Đánh Giá Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở


Tóm lại, những năm qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã chủ động trong việc phát triển nhân lực cho DLCĐ. Thông qua các lớp bồi dưỡng, chất lượng nhân lực DLCĐ đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, mặc dù rất cố gắng, song do nguồn lực có hạn, các địa phương vùng Tây Bắc vẫn chưa thể thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức và kinh nghiệm cho các cán bộ QLNN cũng như lao động trong lĩnh vực du lịch [3]. Việc sử dụng công nghệ trong những hoạt động quản lý nói chung và trong việc trao đổi với doanh nghiệp, người dân và du khách còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức [3, 61].

Ý kiến của các chuyên gia về nội dung đào tạo nguồn nhân lực DLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc được mô tả trên bảng 3.7 (xem bảng 3.7).

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc


STT


Nội dung

Hòa Bình

Sơn La

Điện Biên

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

1

Các nội dung hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực DLCĐ thể hiện trong các chính

sách của địa phương


3,47


0,721


3,15


0,891


3,14


0,855

2

Mức độ phù hợp với thực tế địa phương của các hình thức tổ chức, nội dung đào

tạo, tập huấn kỹ năng làm DLCĐ


3,37


0,709


3,21


0,712


3,22


0,733

3

Mức độ thường xuyên của

việc tổ chức đào tạo, tập huấn về DLCĐ


3,16


0,817


3,02


0,866


3,03


0,763

4

Mức độ chính xác, đầy đủ của các số liệu thống kê, đánh giá chất lượng nguồn

nhân lực DLCĐ của cơ quan QLNN


3,00


0,611


2,79


0,635


2,78


0,631

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh Các kết quả trên bảng 3.7 cho thấy, điểm đánh giá thấp nhất (ở mức 3,00) thuộc về nội dung “Mức độ chính xác, đầy đủ của các số liệu thống kê, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực DLCĐ của cơ quan QLNN”. Phân tích các báo cáo


hàng năm của các Sở VHTTDL [3] cho thấy, hầu như không có các số liệu về chất lượng nguồn nhân lực, các số liệu về số lượng nhân lực thường không đầy đủ và đôi khi mâu thuẫn. Bên cạnh đó, nội dung “Mức độ thường xuyên của việc tổ chức đào tạo, tập huấn về DLCĐ” được đánh giá thấp và chỉ ở mức 3,16.

Những năm qua, hoạt động XTQB về DLCĐ đã được các tỉnh vùng Tây Bắc quan tâm. Các địa phương đã sản xuất nhiều ấn phẩm giới thiệu các điểm DLCĐ, tham gia các Hội chợ VITM Hà Nội, Hội chợ ITE thành phố Hồ Chí Minh…, tổ chức liên hoan các làng DLCĐ ở vùng Tây Bắc tại Hòa Bình. Bên cạnh đó, các tỉnh đều có các trang mạng (website) giới thiệu những điểm DLCĐ cũng như những hướng dẫn khác liên quan đến DLCĐ ở địa phương. Ngoài các trang mạng, các tỉnh ít chú ý đến việc giới thiệu về DLCĐ trên những mạng xã hội, những phương tiện truyền thông khác [23, 54].

Trong những năm qua, các tỉnh vùng Tây Bắc cũng đã chú trọng các hoạt động hợp tác trong QLNN đối với PTDL, PTDLCĐ. Năm 2008, 8 tỉnh vùng Tây Bắc mở rộng (4 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và 04 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang) đã cùng nhau ký biên bản hợp tác trong PTDL, XTQB và khai thác TNDL. Các nội dung hợp tác về QLNN đối với PTDL bao gồm: trao đổi kinh nghiệm QLNN, đặc biệt là xây dựng các chính sách, kế hoạch PTDL, PTDLCĐ; hình thành các tuyến du lịch mới trong nội bộ vùng Tây Bắc mở rộng và từ vùng Tây Bắc đến Hà Nội; tuyến du lịch sông Đà (đi qua tất cả các địa phương vùng Tây Bắc) để làm cơ sở cho các doanh nghiệp khai thác [3, 23]. Các tỉnh vùng Tây Bắc đã đẩy mạnh liên kết cùng XTQB, xây dựng Bộ thương hiệu du lịch liên vùng cho khu vực, bao gồm biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan) và cẩm nang hướng dẫn du lịch với hai ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Đây là Bộ thương hiệu du lịch liên vùng được xây dựng lần đầu ở Việt Nam với sự hỗ trợ của dự án EU. Sự hợp tác giữa 08 tỉnh vùng Tây Bắc giúp chia sẻ các kinh nghiệm quản lý, mở rộng khai thác TNDL hợp lý đối với mỗi tỉnh, đồng thời thúc đẩy PTDLCĐ của khu vực [54].

Ý kiến các chuyên gia về nội dung liên kết, hợp tác trong QLNN đối với PTDLCĐ được thể hiện trên bảng 3.8 (xem bảng 3.8). Kết quả trên bảng 3.8 cho thấy nội dung “Mức độ hợp tác về phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng” được nhận xét thấp nhất.


Bảng 3.8. Kết quả khảo sát hoạt động hợp tác, xúc tiến quảng bá về phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh vùng Tây Bắc


STT


Nội dung

Hòa Bình

Sơn La

Điện Biên

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1

Mức độ hợp tác về xây dựng đề án, quy hoạch, kế hoạch liên

quan đến PTDLCĐ


3,24


0,711


3,19


0,811


3,05


0,851

2

Mức độ hợp tác về quảng bá, xúc tiến liên quan đến phát

triển DLCĐ


3,21


0,712


3,27


0,723


3,14


0,731

3

Mức độ hợp tác về

phát triển nguồn nhân lực DLCĐ


3,05


0,791


3,03


0,801


2,92


0,754

4

Các nội dung hỗ trợ xúc tiến, quảng bá về DLCĐ thể hiện trong các chính sách của

địa phương


3,21


0,613


3,08


0,612


3,08


0,614

Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh

Mức độ hợp tác về phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng bị đánh giá thấp là điều khá đáng tiếc bởi nội dung này không khó thực hiện. Bên cạnh đó, mặc dù những năm qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã rất chủ động trong hợp tác về xúc tiến quảng bá, tuy nhiên, “Mức độ hợp tác về quảng bá, xúc tiến liên quan đến phát triển DLCĐ” và “Các nội dung hỗ trợ xúc tiến, quảng bá về DLCĐ thể hiện trong các chính sách của địa phương” vẫn bị đánh giá thấp.

3.3. Đánh giá về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở

một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

3.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng

đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc theo các tiêu chí

Kết quả đánh giá QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh vùng Tây Bắc theo các tiêu chí đã xây dựng được trình bày trên bảng 3.9 (xem bảng 3.9).


Bảng 3.9. Kết quả đánh giá thực hiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc

Tiêu chí đánh giá

Hòa Bình

Sơn La

Điện Biên

Trung bình

HIỆU LƯC

HL1

Mức độ nhận thức của các chủ thể tham gia vào hoạt động phát triển DLCĐ

3,45

3.16

3,03

3,21

HL2

Mức độ đảm bảo an ninh, an toàn khi phát triển DLCĐ (1)

3,71

3.53

3,44

3,56

HL3

Mức độ bảo tồn văn hóa, môi trường khi phát triển DLCĐ

3,50

3.40

2,98

3,30

HL4

Mức độ đầy đủ của các mục tiêu, định hướng phát triển DLCĐ trong các đề án, quy hoạch du lịch

3,64

3,41

3,19

3,48

HL5

Mức độ đáp ứng của hạ tầng cho sự phát triển của DLCĐ (2)

3,30

3,10

2,80

3,06


HL6

Mức độ cung cấp các thông tin thống kê, dự báo và các chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ


3,13


3,03


2,97


3,04

HL7

Mức độ phối hợp giữa các Sở, Ngành... ở địa phương trong quản lý phát triển DLCĐ

3,00

2,95

2,86

2,94

HIỆU QUẢ

HQ1

Mức độ phát triển DLCĐ ở các tỉnh (so với tiềm năng...)

3,45

3,03

2,86

3,12

HQ2

Mức độ hài lòng của cộng đồng và doanh nghiệp về QLNN (3)

3,60

3,40

3,30

3,43

PHÙ HỢP


PH1

Mức độ phù hợp của các mục tiêu trong quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển DLCĐ với thực tế


3,82


3,41


3,38


3,54

PH2

Mức độ phù hợp của các chính sách DLCĐ ở địa phương với các chính sách quốc gia

3,50

3,32

3,24

3,36

PH3

Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn DLCĐ do cơ quan QLNN ban hành với thực tế địa phương

3,26

3,05

3,03

3,12

BỀN VŨNG


BV1

Mức độ gắn kết của các chính sách phát triển DLCĐ với các chính sách phát KTXH khác của địa phương, của quốc gia


3,47


3,30


3,14


3,30


BV2

Mức độ đóng góp của DLCĐ vào xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển KTXH ở địa phương


3,50


3,19


2,92


3,21

Ghi chú: (1) Kết quả điều tra doanh nghiệp du lịch và cộng đồng

(2) Kết quả điều tra doanh nghiệp du lichj, cộng đồng, khách du lịch và chuyên gia

(3) Kết quả điều tra doanh nghiệp du lịch và cộng đồng

- Độ lệch chuẩn của các số liệu được mô tả trong phụ lục 6, phần phụ lục

- Thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5-Rất tốt)

Nguồn: Điều tra xã hội học của Nghiên cứu sinh


Tiêu chí đánh giá trên bảng 3.9 được tổng hợp theo hai đại lượng thống kê mô tả là điểm trung bình và độ lệch chuẩn. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 2008), chỉ rõ, “Độ lệch chuẩn của các biến quan sát đều dao động xung quanh gíá trị 1 cho thấy các biến quan sát tuân theo quy luật phân phối chuẩn và có ý nghĩa thống kê ở mức 95%”. Phân tích kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung đánh giá có độ lệch chuẩn thấp hơn so với giá trị trung bình, nghĩa là, ý kiến của những người đánh giá là tương đối đồng nhất, dữ liệu thu thập có độ tin cậy.

Từ kết quả đánh giá QLNN đối với PTDLCĐ theo các tiêu chí, luận án đưa ra nhận xét như sau:

- Đối với từng địa phương: kết quả đánh giá theo 4 tiêu chí cho 3 địa phương cho thấy, không có nội dung nào ở tất cả các tiêu chí được cho điểm ở mức tốt (4/5), hầu hết ở khoảng trung bình khá (giữa 3/5 và 4/5). Xét trên tổng thể cả 4 tiêu chí, hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ ở Hoà Bình được đánh giá cao nhất, xếp sau là Sơn La và Điện Biên. Kết quả đánh giá cả 4 tiêu chí của cả 3 tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên nhìn chung không được đánh giá cao (xem hình 3.4). Điều này cũng phù hợp với kết quả tổng thể quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc thể hiện trên hình 3.5. (xem hình 3.5).

Hình 3 4 Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch 1

Hình 3.4. Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của từng địa phương ở vùng Tây Bắc

Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh


Sơn La

Hình 3.5. Kết quả tổng thể quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc

Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh

- Đối với cả 3 địa phương: kết quả đánh giá chung ở cả 3 địa phương vùng Tây Bắc theo 4 tiêu chí cho thấy, tiêu chí phù hợp được đánh giá cao nhất, tiếp theo là tiêu chí hiệu quả, bền vững và thấp nhất là tiêu chí hiệu lực, mặc dù điểm số của cả 4 tiêu chí không chênh lệch nhiều. Điều này cho thấy tính phù hợp của mục tiêu, định hướng về PTDLCĐ; chính sách PTDLCĐ nhìn chung vẫn được đánh giá cao hơn so với các nội dung của các tiêu chí khác, dù mức độ chênh lệch không lớn (xem hình 3.6).

- Kết quả đánh giá từng nội dung của các tiêu chí cũng cho thấy, việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch với mục tiêu phù hợp và đảm bảo tốt an ninh, an toàn trong PTDLCĐ là những yếu tố được đánh giá tốt, đóng góp lớn vào thành công của QLNN đối với PTDLCĐ. Đây cũng chính là hai yếu tố đem lại sự hài lòng cho cả doanh nghiệp và CĐDC. Ngoài ra, việc đảm bảo tốt an ninh, an toàn cũng là yếu tố được khách du lịch chấm điểm cao, thể hiện sự hài lòng đối với chính quyền địa phương trong quản lý PTDLCĐ. Ở chiều ngược lại, mức độ phối hợp giữa các Sở, Ngành địa phương, mức độ cung cấp các thông tin thống kê, dự báo về PTDLCĐ là những yếu tố được chấm điểm thấp, phản ánh sự không hài lòng của các đối tượng quản lý với chính quyền địa phương.


Hình 3 6 Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch 2

Hình 3.6. Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng chung cho cả 3 địa phương ở vùng Tây Bắc

Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)

Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh

Các kết quả đánh giá trên cho thấy các địa phương cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể có được các kết quả QLNN đối với PTDLCĐ tốt hơn. Những nội dung cần xem xét cải thiện là các nội dung được đánh giá thấp, ngược lại, một số nội dung được chấm điểm cao là các nội dung cần duy trì và phát triển.

3.3.2. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng

đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

3.3.2.1. Những thành công và nguyên nhân

a) Những thành công

Trong giai đoạn vừa qua, tuy còn không ít khó khăn, nhưng hoạt động QLNN đối với phát triển DLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc đã có bước chuyển biến tích cực, gặt hái nhiều thành công đáng kể. Cụ thể là:

Thứ nhất, nhận thức về DLCĐ đã được nâng cao rõ rệt. Các địa phương đã tích cực triển khai những quy định của Nhà nước về DLCĐ, thực hiện bước đầu có hiệu quả những chính sách PTDLCĐ ở các địa phương. Điều đó đã giúp nâng cao vai trò của QLNN tại một số tỉnh vùng Tây Bắc.

Thứ hai, các địa phương đã chú trọng xây dựng quy hoạch và kế hoạch PTDL, trong đó có các nội dung về PTDLCĐ. Những quy hoạch, kế hoạch này


mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, nhưng nhìn chung phù hợp với thực tế địa phương, là cơ sở để kêu gọi đầu tư và triển khai những dự án về DLCĐ. Kết quả triển khai các quy hoạch, CSVCKTDL đã được cải thiện, góp phần PTDLCĐ theo hướng tích cực.

Thứ ba, mặc dù tổ chức bộ máy QLNN còn nhiều hạn chế, song các địa phương đã rất nỗ lực để hoàn thành tốt công tác QLNN đối với PTDLCĐ ở địa phương mình, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của QLNN đối với PTDLCĐ.

Thứ tư, công tác bồi dưỡng và hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho PTDLCĐ được tăng cường và quan tâm, tạo điều kiện để những hộ gia đình, nhân lực trong các doanh nghiệp nâng cao kỹ năng làm du lịch.

Thứ năm, việc thanh tra, giám sát các hoạt động DLCĐ được thực hiện thường xuyên, góp phần hướng dẫn, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định của pháp luật trong PTDLCĐ.

b) Nguyên nhân của những thành công

- Nguyên nhân khách quan:

Chính sách, pháp luật về PTDLCĐ ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN. Bên cạnh đó, các tỉnh vùng Tây Bắc luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua rất nhiều nghị quyết và chương trình hành động (đặc biệt là Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX) góp phần phát triển KTXH, cải thiện đời sống người dân trong vùng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho PTDL và QLNN đối với phát triển DLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Đồng thời, sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước trong việc nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ tham mưu chính sách và trực tiếp về PTDLCĐ cũng là yếu tố giúp DLCĐ ở vùng Tây Bắc phát triển hơn.

- Nguyên nhân chủ quan:

Sự chủ động và tích cực của các tỉnh vùng Tây Bắc trong việc cụ thể hóa những chủ trương, chính sách chung về PTDL; ban hành những văn bản nhằm quản lý PTDLCĐ trên địa bàn. Ngoài ra, các Sở VHTTDL đã có sự nỗ lực rất lớn để hoàn thành các nhiệm vụ về QLNN đối với PTDLCĐ trong bối cảnh thiếu nhân lực trầm trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023