Đánh Giá Chung Đối Với Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh


Đắk Lắk nhằm tạo thế cạnh tranh cho du lịch tỉnh tại các thị trường trọng điểm và sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Góp phần nâng cao nhận thức về du lịch, thu hút sự tham gia của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/10/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch giai đoạn 2016 – 2020; ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 01/10/2020 về việc tăng cường công tác phối hợp và quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua đó giúp phân định rõ chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý về du lịch của các cơ quan, đơn vị, địa phương; giúp cho công tác phối hợp và quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh được thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ, thống nhất.

2.4. Đánh giá chung đối với quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh

2.4.1. Những thành công và nguyên nhân

2.4.1.1. Những thành công

- Tại Đắk Lắk các nội dung về phát triển DLCĐ được lồng ghép trong quy hoạch phát triển du lịch địa phương. Công tác quy hoạch luôn được quan tâm, đánh giá, thực hiện và điều chỉnh phù hợp với quá trình định hướng, phát triển của tỉnh. Bám và thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2200/QĐ- UBND ngày 26/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

+ Tiếp tục điều chỉnh bổ sung về định hướng sản phẩm du lịch được bổ sung; tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch gắn với làng nghề; du lịch nông nghiệp, trang trại; du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh; du lịch gắn với lễ hội và tín ngưỡng; du lịch gắn với lịch sử; du lịch văn hóa, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương; phát triển


thêm các sản phẩm du lịch thương mại; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ, triễn lãm (MICE) để thu hút khách doanh nhân có thu nhập cao lưu trú dài ngày; sản phẩm ẩm thực Tây Nguyên; sản phẩm du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên theo Quyết định số 638/QĐ- UBND, ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Mục II, IV Điều 1 và phụ lục của Quyết định số 2200/QĐ-UBND;

+ Việc xây dựng các quy hoạch và triển khai các kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương cho thấy sự chủ động trong hoạt động QLNN của chính quyền địa phương. Các quy hoạch được xây dựng là công cụ quản lý giúp các địa phương trong việc quản lý, đầu tư và kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch và DLCĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Tập trung đầu tư phát triển du lịch cộng đồng để tham quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số, như: buôn Ako Dhong, buôn Tour, buôn Kmrơng Krông B - thành phố Buôn Ma Thuột ; buôn M’Liêng, buôn Triết - huyện Lắk; buôn Ya - huyện Krông Bông ; buôn Tring - thị xã Buôn Hồ; buôn Kon H’ring, buôn Thái - huyện Cư M’gar, buôn Yang Lành - huyện Buôn Đôn. Đồng thời nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng để triển khai tại một số buôn khác trên địa bàn tỉnh, nhất là các buôn có cụm nghề, cụm nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, nghề gốm, nghề sản xuất rượu nếp, rượu men lá, sản xuất hoa - cây cảnh).

- Để thúc đẩy sự phát triển của DLCĐ, tỉnh Đắk Lắk đã chủ động ban hành định hướng chính sách, thể hiện ở Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Theo đó, ngoài các chính sách giám tiếp liên quan đến hỗ trợ phát triển du lịch nói chung (hạ tầng, xúc tiến quảng bá…) trong đó có du lịch cộng đồng.

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

- Để hỗ trợ phát triển mô hình DLCĐ trong thời gian qua, ngành chức


năng chuyên môn (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã chủ trì, phối hợp với các sở ngành và các địa phương trong toàn tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu, biết cách làm du lịch, tiến hành tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng, các lớp xây dựng và tiếp thị sản phẩm du lịch địa phương cho cán bộ, công chức phòng Văn hóa thông tin của huyện, xã, thôn buôn và các đơn vị kinh doanh du lịch, các hộ kinh doanh, cộng đồng, dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ về du lịch trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố có tiềm năng phát triển về du lịch cộng đồng; tổ chức cho các đơn vị kinh doanh lữ hành của tỉnh tiến hành khảo sát và phối hợp với cộng đồng để xây dựng các tour du lịch dựa vào cộng đồng bước đầu thu hút được các du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh như: buôn Ako Dhông, buôn Tuôr (thành phố Buôn Ma Thuột), buôn M’Liêng (huyện Lắk). Đồng thời, mời các chuyên gia tư vấn về du lịch cộng đồng trong nước tiến hành khảo sát tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để các chuyên gia có sự đánh giá về vị trí và các lợi thế để đề xuất, tư vấn về các giải pháp phát triển, thu hút du khách đối với việc định hướng, đầu tư cho Buôn điểm phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan đến DLCĐ. Công tác chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách, dự án phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh được chú trọng hơn. Thông qua đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại các điểm DLCĐ, đồng thời nâng cao hiệu lực hiệu quả QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Công tác triển khai để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thuộc thẩm


quyền để quản lý, điều hành hoạt động liên quan đến DLCĐ bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Các thủ tục hành chính đối với kinh doanh du lịch nói chung và hoạt động DLCĐ nói riêng đang từng bước được cải thiện. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch ngày càng chủ động hơn trong việc tiếp cận các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động DLCĐ.

- Bộ máy tổ chức tại các điểm DLCĐ đã ý thức được việc tổ chức hoạt động kinh doanh, dần tiếp thu được những kiến thức cơ bản trong việc tổ chức, xây dựng và điều hành các văn bản của cơ quan QLNN triển khai. Người dân bước đầu cũng đã biết làm du lịch và hưởng lợi từ du lịch.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch tại các điểm DLCĐ được thực hiện, bám sát với tình hình phát triển của du lịch. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương, tuân thủ pháp luật trong hoạt động du lịch. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong khu vực kinh doanh để có sự chấn chỉnh kịp thời, tránh tình trạng để sai phạm kéo dài, sai phạm chồng sai phạm sẽ gây thiệt hại năng nề cho hoạt động kinh doanh du lịch.

- Các điểm DLCĐ cũng đã được hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động, hình thành được bộ máy do người dân đứng ra quản lý, điều hành và chia sẻ lợi ích theo quy chế hoạt động.

2.4.1.2. Nguyên nhân đạt được

- Sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các bộ, ngành Trung ương; đặc biệt là Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Du lịch hỗ trợ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm cải thiện môi trường đầu tư du lịch, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.


- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk có sự tập trung, chỉ đạo, định hướng, lãnh đạo, điều hành, cụ thể hóa các đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chủ động ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để bước đầu thực hiện công tác quản lý nhà nước về DLCĐ trên địa bàn tỉnh.

- Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch như: Nghị định 168/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL, ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch và các văn bản được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với việc phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh.

- Bộ máy QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh đã từng bước được sắp xếp lại theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương là tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp. Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành tỉnh Đắk Lắk đã có sự phối hợp trong việc định hướng đầu tư, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác công tác QLNN về du lịch từng bước được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đang dần được quan tâm đầu tư.

2.4.2. Những hạn chế, yếu kém

2.4.2.1. Những tồn tại hạn chế chung về phát triển du lịch của tỉnh

- Tài nguyên du lịch ở Đắk Lắk đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc ưu tiên phát triển các ngành kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy điện là tác nhân trực tiếp đến các thác nước thơ mộng, hùng vỹ và tác động tiêu cực đến hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn biến đổi khí hậu , thay đổi cảnh quan sinh thái…


- Giao thông kết nối với các tuyến, điểm du lịch đang bị xuống cấp, hư hỏng nên vận chuyển khách du lịch gặp nhiều khó khăn; hệ thống đ n điện chiếu sáng, nước sạch tại một số khu, điểm du lịch chưa có, gây khó khăn trong việc phục vụ các dịch vụ khác và công tác an ninh, an toàn cho khách không đảm bảo; dịnh bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch của tỉnh.

- Tình hình an ninh, chính trị ở một số nơi trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; việc khai thác và thu hút khách du lịch là người nước ngoài còn hạn chế do địa phương chưa có cửa khẩu quốc tế và sân bay quốc tế; đồng thời, do xa cách các trung tâm kinh tế và du lịch lớn của Việt Nam, cùng với chất lượng hệ thống giao thông đường bộ đến Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, nên phần nào hạn chế sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

- Thủ tục đầu tư và chính sách đất đai, thuế đối với việc kêu gọi đầu tư chưa hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư: Trong đó vướng mắc lớn nhất hiện nay là vấn đề sử dụng đất rừng trong phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể, theo Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2019, để phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng, các Ban quản lý phải xây dựng “Phương án quản lý rừng bền vững”, sau đó xây dựng “Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng” để triển khai thực hiện theo hình thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại dù đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương nhưng vẫn chưa có đơn vị quản lý bảo vệ rừng nào hoàn thiện “Phương án quản lý rừng bền vững”. Việc này làm ảnh hưởng đến nhiều dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có sử dụng đất rừng hoặc dịch vụ môi trường rừng.

- Việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh gặp nhiều khó khăn, trong khi các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế; sản phẩm du lịch có sự đầu tư, đổi mới


nhưng chất lượng chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn để thu hút khách du lịch, các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu đầu tư vào phát triển cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống mà chưa chú trọng đầu tư phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí cũng như các sản phẩm du lịch mới tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

- Việc đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các hạng mục như: Tôn tạo và khai thác giá trị di tích phục vụ du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và công tác quảng bá, xúc tiến du lịch… trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, không bố trí được đúng theo Nghị quyết 06/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành.

- Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong việc hợp tác, xây dựng và cung cấp những chương trình, sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm dấu ấn vùng miền với chất lượng cao nhất để cung cấp đến khách du lịch chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.

- Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Phòng văn hóa thông tin của huyện, thị xã, thành phố đang còn thiếu; chủ yếu làm kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ du lịch nên gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý, phát triển du lịch. Bên cạnh đó, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, tập huấn nên phần nào làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách.

- Vấn đề hợp tác với các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung để mở rộng thị trường khách du lịch đã được các doanh nghiệp quan tâm, đã được ký kết nhiều chương trình hợp tác, đặc biệt ký kết với Khánh Hòa trong việc đưa khách du lịch quốc tịch Nga lên với tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, việc gắn kết để đưa khách du lịch theo hướng đường bộ qua các nước trong vùng Tam giác


phát triển du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia đã khảo sát và triển khai thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả, do cơ sở hạ tầng của các điểm du lịch này còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm du lịch của điểm đến còn thô sơ, ngh o nàn, khó khăn trong liên kết, thu hút khách.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác phát triển du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn ít so với Nghị quyết đề ra.

- Việc giám sát các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với du lịch chưa chặt chẽ, thường xuyên và chưa được phân cấp giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị cụ thể nào, do vậy một số cơ quan chức năng rất tùy tiện trrong việc chấp hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Các khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt thì việc đầu tư hạ tầng thực hiện chậm, thiếu sự đồng bộ, làm cho du lịch chưa thực sự được phát huy, chưa thuận tiện tiếp cận các điểm đến, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

- Các cơ sở đào tạo nghề về du lịch trên địa bàn tỉnh còn ít, thiếu về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên chuyên ngành, thường phải hợp đồng với giảng viên ở các cơ sở đào tạo khác ngoài tỉnh nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và chi phí cao.

2.4.2.2. Những hạn chế yếu kém của quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng

- Về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phát triển du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng đã đưa ra các định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp để tổ chức thực hiện. Tuy nhiên các văn bản đã được ban hành nhưng nguồn lực để triển khai thực hiện còn hạn chế, thiếu nguồn lực để triển khai thực hiện. Một số điểm DLCĐ đã được lập quy hoạch chi tiết nhưng vẫn chưa thu hút được các nguồn lực đầu tư, công tác triển khai thực hiện chưa

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí