. Những giải pháp đổi mới QLNN bảo đảm sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học. Luận án cũng có trình bày Danh mục công trình của tác giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Các nghiên cứu liên quan tới QLNN về GDĐH Việt Nam theo hướng bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học xuất hiện nhiều từ khi Nhà nước chủ trương đổi mới GDĐH. Lâm Quang Thiệp (2000), trong “Quyền tự chủ-trách nhiệm xã hội và hệ thống đảm bảo chất lượng cho GDĐH Việt Nam”, đã giới thiệu một số quan niệm về quyền này, cho rằng tăng quyền tự chủ là yêu cầu khách quan nhưng không tách rời việc nâng cao trách nhiệm xã hội bằng cách duy trì tốt kiểm toán và hệ thống đảm bảo chất lượng, và là nội dung cơ bản của phương thức quản lý GDĐH trong nền KTTT [29, tr.48-58], nhưng chưa đi sâu vào nội hàm quyền tự chủ cũng như những khía cạnh pháp lý đảm bảo khác. Còn trong “GDĐH Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của GDĐH Hoa Kỳ” năm 2006, ông đã giới thiệu mô hình GDĐH mà trong đó vai trò của nhà nước bị hạn chế trong khi của thị trường được đề cao, khác hẳn sự điều hành GDĐH ở Việt Nam thường là áp đặt trực tiếp; lập luận rằng GDDH Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của GDĐH Hoa Kỳ từ lâu, qua nhiều con đường và hiện nay có thể áp dụng kinh nghiệm của Hoa Kỳ trực tiếp và tự nguyện [61, tr.13-33]. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về quan điểm quản lý hệ thống và cách vận dụng chưa được đề cập.

Nguyễn Văn Đạo (1999), trong “Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học-“khoán 10” trong GDĐH ở nước ta hiện nay”, đã đề nghị thực hiện chính sách khoán để phát huy khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm [32]. Đề xuất này dù cho thấy yêu cầu cấp thiết về tự chủ nhà trường nhưng có tính ứng phó hơn là biện pháp lâu dài, đảm bảo sự chủ động một cách thật chất. Lê Văn Giạng (2001), trong “Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục”, đã khái quát hai nguyên tắc: tự trị và phân cấp trong quản lý hệ thống đại học và khuyến cáo về cân đối giữa tính hệ thống và tính đa dạng, mềm dẻo trong quá trình đổi mới GDĐH ở nước ta [35]. Tuy nhiên, nội dung còn sơ lược, chưa quan tâm đến vai trò của thị trường, chưa đưa ra chiến lược điều khiển nhà nước cụ thể nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.


Phạm Phụ (2005, 2006, 2007), trong “Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam” qua các bài viết: “Quyền tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội” và “GDĐH và cơ chế thị trường”, đã thảo luận một số vấn đề lý luận. Trước hết, đó là xu thế tự quản và chịu trách nhiệm xã hội, quản lý theo cơ chế chịu trách nhiệm gắn với việc xác lập trách nhiệm của tất cả các bên liên quan chứ không chỉ là của nhà nước hay người dạy, dựa vào chỉ số thực hiện để kiểm soát, đánh giá và minh bạch hóa; chất lượng nền GDĐH như là hiệu quả và “năng suất” của cả nền GDĐH; cơ chế hội đồng trường thì cần thiết để tách bạch quyền sử dụng và quyền sở hữu; đề xuất nghiên cứu chính sách tài chính tích cực cho GDĐH [52]. Thứ hai, đó là tự chủ đại học hàm ý mối quan hệ giữa Chính phủ và đại học, thẩm quyền can thiệp và nên can thiệp đến mức độ nào vào các vấn đề của trường đại học, trách nhiệm của trường đại học là đảm bảo chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm này [53]. Thứ ba, đó là “thị trường GDĐH”, dịch vụ giáo dục vẫn được gọi là hàng hoá và cần thị trường hoá GDĐH để làm cho các trường được tổ chức và vận hành hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu KT-XH [54]. Tuy nhiên, các vấn đề được nêu còn riêng lẽ, mang tính gợi ý, chưa đi sâu phân tích một cách hệ thống từ gốc độ QLNN.

Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường Đại học ở Việt Nam - Phan Huy Hùng - 3

Ngo Doan Dai (2004), trong “Vấn đề quyền tự chủ và trách nhiệm của các trường đại học trong đổi mới GDĐH Việt Nam”, đã làm rõ phần nào trách nhiệm phải giải thích, phải chịu trách nhiệm của trường đại học [6, tr.16-24]. Tuy nhiên, chưa đưa ra hình thức cũng như công cụ của trách nhiệm giải trình. Trong “Viet Nam”, tác giả Doan Dai (2006), đã khái quát thực trạng cải cách GDĐH Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, cho thấy sự xác lập địa vị pháp lý đặc biệt của các đại học quốc gia, sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà cung cấp GDĐH ngoài công lập, nhất là sự thay đổi trong quản lý và quản trị đại học theo hướng mở rộng phân cấp cả chiều dọc lẫn chiều ngang [100]. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhà nước và trường đại học công cũng như biện pháp QLNN bảo đảm sự tự chủ và trách nhiệm được thực thi chưa được làm rõ.


Trong “Đổi mới GDĐH Việt Nam”, Trần Quốc Toản (2005) đã phác thảo mục tiêu và nội dung khá toàn diện trong thập kỷ tới, đặt ra yêu cầu: đổi mới tư duy quản lý, thực hiện ba chức năng và năm nhiệm vụ chính trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tạo động lực bằng cách phân cấp quản lý phù hợp, xác định cơ sở GDĐH là tâm điểm đổi mới (cơ chế tự chủ là điểm quy tụ cụ thể lợi ích của các bên liên quan), thực hiện phương thức quản lý vĩ mô phù hợp, huy động sự tham gia của cộng đồng, kiểm tra và điều chỉnh chính sách phù hợp [43, tr.14-30]. Tuy nhiên, tác giả còn chưa xem xét sự tương tác của các yếu tố mang tính động lực và biện pháp kỹ thuật hỗ trợ thực hiện cần thiết.

Đào Trọng Thi và Ngô Doãn Đãi (2005), trong “Các trường đại học công lập Việt Nam trước những đòi hỏi ngày càng tăng của sự phát triển KT-XH: Thời cơ và thách thức”, đã chỉ ra vai trò quan trọng cũng như thách thức mà trường công phải đối mặt, khả năng vận dụng kinh nghiệm quốc tế để tạo điều kiện cho các trường phát triển, tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý [43, tr.43-53]. Song, chưa tiếp cận trường công từ gốc độ địa vị pháp lý độc lập. Giải pháp phát huy vai trò của các trường công tập trung vào quản lý bên trong và phương diện học thuật hơn là sự đảm bảo mang tính vĩ mô định hướng cơ cấu ra quyết định mang tính chủ động.

Vũ Ngọc Hải (2007), trong “Về quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội của các trường đại học nước ta”, cho rằng có sự lúng túng về vấn đề quản lý tập trung và phân cấp, nhấn mạnh tự chủ và trách nhiệm xã hội là động lực chủ yếu và là đòn bẩy để phát triển nhanh GDĐH; chỉ ra giải pháp cơ bản xóa bỏ cơ chế “xin-cho” [39]. Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu phân định giữa sự quản lý của Nhà nước đảm bảo tự chủ từ gốc độ quản lý vĩ mô và từ gốc độ quản lý chủ sở hữu nhà nước.

Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính bao quát về “phân cấp QLNN” trong tác phẩm cùng tên của Võ Kim Sơn (2004a) đã cung cấp nội dung phong phú về các hình thức và đẩy mạnh phân cấp trong hoạt động QLHCNN có liên quan trực tiếp đến vấn đề QLNN về GDĐH theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhất là ở phương diện xã hội hóa và phân định rõ hoạt động QLNN về giáo dục và quản


lý các cơ sở giáo dục [57]. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập cụ thể mức độ xã hội hóa

và sự phân cấp phù hợp trong quản lý GDĐH.

Một số tác giả khác cũng có đưa ra những ý tưởng và nội dung hữu ích liên quan đến đề tài này. Nguyễn Danh Nguyên (2009), trong “Thực thi cơ chế “tự chủ” cho các trường đại học công lập: Cơ sở để phát triển bền vững thời kỳ hội nhập” chỉ ra rằng sự thay đổi môi trường đã làm thay đổi mối quan hệ của trường đại học, tạo ra sức ép đối với các trường và tự chủ đại học là giải pháp khắc phục những tồn tại giúp các trường công lập phát triển bền vững [51]. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới gợi ý cho lộ trình thực hiện tự chủ. Lê Ngọc Đức (2009), trong “Bàn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH”, đã chỉ ra rằng nền KTTT có định hướng XHCN đòi hỏi mọi tổ chức và quản lý GDĐH phải sản xuất ra nguồn nhân lực chất lượng cao, GDĐH phải thể hiện trách nhiệm xã hội qua việc đảm bảo thoả mãn tiêu chí hiệu quả cao với nội hàm: chất lượng cao, hiệu suất cao, phù hợp và công bằng xã hội; cũng đã nêu một số điều kiện và giải pháp từ gốc độ quản lý vĩ mô thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội [34]. Tuy nhiên, nội hàm yêu cầu QLNN thông qua các văn bản dưới luật có tính khung và mở chỉ đề cập một cách khái quát.

2. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC

Các nghiên cứu ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài thì còn ít do GDĐH nước ta chỉ mới mở rộng cửa với thế giới những năm gần đây. Trước hết, WB (1994), trong “HE: The lessons of experience”, đã đút kết kinh nghiệm qua nghiên cứu GDĐH ở các nước đang phát triển mà trong đó có Việt Nam về quản trị đại học ở cả cấp hệ thống và cấp trường; chỉ ra chìa khóa thành công cho các chương trình cải cách GDĐH là xác định lại vai trò của Chính phủ và tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm của các trường đại học công [111]. Nhưng đồng thời, cũng khuyến khích quá trình tư nhân hóa, sự mở cửa thị trường GDĐH và các cách tiếp cận quản lý ít có sự chi phối của nhà nước.

Institute of International education Vietnam (2004) đã đưa ra bức tranh chung của hệ thống GDĐH Việt Nam với vai trò nổi trội của Bộ GD&ĐT trong “HE in Vietnam”, chỉ ra dấu hiệu phi tập trung và khuyến cáo việc tăng cường đảm


chất lượng [90]. Tuy nhiên, không đưa ra giải pháp QLNN nào đảm bảo quyền tự

chủ cấp trường.

Hayden và Thiep (2006, 2007), trong “A 2020 vision for Vietnam” và “Institutional autonomy for HE in Vietnam”, cho rằng nghị sự đổi mới GDĐH Việt Nam gắn với đổi mới quản lý và đảm bảo tự chủ cho trường đại học công; tự chủ đại học chịu những thách thức và căng thẳng không chỉ do sự miễn cưỡng đối với việc từ bỏ sự kiểm soát trực tiếp của một bộ phận quản lý GDĐH mà còn do sự nhận thức chưa đầy đủ hàm ý thực sự của tự chủ, cả những đòi hỏi liên quan đến trách nhiệm xã hội cũng như cách thức quản lý hiệu quả trong hoàn cảnh mà nguồn vật lực và nhân lực tương xứng cho quản lý tự quản hạn chế [86], [87]. Mặc dù chỉ ra được khiếm khuyết trong quản lý của Nhà nước dẫn tới sự thiếu tự chủ thực chất nhưng chưa đưa ra cách bù đắp sự khiếm khuyết, cách tháo gỡ cơ chế bộ chủ quản.

Vallely (2005, 2008), trong “Đề cương thảo luận: Xây dựng trường đại học hàng đầu tại Việt Nam”, “Giáo dục bậc đại học Việt Nam: Khủng hoảng và Phản ứng”, đã chỉ ra một số vấn đề về thực trạng GDĐH và khuyến cáo hình thành một cơ chế quản lý mới mà trong đó quyền tự chủ nhà trường và tự do học thuật được đề cao [68]. Tuy nhiên, nội dung được nêu ra chỉ là ý tưởng nhằm gợi mở thảo luận, còn luận điểm, so với quan điểm phát triển GDĐH của nước ta, thì có nhiều khác biệt.

Trong “US Institutions find fertile ground in Vietnam’s expanding HE market”, Ashwill (2006) khẳng định thị trường GDĐH Việt Nam là một “mảnh đất màu mở” và cảnh báo sự xuất hiện các trường đại học không được kiểm định của Mỹ vào Việt Nam cũng như khuyến cáo Nhà nước cần quản lý chương trình để đảm bảo lợi ích cho người học [74]. Nhưng không thảo luận biện pháp giúp trách nhiệm xã hội của các nhà cung cấp GDĐH ngoại nhập được thực thi. McCornac (2007), trong “Corruption in Vietnamese HE”, cảnh báo về hiện trạng tham nhũng trong GDĐH và khuyến cáo thực hiện cải cách trong quản lý hệ thống GDĐH [96]. Tuy nhiên, các số liệu được đưa ra chưa mang tính chính thức.


Cao Huy Thuần (2008), trong “Trách nhiệm xã hội của đại học”, đã bàn về hai quan điểm: “đại học hàng hóa” và “chủ trương sống chung với khuynh hướng của thời đại” qua lý giải các vấn đề: đại học là hàng hóa hay công ích, nhiệm vụ đào tạo nhân lực mong đợi và lợi ích công của trường đại học [67]. Nhưng cần phải được thảo luận trong khung cảnh chính trị và kinh tế cụ thể.

Hauptman (2008), trong “Tài chính cho GDĐH xu hướng và vấn đề”, đã cung cấp bức tranh chung về chính sách tài chính GDĐH, phản ảnh những quan điểm đang thay đổi trên thế giới và sự tác động sâu sắc đến phương hướng phát triển của quốc gia [85]. Mặc dù tác giả có đề cập đến trường hợp của Việt Nam nhưng cũng chỉ gợi mở một số vấn đề then chốt cần giải quyết nhằm trả lời câu hỏi: “nên chăng Việt Nam đang cần một cuộc tái thiết tận gốc rễ hệ thống GDĐH”, như cách đặt vấn đề.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng có giá trị trong nghiên cứu quản lý GDĐH và tự chủ đại học. Clark (1983), trong “Quyền hành”, đã khái quát cơ cấu thẩm quyền trong hệ thống GDĐH và cho thấy xu hướng tập trung thẩm quyền ra quyết định quản lý cấp trường hay cho giới học thuật [19]. Nhưng chưa làm rõ thẩm quyền quản lý bên trong và bên ngoài trường đại học, chưa đề cập đến thẩm quyền của các tổ chức trung gian tham gia quản lý GDĐH và sự phân cấp quản lý. Mặc dù đây không phải là nghiên cứu riêng về Việt Nam, quyền lực được tiếp cận ở gốc độ phân lập mà không thống nhất, nhưng là cơ sở lý luận có ý nghĩa khi xem xét quyền tự chủ của trường đại học trong bối cảnh nước ta.

Vught (1993), trong “Patterns of governnance in HE: Concepts & Trends”, Neave & Vught (1994), trong “Government and HE across three continents: The winds of change”, đã đút kết hai mô hình điều khiển hệ thống đại học của nhà nước mang tính bao quát là kiểm soát giám sát; nhấn mạnh sự hội tụ và ưu thế của phương thức giám sát, nguyên lý tự quản và quản trị tốt [110], [99]. Tuy nhiên, chưa nói đến quản lý GDĐH trong nền KTTT có định hướng. Scott (1995), được Wongsamarn (2003) trích dẫn trong “The relationship between the state & the


autonomous university in HE administration”, đã cho thấy mức độ tự chủ đại học, xác định và thảo luận năm mô hình của mối quan hệ trường đại học và nhà nước: như là tổ chức nhà nước, được trao quyền và đảm bảo pháp lý, không quan hệ gần gũi, trong thị trường nội bộ và tư thục [113].

Gornitzka & Maassen (2000), trong “Hybrid steering approaches with respect to European HE”, đã phản ảnh vai trò nhà nước và những tác nhân xã hội có liên quan qua bốn mô hình điều khiển nhà nước: Nhà nước toàn trị, Hợp nhất đa nguyên, Mô hình nhà trường và Siêu thị nhà nước chi phối tự chủ của trường đại học [83]. Sanyal (2003), trong “Quản lý trường đại học trong GDĐH”, đã cung cấp bức tranh chung về quản lý các trường đại học trong bốn hệ thống: Tự chủ và tính chịu trách nhiệm, Quá độ sang tự chủ, Tự chủ gặp khó khăn, Kế hoạch và kiểm soát tập trung [56]. Tuy nhiên, các nội dung được đề cập chỉ tập trung so sánh cách thức điều khiển có tính khái quát của nhà nước và giải quyết vấn đề quản lý bên trong của trường đại học.

Gần đây, Fielden (2008), trong “Global trends in university governance”, đã hệ thống và khái quát xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học về thể chế hóa địa vị pháp lý các trường đại học công như thực thể độc lập tự chủ, giảm bớt sự kiểm soát nhà nước, trao quyền tự chủ tài chính cho các trường, tăng cường các biện pháp đảm bảo trách nhiệm xã hội, tăng cường quản lý cấp trường thông qua xây dựng hội đồng trường v.v…[81]. Tuy nhiên, một số quan niệm và cách tiếp cận quản trị còn chưa phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

Salmi (2009), trong “The growing accountability agenda in tertiary education: Progress or mixed blessing?”, đã phân tích trách nhiệm xã hội của trường đại học trước yêu cầu cạnh tranh của các bên liên quan và cách thức bảo đảm trách nhiệm này, đồng thời khuyến cáo khả năng trách nhiệm xã hội có thể trở thành gánh nặng cho các trường [104]. Tuy nhiên, chưa đưa ra một phương thức QLNN đủ rõ ràng nào nhằm đảm bảo trách nhiệm xã hội được thực thi.

Nhìn chung, nghiên cứu trong nước rất hữu ích trong việc định hướng, cung

cấp nội dung và phương thức QLNN nhằm tăng quyền tự chủ và nâng cao trách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022