Vai Trò Của Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịch Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


luật để quản lý hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường cũng phải khác so với trước đây.

Thứ hai, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch gắn bó sâu sắc với chính trị, kinh tế và xã hội

Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của xã hội loài người ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Thực chất của du lịch là một hoạt động tiêu dùng xã hội cao, nó nảy sinh theo sự phát triển sức sản xuất xã hội tới trình độ cao. Khi con người có cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần đầy đủ thì nhu cầu đi du lịch sẽ nảy sinh thường xuyên hơn. Và như vậy các tuyến du lịch, chương trình du lịch sẽ được thiết kế và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Du lịch không chỉ mang ý nghĩa là tham quan, giải trí, nghỉ ngơi mà nó còn giúp du khách hiểu biết về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc, về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước đến thăm. Trên cơ sở đó, tìm cách phối hợp, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc vì hoà bình và phồn vinh nhân loại. Bằng việc phát triển du lịch quốc tế, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng được mở rộng. Do vậy, mục đích của pháp luật đối với du lịch là nhằm nâng cao hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội trong lĩnh vực du lịch. Thị trường du lịch được mở rộng dân chủ, đổi mới tư duy nâng cao dân trí, hoà nhập vào khu vực và cộng đồng. Từ sự ổn định về chính trị do hoạt động du lịch được quản lý bằng pháp luật, dẫn tới ổn định xã hội, các giá trị xã hội được khẳng định bảo vệ. Vì vậy, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch không đơn thuần là quản lý về kinh tế mà nó còn gắn bó rất chặt chẽ với chính trị xã hội.

Thứ ba, pháp luật là công cụ riêng có của nhà nước được nhà nước sử dụng

để tổ chức và quản lý hoạt động du lịch

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và qui mô hoạt động du lịch phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải bảo đảm cho hoạt động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có định hướng rõ rệt. Để có được điều đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật và dùng pháp luật để tác động vào lĩnh


vực du lịch. Ở đây, pháp luật với tư cách là những quy tắc, chuẩn mực bắt buộc chung sẽ được Nhà nước sử dụng như một công cụ hiệu nhiệm nhất và không thể thiếu trong việc quản lý hoạt động du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Thứ tư, sự quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh để quản lý hoạt động du lịch

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch phụ thuộc vào sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ công chức Nhà nước có thẩm quyền. Các chủ thể quản lý này là nhân tố quyết định chất lượng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luât; tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 7

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý du lịch là yêu cầu trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, bảo đảm hiệu lực và quan hệ nhà nước. Việc đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chỉ rõ những tồn tại, yếu kém và tìm ra các nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, đổi mới là nhiệm vụ thường xuyên trong công cuộc cải cách thể chế quản lý hành chính Nhà nước. Đồng thời, chú trọng chăm lo về phát triển nguồn nhân lực Nhà nước về ngành du lịch có chất lượng cao, đủ năng lực thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm quản lý đối với ngành du lịch.

2.1.5. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch ở Lào đang có vai trò hết sức to lớn. Bởi vì du lịch được thừa nhận là kinh doanh đặc biệt trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. Vai trò đó, được thể hiện trên các mặt sau:

2.1.5.1. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch nhằm triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào về du lịch

Để triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong quản lý nhà nước đối với du lịch. Quản lý nhà nước bằng pháp luật luôn luôn là phương tiện triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong quản lý nhà nước đối với du lịch.


Tương ứng với từng thời kỳ phát triển chính trị, xã hội đất nước, Đảng Nhân dân cách mạng Lào có những chủ trương, đường lối trong quản lý nhà nước. Sau khi các chủ trương, đường lối ra đời, các văn bản pháp luật của Nhà nước đã thể chế hoá và ghi nhận các chủ trương, đường lối đó vào trong chế định, các quy định pháp luật. Các chế định, quy định pháp luật là sự hiện thân của các chủ trương, đường lối của Đảng. Sau đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện chúng trong thực tế bằng các hoạt động chuyên môn và bảo vệ các quy định pháp luật đó thông qua các hoạt động thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hoạt động du lịch. Khi chủ trương, đường lối của Đảng thay đổi thì hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch lại bắt đầu thay đổi, bổ sung các văn bản, quy định pháp luật có liên quan, sau đó các hoạt động quản lý nhà nước khác mới tiếp tục thay đổi theo.

Ngay từ cương lĩnh chính trị của Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 1955 đã khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Lào: Đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến và sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng giành năm 1975. Sau đó, Nhà nước Lào đã triển khai đường lối của Đảng để quản lý du lịch. Luật Du lịch của Lào ra đời năm 2005. Đây là một đạo luật quan trọng đầu tiên trong thời kỳ đổi mới, là kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước. Luật Du lịch năm 2005 Điều 4 đã quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý bảo tồn và phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thiên nhiên dưới sự đóng góp của nhân dân” [51, tr.2]. Đó là một tiến bộ mới để thúc đẩy phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo sự thuận lợi của khách du lịch trong nước và nước ngoài khi tham quan du lịch tại các khu du lịch của Lào. Để quản lý du lịch có hiệu quả, trước hết các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước phải phản ánh được những đòi hỏi của thực tiễn khách quan, của xu thế phát triển.

2.1.5.2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch góp phần to lớn trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế thị trường của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Du lịch là một ngành được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm thúc đẩy, phát triển, đặc biệt là khu vui chơi, tài nguyên thiên nhiên, khu di tích lịch sử… là nơi


mà Nhà nước thực sự chú ý đến. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch giữ vai trò nhất định trong ổn định chính trị và trật tự xã hội. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch bảo đảm cho du khách đến chơi được tự tin và đảm bảo trật tự, an ninh xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển nền kinh tế thị trường.

Hiện nay, ngành du lịch của Lào đã góp phần tích cực trong phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước thông qua “xuất khẩu tại chỗ”, thu vào ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh tóan quốc tế, thực hiện việc tái phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong nước, tạo ra nhiều việc làm cho dân cư, nâng cao đời sống nhân dân, điều chỉnh sự chênh lệch giữa các vùng trong nước về kinh tế - xã hội. Việc phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: giao thông, hàng không, bưu điện, ngân hàng… Vai trò của du lịch còn thể hiện ở chỗ, giúp cho du khách biết được tiềm năng kinh tế của các nước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước.

Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội, du lịch đã và đang khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Nhận thức được thế mạnh của du lịch, Đảng và Nhà nước Lào đã dành cho du lịch là một vị trí xứng đáng, coi phát triển du lịch là một định hướng phát triển quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tóm lại, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào là một trong những nội dung lớn được Đảng và Nhà nước Lào hết sức chú ý. Để thực hiện điều đó, Đảng và Nhà nước Lào luôn quan tâm đổi mới các công cụ quản lý, đặc biệt là công cụ pháp luật. Điều này là rất cần thiết, nhất là khi CHDCND Lào đang tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Với vị trí và vai trò của công cụ pháp luật và với sự quan tâm của Đảng và nhà nước pháp luật nói chung và pháp luật về lĩnh vực du lịch nói riêng ở nước CHDCND Lào sẽ ngày càng hoàn thiện, góp phần quan trọng nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế của Lào phát triển hơn nữa và góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sản xuất, kinh doanh.


2.1.5.3. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế

Đảng và Nhà nước Lào rất quan tâm đến việc tổ chức thực hiện của ngành du lịch, đặc biệt là chính sách mở cửa với nước ngoài để thu hút được sự viện trợ từ nước ngoài nhất là về nguồn tài trợ để thúc đẩy và phát triển ngành du lịch của Lào.

Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và hợp tác với kinh tế quốc tế, với phương châm: nước CHDCND Lào muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, Lào đã thiết lập với nhiều nước, vùng lãnh đạo và tổ chức trên thế giới. Để quá trình hợp tác hội nhập quốc tế diễn ra thuận lợi, đạt được mục tiêu đặt ra một cách tốt nhất, các nước các tổ chức quốc tế phải mở đại sứ quán, lãnh sự quán, các văn phòng đại diện ở nước CHDCND Lào. Điều đó là nơi trung tâm thông tin cho khách du lịch nước ngoài tìm hiểu về nước Lào trước khi đi tham quan du lịch tại nước CHDCND Lào.

Ngày nay, CHDCND Lào được bạn bè quốc tế đánh giá là một đất nước hoà bình, ổn định, kinh tế liên tục tăng trưởng trong xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế theo chiều sâu. Chủ trương nhất quán của CHDCND Lào là sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Vì CHDCND Lào là đất nước có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cả về điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội, nhân văn. Các dân tộc người Lào thân thiện và mến khách với lịch sử hào hùng của hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước, với những di sản tự nhiên, lịch sử và văn hoá quý báu, trong đó có một số nơi di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới (Tình Luâng Pha Băng và Tháp núi Vắt Phu tình Chăm Pa Sắc). Bản sắc văn hoá của Lào càng đậm đà chất dân tộc, phong phú và đa sắc màu bởi các hoạt động lễ hội, văn hoá dân gian đặc sắc của cộng đồng 49 dân tộc cùng chung sống trên đất nước hoa chăm pa tươi đẹp. Lào đã tham gia tích cực trong hoạt động của các tổ chức và cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế về du lịch, như: ASEAN, APEC, ASEM, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Lữ hành Du lịch châu Á - Thái Bình Dương… Du lịch Lào đã tham gia hầu hết các Hội chợ Du lịch khu vực và quốc tế lớn; tổ chức nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, góp phần đa hình ảnh của Lào đến với bạn bè quốc tế và thu hút khách du lịch quốc tế đến Lào. Mới đây, Lào đã được nhận giải thưởng


"Điểm đến du lịch đáng đến nhất thế giới năm 2013" của Hội đồng châu Âu về du lịch và thương mại (ECTT) [5, tr.2-5].

Vì vậy, pháp luật về du lịch phải tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các chủ thể cạnh tranh, được hội nhập giao lưu quốc tế, tự do hoạt động kinh doanh. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trong điều kiện kinh tế thị trường kích thích năng lực chủ động, sáng tạo trong khai thác, các tiềm năng nâng cao chất lượng và hạ giá thành kinh doanh du lịch, bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng.

2.1.5.4. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng trong bảo vệ giữ gìn các di sản văn hóa và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước

+ Bảo vệ giữ gìn các di sản văn hóa của đất nước:

Thời gian qua, ngành văn hóa đã ban hành nhiều các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa của đất nước như: Pháp luật về di sản quốc gia, Sắc lệnh về bảo vệ giữ gìn di sản quốc gia về văn hóa lịch sử và thiên nhiên… Chính phủ Lào có chính sách: “bảo vệ giữ gìn nâng cao phát triển văn hóa quốc gia và của các dân tộc về bổ sung hoàn thiện các di tích lịch sử của đất nước và bảo vệ điểm thiên nhiên của đất nước” [40, tr.2]. Nhà nước đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra về việc phòng, chống cháy nổ, mất cắp tại các di tích. Một số nơi đã làm nghiêm túc, nhất là những di tích văn hóa lớn, được xếp hạng. Tuy nhiên, không ít địa phương lại coi nhẹ vấn đề này. Mặc dù khi được Nhà nước xếp hạng, ngành văn hóa tỉnh đều yêu cầu thành lập Ban quản lý di tích, nhưng không ít cán bộ cơ sở coi việc bảo vệ di tích không phải trách nhiệm của mình, mà của tăng ni, phật tử. Nhiều huyện, phường còn phó mặc cho các cụ cao tuổi, thủ từ, thủ nhang hoặc sư trụ trì trông coi. Công tác bảo vệ “của công” phải dựa vào “tai mắt” nhân dân, vậy mà nhiều người lại tin rằng, ở nơi thờ tự linh thiêng không ai dám ăn cắp. Chính kẽ hở tâm lý này tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ gian đột nhập di tích và lấy đi các hiện vật quý giá.

Công tác bảo vệ phải xây dựng cụ thể các phương án, hình thức phòng, chống cho từng di tích. Hiện vật thường bằng gỗ lại được bao phủ vải lụa dễ cháy


trong khi luôn luôn thắp hương, đèn, nến với các dây điện chằng chịt. Đã đến lúc ngành văn hóa cần rà soát tổng thể về công tác phòng cháy, chữa cháy trong các di tích; đầu tư các phương tiện cần thiết, như hệ thống báo cháy, các thiết bị chữa cháy. Để phòng, chống nạn trộm cắp hiện vật cần có hệ thống ca-mê-ra và đội ngũ bảo vệ. Lực lượng công an huyện, bản cần nhanh chóng điều tra các vụ trộm cắp, đưa kẻ gian ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật để răn đe. Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài kinh phí của Nhà nước, các di tích còn có nguồn kinh phí từ tiền công đức, hoạt động du lịch. Bên cạnh việc tu bổ, làm mới, cũng cần dành một phần thích đáng cho công tác bảo vệ như làm hàng rào, gia cố cửa, mua sắm phương tiện chống trộm, trả thù lao cho những người trông coi… Các Ban quản lý, cá nhân trông coi di tích cũng cần được tập huấn về chuyên môn. Chính quyền địa phương cần có quy chế cụ thể về khen thưởng, xử phạt trong hoạt động này; đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về cổ vật và vấn đề bảo vệ di tích của địa phương mình…

Bảo vệ hiện vật trong các di tích là một phần rất quan trọng trong công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc cần được lãnh đạo các cấp, ngành quan tâm và đông đảo người dân tham gia. Trân trọng, gìn giữ những di sản quý giá cho mai sau là tình cảm và trách nhiệm của mỗi người.

+ Bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước:

Một quốc gia đều phải khẳng định an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn trong xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh tế - xã hội. Dựng nước phải đi đối với giữ nước luôn là hai nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc. Phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển ngành du lịch nói riêng với tăng cường an ninh - quốc phòng luôn được bổ sung hoàn thiện này theo lịch sử nhất định của đất nước. Quốc phòng - an ninh vững mạnh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội sẽ là điều kiện hàng đầu cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tin tưởng, yên tâm hoạt động kinh doanh và tăng đầu tư vào các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực du lịch, giữa ngành du lịch với an ninh quốc phòng có quan hệ chặt chẽ với nhau; chính trị ổn định xã hội có trật tự an toàn sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm du lịch tại Lào ngày càng có mức tăng lên.


2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.2.1. Nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào

2.2.1.1. Xây dựng và ban hành pháp luật về du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động xây dựng pháp luật ở nước CHDCND Lào trở nên sôi động, khẩn chương hơn bao giờ hết và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Về lĩnh vực du lịch, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cố gắng, nỗ lực hết sức to lớn trong hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật, đã đưa đến kết quả tích cực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, phát triển văn hóa, giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Luật Du lịch năm 2005, là văn bản pháp luật quan trọng nhất của Nhà nước Lào điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động du lịch và Luật nay tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2013.

Trong điều kiện hiện nay ở nước CHDCND Lào, việc xây dựng và ban hành pháp Luật Du lịch phải bảo đảm nội dung sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá và khoa học công nghệ trên thế giới

Văn minh của loài người được phản ánh, đánh giá ở các nền văn hoá bản sắc, ở các cuộc cách mạng khoa học diễn ra trong lịch sử. Mỗi dân tộc cội nguồn và truyền thống riêng được phản chiếu trên tâm gương văn hoá.

Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục.

Các hoạt động du lịch phải đảm bảo việc sưu tâm, khai thác và nâng cao các giá trị văn hóa của dân tộc và của nhân loại. Các chủ thể quản lý kinh doanh du lịch được ra đời với địa vị pháp lý do pháp luật quy định, được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng đối với các giá trị về văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Pháp luật đã đưa ra các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023