Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Một Số Tỉnh Vùng Tây Bắc


những hiệu quả rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống CĐDC. DLCĐ còn góp phần đáng kể trong công tác BVMT và gắn kết cộng đồng, đồng thời, kết nối các giá trị văn hóa để tạo ra chuỗi SPDL có giá trị cao với sự đóng góp của CĐDC.

Một trong các nguyên nhân DLCĐ ở Quảng Nam phát triển những năm vừa qua là sự chủ động và kịp thời của tỉnh trong việc thực hiện các chính sách PTDL, trong đó chú trọng DLCĐ. Cũng như nhiều địa phương khác, những nội dung về PTDLCĐ đã sớm được đưa vào quy hoạch PTDL của tỉnh (từ năm 2008).

Năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 6 tháng 10 năm 2014 về quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi và hải đảo trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020 với các đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp, CĐDC tại các điểm DLCĐ thuộc địa bàn hỗ trợ. Nội dung hỗ trợ bao gồm: “Lãi suất vay để đầu tư du lịch, đất đai, kinh phí đào tạo và đào tạo lại, tư vấn đầu tư xây dựng, miễn giảm thuế đối với nhà đầu tư du lịch, công tác quảng bá và xúc tiến du lịch, và đối với hoạt động lữ hành” [28]. Đến thời điểm 2019, đã có nhiều điểm DLCĐ được hỗ trợ theo chính sách này. Năm 2015, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định về việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch giai đoạn 2016-2020. Theo đó, “mức hỗ trợ được chia thành 2 vùng: vùng núi được áp dụng nguồn theo cơ chế tỉnh hỗ trợ 70% - huyện 30%, đối với đồng bằng thì mức hỗ trợ tương ứng là 50% - 50%” [28] với 3 hạng mục chính được hỗ trợ là nhà đón tiếp du khách, bãi đỗ xe có mái che, nhà vệ sinh. Trà Nhiêu, Trà Quế là các điểm DLCĐ đã được hỗ trợ cả 3 hạng mục. Để cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng, năm 2016, Quảng Nam đã có quy định Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020 (trong đó có hỗ trợ cho lĩnh vực du lịch).

Những chính sách nêu trên phần nào đã giúp DLCĐ của tỉnh phát triển mạnh những năm qua. Năm 2018, để các chương trình hỗ trợ cho PTDLCĐ có hiệu quả hơn, đồng thời để triển khai các quy định của Luật Du lịch, Quảng Nam đã quy định cụ thể hơn một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi, tập trung vào du lịch cộng đồng. Theo đó, tỉnh hỗ trợ triển khai những khóa tập huấn liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ; đào tạo những kỹ năng cần thiết cho cộng đồng dân cư với mức hỗ trợ các khóa tập huấn dưới 200 triệu đồng/1 điểm


du lịch và hỗ trợ triển khai những khóa tập huấn liên quan đến kỹ năng quản lý điểm du lịch cho tổ hợp tác, hợp tác xã tại những điểm du lịch; mức hỗ trợ dưới 50 triệu đồng/1 điểm du lịch. Tỉnh cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng Đề án “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” ở các địa phương và phối hợp với Sở VHTTDL để đưa các sản phẩm - OCOP phục vụ cho PTDL.

Song song với việc ban hành các nội dung hỗ trợ cho PTDLCĐ, Quảng Nam đã chủ động trong việc mở rộng các mối quan hệ với những địa phương khác trong nước, đặc biệt hợp tác quốc tế với những tổ chức như: Tổ chức Cứu trợ và Phát triển quốc tế (FIDR), Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên minh Châu Âu (EU)… để phát triển DLCĐ. Chính vì thế, đến thời điểm này, khá nhiều điểm DLCĐ ở Quảng Nam đã nhận được hỗ trợ về kỹ thuật của những tổ chức nêu trên và số lượng du khách đến đây ngày một tăng.

Nhìn chung, việc ban hành các nội dung hỗ trợ cụ thể, kịp thời cũng như mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế là những nguyên nhân chính đem lại thành công cho PTDLCĐ ở Quảng Nam. Năm 2018, Quảng Nam đã đón 6,5 triệu lượt khách, trong đó có 3,7 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch đạt trên 11 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017 [6], trong đó có sự đóng góp nhất định của DLCĐ.

b) Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Quảng Bình – Bài học về sự thất bại trong quản lý khi thiếu định hướng phát triển du lịch cộng đồng và không kịp thời giám sát, hướng dẫn của chính quyền địa phương [10, 14].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quảng Bình là một tỉnh ở ven biển thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch tỉnh Quảng Bình, trong nhiều năm gần đây, DLCĐ của tỉnh đã và đang phát triển vượt bậc, đặc biệt là khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Thực tế, DLCĐ xuất hiện tại tỉnh đã gần 10 năm, nhưng chỉ thực sự mạnh mẽ trong khoảng 3 năm gần đây.

Mô hình DLCĐ ở những xã nghèo thuộc khu vực Phong Nha đã giúp nâng cao đời sống người dân. Trước đây, người dân ở những xã lân cận Phong Nha-Kẻ Bàng chỉ sống bằng nghề chăn nuôi, đi rừng và trồng trọt, nhưng nay họ đã bắt đầu làm dịch vụ du lịch. Khi trở thành chủ của những homestay, người dân đã nâng cao

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 11


ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng. UBND huyện Bố Trạch đã hỗ trợ 15 triệu đồng cho một cơ sở homestay xây mới. Chính vì vậy, số lượng homestay ngày càng nhiều hơn, chủng loại, kiểu cách phong phú hơn và được phân bố rộng khắp.

Mặc dù vậy, ngoại trừ DLCĐ tại làng Chày Lập (nơi phát triển DLCĐ với sự hỗ trợ từ Dự án phát triển bền vững tiểu vùng sông Mê Kông do Ngân hàng ADB tài trợ), DLCĐ ở những khu vực khác là mô hình tự phát, theo nhu cầu của du khách khi tới Quảng Bình. Các cơ sở homestay được hình thành không theo quy định, tiêu chuẩn nào. Các yếu tố văn hóa địa phương không được thể hiện trong các SPDL. Việc số lượng homestay tại Phong Nha tăng trưởng “nóng” đã dẫn đến nhiều cơ sở không có khách du lịch, kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến nguy cơ không trả được các khoản vay. Đã xuất hiện các chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, ví dụ như giảm quá mức giá phòng, tuyên truyền hạ thấp chất lượng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Do các quy định về không gian, diện tích đất cho hoạt động PTDLCĐ chưa được quy định nên ở nhiều nơi đã có tình trạng tự ý sử dụng đất nông nghiệp để kinh doanh sai quy định, chiếm dụng hành lang đường để làm homestay. Điều này dẫn đến tình trạng DLCĐ phát triển thiếu ổn định và chưa lành mạnh.

Đến nay, có thể nhận thấy, sau một thời gian đầu phát triển và có các đóng góp nhất định với KTXH và đời sống của CĐDC, DLCĐ ở Quảng Bình nhìn chung không phát triển như kỳ vọng, có chiều hướng thất bại. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, về góc độ QLNN, là việc PTDLCĐ thiếu sự định hướng cụ thể. Có thể thấy, cơ quan QLNN đã chưa kịp thời hướng dẫn, khuyến cáo CĐDC khi tham gia vào hoạt động du lịch trong khi kinh nghiệm cũng như kiến thức của họ về loại hình này hầu như không có.

Để DLCĐ có thể phát triển đúng hướng, tránh hiện tượng tự phát dẫn đến sự lãng phí đầu tư, phải có định hướng cụ thể, lựa chọn các khu vực có tiềm năng để ưu tiên đầu tư về nhân lực, hạ tầng, giúp DLCĐ phát triển. Sự tham gia của những ngành khác cùng với du lịch là rất cần thiết để có thể cùng giám sát, hướng dẫn, điều chỉnh để DLCĐ đi đúng hướng.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho một số tỉnh vùng Tây Bắc

Các nghiên cứu về DLCĐ đã chỉ ra PTDLCĐ là một quá trình phức tạp, và để phát triển thành công cần có sự tham gia của các ngành, lĩnh vực liên quan, trong đó Nhà nước phải đóng vai trò chính yếu. Dựa trên những phân tích về thành


công, thất bại của QLNN đối với PTDLCĐ ở một số địa phương cấp tỉnh (trong nước và ngoài nước) có những điều kiện tương đồng, bài học về QLNN đối với PTDLCĐ cho một số tỉnh vùng Tây Bắc có thể được rút ra như sau:

- Về chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Các kinh nghiệm trong nước (Quảng Nam) cũng như ngoài nước (Ấn Độ) cho thấy, đối với những khu vực khó khăn nhưng có tiềm năng PTDL, DLCĐ vẫn có thể phát triển nếu có các chính sách khuyến khích một cách hợp lý và cụ thể. Các chính sách khuyến khích này không nhất thiết là hỗ trợ bằng tiền mặt ở giai đoạn ban đầu mà có thể là các chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, quảng bá, thuế… Để tăng tính hiệu quả, các chính sách này cần được điều chỉnh tuỳ theo thực tế và tuỳ theo từng thời kỳ. Đồng thời, cần phải giám sát chặt chẽ các đối tượng thụ hưởng và chủ động xử lý trong trường hợp các đối tượng này không còn phù hợp.

- Về xây dựng và triển khai định hướng phát triển du lịch cộng đồng bền vững Để DLCĐ phát triển đúng hướng, tránh phát triển một cách tự phát như những gì đã diễn ra ở một số địa phương giai đoạn vừa qua, mỗi địa phương phải có các định hướng cụ thể để PTDLCĐ với tầm nhìn ít nhất 10 năm với những mục tiêu, chỉ tiêu và lộ trình cụ thể được mô tả trong các đề án có liên quan. Đồng thời, cơ quan QLNN phải kịp thời hướng dẫn những đối tượng tham gia hoạt động du lịch, đặc biệt là người dân để đảm bảo thực hiện đúng định hướng đã đề ra, tránh PTDLCĐ tự phát, theo phong trào. Bài học về thất bại trong PTDLCĐ ở Quảng

Bình là ví dụ điển hình.

Để triển khai định hướng PTDLCĐ, cần thiết huy động sự tham gia của nhiều cơ quan và các tổ chức tư vấn có liên quan. Bộ máy QLNN ở Việt Nam khác với Thái Lan và nhiều nước khác, nhưng những cơ quan có liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở KHCN… cần được tham gia trong PTDLCĐ. Bên cạnh đó, cần chọn những tổ chức tư vấn có kinh nghiệm về PTDLCĐ để cùng tham gia trong hoạch định và triển khai chiến lược PTDLCĐ của địa phương. Sở VHTTDL nên được ủy quyền điều phối mọi hoạt động về triển khai kế hoạch PTDLCĐ, điều phối các bên tham gia trong PTDLCĐ.

Để DLCĐ có thể phát triển, Nhà nước cần hỗ trợ về hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông từ các điểm DLCĐ đến các trục giao thông chính. Ngoài ra, việc


hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề du lịch cần phù hợp với đặc điểm của CĐDC và theo kế hoạch dài hạn. Thiếu những sự hỗ trợ này, DLCĐ khó có thể phát triển.

- Về hợp tác quốc tế

Kinh nghiệm từ nhiều địa phương trong nước và quốc tế cho thấy, để phát triển thành công DLCĐ, việc chủ động tăng cường sự hợp tác quốc tế với những tổ chức có liên quan để nhận được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, kể cả tăng cường về năng lực cho các Sở VHTTDL là rất cần thiết. Vấn đề này càng đặc biệt quan trọng với những địa phương ở vùng Tây Bắc với nguồn lực đầu tư cũng như kiến thức và kinh nghiệm về quản lý PTDLCĐ còn rất hạn chế. Kinh nghiệm từ sự chủ động của tỉnh Quảng Nam trong việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế là một ví dụ. Song song với việc ban hành các nội dung hỗ trợ cho PTDLCĐ, Quảng Nam đã chủ động trong việc mở rộng các mối quan hệ với những địa phương khác trong nước, đặc biệt với những tổ chức quốc tế như: Tổ chức Cứu trợ và Phát triển quốc tế (FIDR), Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên minh Châu Âu (EU)… để phát triển DLCĐ. Chính vì thế, đến thời điểm này, khá nhiều điểm DLCĐ ở Quảng Nam đã nhận được hỗ trợ về kỹ thuật của những tổ chức nêu trên và số lượng du khách đến đây ngày một tăng.

- Về phát triển nguồn nhân lực

Chất lượng trải nghiệm của khách DLCĐ tùy thuộc chủ yếu vào chất lượng SPDL. Nghiên cứu kinh nghiệm thành công về PTDLCĐ ở nhiều nơi cho thấy kỹ năng nghề của CĐDC chính là một trong các yếu tố làm nên chất lượng SPDL, quyết định để duy trì và PTDLCĐ bền vững. Bởi vậy, một nhiệm vụ quan trọng của QLNN là phải hỗ trợ để CĐDC có đủ kỹ năng cần thiết khi tham gia vào hoạt động DLCĐ. Kinh nghiệm từ các địa phương cấp tỉnh đã nghiên cứu trong và ngoài nước như Himachal Pradesh của Ấn Độ, Mae Hong Son của Thái Lan, và tỉnh Quảng Nam của Việt Nam đều đã cho thấy đầu tư cho phát triển nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong phát triển DLCĐ. Sở Du lịch và Hàng không (Himachal Pradesh, Ấn Độ) đã tổ chức đào tạo ngắn hạn cho các chủ homestay và người làm việc trong đó. Trong quá trình vận hành, Sở Du lịch và Hàng không sẽ kiểm tra, nếu các hộ không còn đủ điều kiện sẽ bị


đưa ra khỏi đề án. Sở Du lịch và Thể thao (Mae Hong Son, Thái Lan) đã triển khai nhiều cuộc hội thảo, đào tạo nâng cao nhận thức, thành lập các quy tắc cho cộng đồng địa phương… Để cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng, năm 2016, Quảng Nam đã có quy định Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020 (trong đó có hỗ trợ cho lĩnh vực du lịch).

Phát triển nguồn nhân lực là một quá trình lâu dài, liên tục và phù hợp với đặc điểm lãnh thổ. Bên cạnh đó, cần xác định rằng, việc hỗ trợ đào tạo không phải là trách nhiệm của bất cứ riêng sở, ban, ngành nào, mà là của toàn xã hội, với yếu tố then chốt nằm ở chính sự tham gia và ý thức của những người làm du lịch.

- Về tuyên truyền, quảng bá

Hoạt động XTQB về DLCĐ cần được coi là một nội dung thiết yếu trong PTDL ở mỗi địa phương. Nội dung, cách thức XTQB phải được nghiên cứu tiến hành sao cho phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương, về cả hình thức, nội dung và nguồn kinh phí. Kinh nghiệm thành công trong hoạt động này của tỉnh Himachal Pradesh, Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Song song với việc đưa các homestay vào khai thác, chính quyền yêu cầu tất cả các làng, các hộ gia đình được chọn sưu tầm các câu chuyện về làng, về ngôi nhà của họ để thu hút du khách. Theo đó, đến hiện tại, hầu hết các làng, các homestay đều có các câu chuyện liên quan, mặc dù có thể chỉ là truyền thuyết. Điều này giúp hoạt động quảng bá các điểm du lịch cộng đồng được hấp dẫn hơn và qua đó góp phần thu hút nhiều khách du lịch hơn. Bên cạnh đó, cần chú ý lồng ghép giới thiệu về DLCĐ trong mọi hoạt động có liên quan đến DLCD do các ngành khác (nông nghiệp, công thương, hiệp hội làng nghề…) tổ chức để có thêm nhiều kênh thông tin đến du khách.


Kết luận chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu về QLNN đối với PTDLCĐ, một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn có thể được rút ra như sau:

Thứ nhất, DLCĐ là một loại hình du lịch nên PTDLCĐ cũng là đối tượng QLNN về du lịch. Điểm khác biệt của DLCĐ là được quản lý, tổ chức khai thác bởi CĐDC và hưởng lợi từ loại hình du lịch này. DLCĐ không phải là một lĩnh vực riêng biệt, đây là hình thức du lịch có sự tham gia quản lý của CĐDC. QLNN


đối với PTDLCĐ chính là QLNN đối với một loại hình du lịch có những đặc điểm riêng biệt như đã nói ở trên.

Thứ hai, QLNN đối với PTDLCĐ chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố như đặc thù về văn hoá và KTXH; hợp tác quốc tế và sự phát triển của của KHCN… là các yếu tố khách quan; trong khi, hệ thống pháp luật về du lịch của quốc gia, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương… thuộc về các yếu tố chủ quan.

Thứ ba, phân tích sự thành công hoặc thất bại từ một số địa phương trong QLNN đối với PTDLCĐ cho thấy tầm quan trọng của hoạt động QLNN. Để phát triển thành công DLCĐ, vai trò chủ đạo phải thuộc về Nhà nước. Nhà nước phải điều phối sự tham gia của các đối tượng liên quan; triển khai các quy hoạch, kế hoạch phù hợp. Bên cạnh đó, việc thanh kiểm tra, giám sát PTDLCĐ cần được tiến hành thường xuyên, làm cơ sở để ban hành hoặc điều chỉnh những chính sách nhằm PTDLCĐ đúng hướng, hạn chế các yếu tố không mong muốn từ sự PTDLCĐ.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM


3.1. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế-xã hội và tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

3.1.1. Tổng quan về vùng Tây Bắc

Vùng Tây Bắc trong phạm vi không gian nghiên cứu của luận án gồm 4 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Diện tích của vùng là 3.741,6 km2, tương đương 11,3% diện tích của cả nước. Năm 2019, khu vực có dân số 2.701.402 người, bằng 2,8% dân số cả nước [29].

Theo phân vùng trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [35], vùng Tây Bắc thuộc vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ. Đây là khu vực nằm ở vị trí có ý nghĩa chiến lược của đất nước, có nhiều tiềm năng phát triển KTXH. Vùng Tây Bắc có TNDL nổi trội cả về TNDL tự nhiên và văn hoá, là những điều kiện thuận lợi để PTDL.

Vùng Tây Bắc có biên giới chung với hai quốc gia Trung Quốc và Lào với nhiều cửa khẩu quan trọng như Pa Háng (Sơn La), Ma Lù Thàng (Lai Châu), Tây Trang, Huổi Puốc Na Son (Điện Biên); các tuyến đường giao thông tuy chưa hoàn thiện và ở cách xa vùng đồng bằng đông dân và thủ đô Hà Nội nhưng trên địa bàn cũng đã có 1 sân bay là sân bay Điện Biên Phủ (Điện Biên) đang được khai thác, quốc lộ Hà Nội-Lào Cai cùng một số quốc lộ nối với các khu vực khác thuộc vùng TDMNBB. Hệ thống đô thị, hạ tầng của vùng Tây Bắc đã bước đầu được đầu tư; nhiều dự án về hạ tầng, giảm nghèo, trồng rừng... là những điều kiện thuận lợi cho PTDL trong tương lai gần [42, 46].

Vùng Tây Bắc là vùng núi hùng vĩ nhất nước ta với địa hình hiểm trở, có nhiều dãy núi cao, điển hình là Hoàng Liên Sơn (có chiều dài là 180 km, chiều rộng là 30 km, có những đỉnh núi cao 2800 - 3000 m) và dãy Sông Mã (dài 500 km, có các đỉnh cao hơn 1800 m). Bên cạnh sông lớn là sông Đà, vùng Tây Bắc có nhiều suối hoặc sông nhỏ, bao gồm cả ở thượng lưu sông Mã. Các dãy núi cao kết hợp với hệ thống sông và suối ở vùng Tây Bắc tạo nên cảnh quan rất hấp dẫn

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí