TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương 1, những vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng, công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng đã được làm rõ trong các phần của luận văn, gồm có các nội dung chính sau:
(1) khái quát công tác QLNN đối với du lịch cộng đồng; (2) Xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng; (3) Triển khai các chính sách, quy định trong lĩnh vực phát triển du lịch cộng đồng; (4) Thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt động du lịch cộng đồng; (5) Kinh nghiệm quản lý nhà nước cấp tỉnh về phát triển du lịch, du lịch cộng đồng trong và ngoài nước.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan về phát triển du lịch tại Đắk Lắk
2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk
Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.030,49 km2, gồm 15 đơn vị hành
chính (13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố); dân số gần 1,9 triệu người với 49 dân tộc từ các vùng miền trong cả nước (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 36 dân số toàn tỉnh); đồng bào Êđê, M’nông và J’rai là các d ân tộc thiểu số tại chỗ, còn các dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến trong gần 50 năm qua như: Mường, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông... Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng phong phú và đa dạng góp phần vào sự đa dạng, phong phú về văn hóa truyền thống các vùng miền của tỉnh Đắk Lắk; trong đó, các dân tộc thiểu số tại chỗ có những đặc trưng văn hóa riêng biệt của vùng Tây Nguyên như: Trường ca Đam San, Xinh Nhã, Đăm Di, truyền miệng, ngôn ngữ nói, chữ viết của người Êđê, người M'nông... Một niềm tự hào cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” năm 2005 (năm 2008 được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”). Không gian văn hóa cồng chiền Tây Nguyên là một loại tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh có giá trị cao gắn liền với sự đa dạng bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội, ẩm thực… Các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng như các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tượng... thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc chung sống trong khu vực Tây Nguyên.
Đắk Lắk có 32 di tích được xếp hạng (trong đó, 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh). Di tích Đắk Lắk có nhiều loại hình khác nhau, trong đó thế mạnh là các thắng cảnh hùng vĩ, mang đậm dấu ấn đại ngàn, tiếp đó là những di tích lịch sử phản ảnh lại những trang sử bi tráng và hào hùng của đồng bào các dân tộc Đắk Lắk qua các thời kỳ, cũng có di tích lại là sản phẩm kiến trúc văn hóa độc đáo… Ngoài ra, Đắk Lắk còn có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú và thể hiện một sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ao hồ, thác ghềnh và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên nhiều sông, hồ, thác ghềnh thơ mộng, hùng vĩ, nổi tiếng như: Thác Dray Nur, Dray Sáp Thượng, Thủy Tiên, Bìm Bịp, Drai Dlông, Drai Yông, hồ Lắk, Ea Kao, Ea Nhái, Vườn quốc gia Yok Đôn, Vườn quốc gia Cư Yang Sin, các Khu bảo tồn thiên nhiên: Nam Ka, Ea Sô, Rừng Lịch sử Văn hóa Môi trường hồ Lắk...
Những năm qua, với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và sự ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế Đắk Lắk đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển đổi nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,25 , GRDP toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt 6,80 , giai đoạn 2021-2025 đạt 7,16 . Cơ cấu khối dịch vụ (15 ngành kinh tế cấp 1) đóng góp trong tổng GRDP cả tỉnh năm 2020 đạt 46,30 . Cùng với sự phát triển kinh tế, các mặt văn hóa xã hội cũng được coi trọng, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí và sức khỏe của Nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân có xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ dân cư địa phương có nhu cầu và có đủ điều kiện thực hiện các chuyến du lịch đang tăng nhanh, nhu cầu du lịch cuối tuần, du lịch vào dịp h , dịp lễ đến các điểm du lịch gần như tăng vọt trong một vài năm gần đây và sẽ tiếp tục tăng mức độ cao trong thời gian tới tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cũng đưa ra định hướng về sản phẩm du lịch của tỉnh, đến năm 2020 sẽ tập trung xây dựng mô hình DLCĐ gắn với việc bảo tồn và phát triển các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh Đắk Lắk tập trung phát triển các dự án DLCĐ tại buôn Yang Lành (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), buôn Ya (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông), buôn Tring (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ), trên cơ sở khai thác văn hóa truyền thống bản địa, nghi lễ của đồng bào dân tộc tại chỗ và văn hóa ẩm thực. Tham gia DLCĐ tại những buôn làng trên, du khách sẽ được trải nghiệm ăn, ở, làm việc, tham gia các hoạt động như một người dân bản địa.
Đắk Lắk đang triển khai thực hiện Dự án Khu du lịch quốc gia Yok Đôn, Dự án du lịch sinh thái nông nghiệp và cộng đồng tại xã Cư Suê (huyện Cư M’gar), đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu thể thao, vui chơi, giải trí tại thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn, huyện Lắk, huyện Cư M’gar… Đắk Lắk là vùng nổi tiếng cả nước với các đồn điền, nông trường cà phê, cao su, hồ tiêu, ch … Điển hình như vùng sản xuất cà phê sạch đạt chuẩn Quốc tế mang thương hiệu “Cà phê Đắk Hà”, trang trại trồng cây nông nghiệp cao Thái Hà (huyện Cư M’gar), … Đây là một thế mạnh đặc trưng để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn gắn với những nông trường cà phê ở Đắk Lắk, những cánh rừng cao su, những vườn hồ tiêu… gắn các sản phẩm du lịch sinh thái với những đồi cây ăn quả như bơ, sầu riêng, mãng cầu- những sản phẩm mang thương hiệu Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng….
Đắk Lắk tập trung phát triển DLCĐ, du lịch lễ hội trên cơ sở phát huy thế mạnh cảnh quan và bản sắc văn hóa các dân tộc; tổ chức chương trình biểu diễn cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách định kỳ 2 lần/tháng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
tại Đắk Lắk. Ngoài thưởng thức các tiết mục hòa tấu Cồng chiêng và nhạc cụ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, du khách còn được giao lưu biểu diễn, tìm hiểu nhạc cụ dân tộc, thưởng thức rượu cần.
2.1.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Đắk Lắk
- Về khách du lịch và khách tham gia du lịch cộng đồng: Hoạt động du lịch tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh trong giai đoạn 2016 - 2019 với tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 11,36 , doanh thu tăng 21,64 . Đến đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên hoạt động du lịch đã bị suy giảm nặng nề, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hoạt động, lượng khách và doanh thu giảm mạnh chỉ đạt 49,95 so với kế hoạch năm 2020, nên dẫn đến cả giai đoạn 2016-2020 không đạt kế hoạch theo Nghị quyết phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 đề ra, cụ thể: tổng lượt khách đón tiếp đạt là 3.846.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 302.000 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân đạt 6,17 /năm. Tổng ngày khách đạt 4.855.000 ngày khách; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,70 . Tổng doanh thu từ du lịch đạt 3.566 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm đạt 9,6 /năm.
+ Thị trường khách nội địa: Khách đến từ các tỉnh, thành phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Vũng Tàu và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Khách đến từ khu vực miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ: (Đà Nẵng, Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận...); Khách đến từ các tỉnh phía Bắc: (Hà Nội, Ninh Bình, Hài Phòng, Quảng Ninh, và các tỉnh phía Bắc).
+ Thị trường khách quốc tế: Khách quốc tế chủ yếu đến từ các quốc gia: Pháp, Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Úc, Đức, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Cộng Hoà Séc, Ấn Độ.
Bảng 2.1: Số liệu khách và doanh thu du lịch từ năm 2016 đến năm 2020
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Năm | |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | Tổng lượt khách | Ngàn LK | 621 | 703 | 812 | 955 | 693 |
a | Khách quốc tế | Ngàn LK | 58 | 67 | 76 | 85 | 17 |
b | Khách nội địa | Ngàn LK | 563 | 636 | 736 | 870 | 676 |
2 | Tổng ngày khách | Ngàn NK | 848 | 961 | 1,109 | 1,301 | 913 |
a | Khách quốc tế (2 ngày) | Ngàn NK | 116 | 134 | 152 | 170 | 35 |
b | Khách nội địa (1,3 ngày) | Ngàn NK | 732 | 827 | 957 | 1,131 | 878 |
3 | Doanh thu | Tỷ đồng | 480 | 610 | 761 | 1,051 | 625 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Du Lịch Cộng Đồng, Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Lý Luận Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Thực Hiện Các Chính Sách, Quy Định Trong Quản Lý Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Cộng Đồng
- Các Dự Án Kêu Gọi Đầu Tư Để Phát Triển Du Lịch Đã Thực Hiện Hoàn Thành Đi Vào Hoạt Động Giai Đoạn 2016 - 2020
- Thực Hiện Chiến Lược Quy Hoạch, Kế Hoạch Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Tỉnh
- Đánh Giá Chung Đối Với Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh)
+ Hoạt động du lịch cộng đồng: Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo về hoạt động du lịch hằng năm, riêng về hoạt động DLCĐ trên địa bàn tỉnh trung bình đón được 10.000 lượt khách/năm (không tính năm 2020, do tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách du lịch giảm sút mạnh); doanh thu và thu nhập dịch vụ và du lịch cộng đồng đạt 03 ty3 đồng/năm; tốc độ tăng doanh thu và thu nhập từ dịch vụ du lịch của cộng đồng xã hội tại điểm triển khai trung bình trên 15 ; thu hút được 20 lao động của thôn buôn tham gia vào dịch vụ du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho khoảng 100 lao động và chuyển dịch khoảng 20 thời gian lao động nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ cho phát triển du lịch; nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng và phát triển bền vững cho người lao động trong vùng có phát triển du lịch cộng đồng.
Bảng 2.2: Số liệu khách và doanh thu, và lao động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng từ năm 2016 đến năm 2020
Chỉ tiêu | Năm | |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
1 | Tổng lượt khách | 8.560 | 9.200 | 10.680 | 12.400 | 1.120 |
a | Khách quốc tế | 700 | 850 | 1200 | 1.800 | 90 |
b | Khách nội địa | 7.860 | 8.350 | 9.480 | 10.600 | 1.030 |
2 | Doanh thu (triệu đồng) | 2.500 | 2.900 | 3.650 | 5.900 | 550 |
3 | Lao động hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ | 500 | 650 | 800 | 1.150 | 100 |
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh và Cục thống kê tỉnh)
Theo đánh giá của đơn vị chức năng quản lý nhà nước về du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh) khách du lịch trong nước và quốc tế, cho thấy khách trong nước rất quan tâm đến các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá truyền thống Tây Nguyên - Đắk Lắk; đặc biệt là các sản phẩm du lịch về voi, cà phê, ẩm thực, cồng chiêng Tây Nguyên và một số sản phẩm nông nghiệp khác; khách quốc tế rất quan tâm đến loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá văn hoá truyền thống Tây Nguyên. Đặc biệt, thị trường khách Pháp và Mỹ rất quan tâm du lịch tìm hiểu về lịch sử, văn hoá truyền thống của con người và vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
-500
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
1 Tổng lượt khách 1000 LK
a - Khách quốc tế 1000 LK
b - Khách nội địa 1000 LK
Giai đoạn 2016 -
2020
Ước TH Tốc độ
năm
2016-
2020
tăng
trưởng (%/năm) 2016-
2020
2 Doanh thu du lịch Tỷ đồng
Biểu đồ 2.1: Thị trường khách du lịch giai đoạn 2016 đến 2020
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh)
- Về doanh thu từ du lịch: Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.527 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm ước đạt 8,27 /năm. Tổng ngày khách ước đạt 5.132 ngày khách; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 3,59 .
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, tôn tạo tài nguyên du lịch tại Đắk Lắk: Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước gồm 09 công trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng về du lịch, phục vụ cho mục đích tham quan du lịch với tổng vốn đã được bố trí là 131,960 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương là 124,290 tỷ đồng (bao gồm vốn ODA), ngân sách địa phương là 7,600 tỷ đồng, vốn khác 0,07 tỷ đồng cho các công trình, dự án. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ du lịch và số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch:
Trong giai đoạn 2016 - 2020, các tổ chức, cá nhân đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm 16 dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả với tổng vốn đầu tư khoảng 1.304,275 tỷ đồng, bao gồm: 07 khu, điểm du lịch (gồm: