Tình Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Một Số Tỉnh Vùng Tây Bắc, Việt Nam


khách du lịch. Nhìn chung, vùng Tây Bắc là nơi có nhiều cảnh đẹp với khí hậu mát mẻ, thích hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng núi. Vùng Tây Bắc còn có nhiều khu chuyên canh rau quả phục vụ đời sống sinh hoạt và du lịch mà tiêu biểu là Mộc Châu, Mường Thanh, Sìn Hồ v.v... Vùng Tây Bắc còn có nhiều hồ chứa nước lớn như hồ Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Sơn La (Sơn La), hồ Pá Khoang (Điện Biên)... là nơi vừa có cảnh quan đẹp, vừa có khả năng phát triển các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao nước. Ngoài ra, vùng Tây Bắc còn có nhiều hang động đẹp như động Tiên Sơn (Lai Châu), Pá Thơm (Điện Biên); nhiều suối nước nóng như Kim Bôi (Hòa Bình), Uva (Điện Biên) v.v... [23, 49].

Ở vùng Tây Bắc, mặc dù diện tích rừng nhiều nơi đã bị thu hẹp, tuy nhiên, vẫn còn các khu rừng nguyên sinh với những loại động thực vật quý [7]. Đây là TNDL có giá trị, nhất là ở khu vực với biên giới Lào như Mường Nhé, Mường Phăng (Điện Biên) [41].

Vùng Tây Bắc có trên 30 dân tộc sinh sống như: Thái, Mông, Mường, Kinh, Dao, Hoa, La Ha, Lào, Lự, Bố Y, Phù Lá, Giáy, Mảng... trong đó Hòa Bình là quê hương của Sử thi “Đẻ đất - Đẻ nước” được coi là nguồn cội của nền văn hóa Việt- Mường. Chính vì vậy, các sinh hoạt truyền thống và lễ hội ở vùng Tây Bắc rất phong phú, đặc sắc, phản ánh sinh động lịch sử dân tộc và tư tưởng triết học, đời sống văn hóa tâm linh của người dân nước ta, trong đó có các sinh hoạt lễ hội độc đáo và có khả năng hấp dẫn du khách. Vùng Tây Bắc cũng được biết đến với nhiều điệu múa sạp, múa xòe cũng như các sản phẩm thủ công đặc sắc, ví dụ vải thô, thổ cẩm với nhiều hoa văn, màu sắc rực rỡ. Các sinh hoạt truyền thống với nền văn hóa đặc biệt đa sắc tộc ở đây chính là các TNDL giá trị và vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, trong vùng Tây Bắc còn có nhiều di tích gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp, tiêu biểu như quần thể di tích Điện Biên Phủ (Điện Biên), nhà tù Sơn La (Sơn La)... Trong khu vực hiện tại có nhiều bản làng có giá trị khai thác để phục vụ DLCĐ như: bản Lác, bản Giang Mỗ ở huyện Cao Phong, bản Văn, bản Tòng ở huyện Mai Châu, xóm Ải ở huyện Tân Lạc (Hòa Bình), bản Hụm ở thành phố Sơn La; bản Dọi, bản Áng ở huyện Mộc Châu, Hua Tạt ở huyện Vân Hồ (Sơn La); bản Mển, bản Vàng Pheo, bản Che Căn (Điện Biên); bản Hon, Sin Súi Hồ (Lai Châu)… [23, 50].


Nhìn chung, vùng Tây Bắc có TNDL khá đa dạng, thuận lợi cho PTDL nói chung và DLCĐ nói riêng. Đây thực sự là thế mạnh nổi trội của vùng Tây Bắc so với những nơi khác trên cả nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [35] đã xác định: “Sơn La-Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng du lịch trung du, miền núi Bắc Bộ” [35]. Quy hoạch cũng xác định Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên Phủ-Pá Khoang (Điện Biên), hồ Hòa Bình (Hòa Bình) là các khu vực có thể phát triển thành các KDLQG. Bên cạnh đó, nội dung “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” [54] xác định Sơn La, Điện Biên là 2 trong số 4 tỉnh thuộc một trong 7 khu vực động lực PTDL của đất nước (Mộc Châu (Sơn La) và thành phố Điện Biên (Điện Biên) là 2 trong 4 trung tâm lưu trú của khu vực động lực này.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc

Những năm qua, kinh tế ở vùng Tây Bắc đã có sự phát triển, cơ cấu kinh tế của các địa phương đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, đời sống của CĐDC không ngừng được cải thiện, hộ nghèo giảm khá nhanh. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được triển khai thực hiện ở vùng Tây Bắc, mà điển hình là Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về “Phương hướng phát triển KTXH và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ” đã mở đường cho việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển vùng TDMNPB, trong đó có vùng Tây Bắc như: Nghị quyết 30a/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh bền vững đối với 61 huyện nghèo, Chương trình 135 hướng tới các xã đặc biệt khó khăn, Chương trình 134 thực hiện hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, Chương trình 167 hỗ trợ người dân về nhà ở… Sau rất nhiều nỗ lực đầu tư cho vùng Tây Bắc, KTXH ở vùng Tây Bắc đã có chuyển biến tốt, cụ thể [5]:

Quy mô nền kinh tế ở vùng Tây Bắc đã có sự thay đổi tích cực. GRDP của khu vực tăng bình quân 10% (giai đoạn 2015 – 2019). GRDP năm 2019: 36,65 triệu đồng, tăng gần 13 lần so với năm 2004. Cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi


theo chiều hướng tích cực. Số hộ nghèo vùng Tây Bắc đã giảm nhiều so với trước đây. Năm 2018, số hộ nghèo của vùng Tây Bắc là 175.121, chiếm 24,23% [32, 33]. Số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần. Lao động (từ 15 tuổi trở lên) chiếm khoảng 60% (số liệu 2019), trong đó chỉ có 15% được đào tạo. Ở vùng Tây Bắc, hầu hết cư dân sống ở vùng nông thôn (khoảng 82%), lao động chủ yếu là nông nghiệp, số lao động làm dịch vụ rất thấp, không đáng kể [29].

Về đầu tư, trong 5 năm gần đây, đã có khá nhiều dự án đầu tư vào vùng Tây Bắc, tuy nhiên, chủ yếu là ở vùng đô thị, hoặc ven đô thị; số lượng những dự án đầu tư vào địa bàn những xã khu vực II rất thấp, đối với những xã khu vực III thì gần như không có. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu bao gồm: chế biến nông lâm sản, khoáng sản, thủy điện... Những dự án có quy mô không lớn, tác động chưa nhiều đến phát triển KTXH ở địa phương cũng như cả vùng. Vốn đầu tư hầu hết đến từ trong nước, công nghệ của những dự án đầu tư ở mức trung bình, ít những dự án áp dụng KHCN mới [5, 7].

Ở vùng Tây Bắc, hệ thống giao thông đã được cải thiện nhiều, hỗ trợ sự phát triển KTXH của khu vực. Giao thông nông thôn về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của bà con. Nhưng nhiều tuyến đường đến trung tâm xã ở vùng Tây Bắc đã bị xuống cấp rất nặng, chỉ sử dụng được vào mùa khô. Vào mùa mưa bão, nhiều đoạn đường thường bị sạt lở không thể lưu thông. Vì vậy, ở các tỉnh vùng Tây Bắc, du khách sẽ tập trung đông hơn vào những tháng lễ hội đầu năm và những sự kiện diễn ra trong mùa khô, vào mùa mưa thì lượng khách bị giảm rõ rệt. Nhìn chung, hệ thống giao thông ở vùng Tây Bắc còn cho thấy nhiều bất cập, giao thông đường bộ mặc dù đã cải thiện song vẫn còn hạn chế, những hình thức giao thông khác như đường sắt, đường thủy chưa được khai thác. Chính vì vậy, đến thời điểm hiện tại, mặc dù “trải thảm đỏ”, việc đầu tư phát triển KTXH nói chung và đầu tư PTDL nói riêng ở vùng Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn [5, 7].

Nhìn chung, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt thể hiện ở việc triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhiều mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của vùng TDMNPB nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng đã hoàn thành và vượt kế hoạch; đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, nhưng đến nay, vùng Tây Bắc vẫn là vùng nghèo và khó khăn của Việt Nam. Tỷ lệ đạt tiêu chí nông thôn mới của khu vực vẫn thấp; số hộ nghèo chiếm 24,23%,


cao gấp gần 5 lần so với mức trung bình của cả nước [26], quy mô kinh tế đã tăng nhưng chưa đạt như kỳ vọng (xem Phụ lục 2). Sinh kế của CĐDC tại đây hầu hết vẫn là sản xuất nông nghiệp. Đây là những yếu tố không thuận lợi cho PTDL, đặc biệt là DLCĐ tại vùng Tây Bắc [7].

Chính vì vậy, về tổng thể, phải có những phương án để huy động những nguồn lực đầu tư, những chương trình hỗ trợ giúp cho vùng Tây Bắc có thể phát triển, hướng tới hoà nhập với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Đối với PTDLCĐ, mức sống và trình độ dân trí của đại đa số người dân vùng Tây Bắc còn ở mức thấp là những rào cản lớn, rất cần có các chương trình hỗ trợ đặc biệt để đẩy mạnh PTDLCĐ, qua đó đóng góp vào phát triển KTXH, cải thiện mức sống của CĐDC [7].

3.1.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

3.1.3.1. Những kết quả chủ yếu về phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc, Việt Nam

Trong nhiều năm qua, KTXH ở vùng Tây Bắc đã có sự phát triển, hạ tầng được cải thiện và đời sống của CĐDC được nâng cao hơn, theo đó du lịch cũng đã có bước phát triển khả quan [7, 61], biểu hiện ở sự tăng trưởng những chỉ tiêu về PTDL, hệ thống SPDL, CSVCKTDL [3]. Phân tích các chỉ tiêu phát triển du lịch trong báo cáo hàng năm của các tỉnh Tây Bắc [3] cho thấy, trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Tây Bắc bình quân khoảng 17%/năm, tổng thu từ du lịch khoảng 15%/năm, trong đó Hoà Bình vẫn là địa phương có lượng khách và tổng thu từ du lịch cao nhất.

Cùng với sự tăng trưởng khách du lịch, hệ thống CSVCKTDL ở vùng Tây Bắc ngày càng phát triển. Điều này được thể hiện ở sự tăng trưởng của số lượng và chất lượng buồng lưu trú, trong đó Hoà Bình vẫn là địa phương có số buồng lưu trú nhiều (5.419 buồng) và Lai Châu là địa phương có số lượng buồng lưu trú ít nhất với 2.400 buồng (các chỉ tiêu thống kê du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc được thể hiện ở phụ lục 3) [3].

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, so sánh với nhiều địa phương khác, PTDL ở vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều hạn chế. Tổng thu du lịch chiếm tỷ trọng


thấp so với toàn quốc (chưa đến 1%). Khách quốc tế chỉ chiếm trung bình 1,3% và khách nội địa 2,6% so với toàn quốc (xem hình 3.1).

Hình 3 1 Tỷ lệ số lượt khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch của 1

Hình 3.1. Tỷ lệ số lượt khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh vùng Tây Bắc so với toàn quốc, giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Tính toán của nghiên cứu sinh trên cơ sở số liệu từ Tổng cục Du lịch

Phân tích các số liệu thống kê về du lịch của các tỉnh năm 2019 có trong [54] cho thấy: xét về tổng thu du lịch, so với các địa phương trên toàn quốc thì Hòa Bình xếp hạng 25/63, Sơn La 30/63, Điện Biên 42/63 và Lai Châu 50/63. Bên cạnh đó, xét về cơ cấu tổng thu, doanh thu từ ăn uống, cho thuê phòng chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 80%), dịch vụ còn lại chiếm 18% [54, 55]. Du khách đến vùng Tây Bắc có mức chi tiêu còn thấp, chủ yếu do các dịch vụ chất lượng thấp và chưa thực sự hấp dẫn [23, 60]. Những số liệu trên cho thấy, PTDL ở vùng Tây Bắc nhìn chung còn ở mức thấp so với nhiều khu vực khác trên cả nước.

Do địa hình núi cao, trải rộng, điều kiện giao thông đi lại giữa các điểm đến khó khăn và trình độ PTDL chưa đồng đều, hướng khai thác sản phẩm còn trùng lặp, chưa mang tính đặc thù nên du lịch vùng Tây Bắc chỉ mới phát triển tập trung vào một số địa phương, trong khi nhiều địa bàn mặc dù sở hữu tiềm năng vẫn không hấp dẫn được du khách [54]. Nhiều nơi rác thải không được xử lý, thiếu nước mùa khô, rừng bị thu hẹp, thiên tai… đã tác động không tốt đến du lịch, làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận những điểm du lịch. Du khách tăng về số lượng cũng


dẫn đến tình trạng quá tải chất thải ở một số điểm du lịch, dẫn đến môi trường bị suy thoái [60].

3.1.3.2. Phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

Vùng Tây Bắc được coi là nơi đầu tiên có DLCĐ (bản Lác, tỉnh Hòa Bình) [43, 49]. Sau nhiều năm phát triển, đến nay, PTDLCĐ các tỉnh Tây Bắc đã đạt được những thành công nhất định.

Khách du lịch đến các điểm DLCĐ

Phân tích các số liệu thống kê từ các báo cáo của các Sở VHTTDL [3] cho thấy xu hướng gia tăng khách du lịch đến các điểm DLCĐ trong giai đoạn 2015- 2019 (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tổng số lượt khách và số lượt khách đến các điểm du lịch cộng đồng ở các tỉnh vùng Tây Bắc, giai đoạn 2015 -2019

Đơn vị: Nghìn lượt

STT

Tỉnh

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019


1

Hòa Bình

Tổng lượt khách (lượt)

2.700

2.275

2.497

2.695

3.111

Số lượt khách đến các điểm DLCĐ (lượt)

298

315

359

395

471


2

Sơn La

Tổng lượt khách (lượt)

1.272

1.843

2.453

2.490

2.570

Số lượt khách đến các điểm DLCĐ (lượt)

120

180

240

240

250


3

Điện Biên

Tổng lượt khách (lượt)

420

480

428

625

845

Số lượt khách đến các điểm DLCĐ (lượt)

8,20

9,15

8,02

12,07

14,48


4

Lai Châu

Tổng lượt khách (lượt)

183

220

251

300

326

Số lượt khách đến các điểm DLCĐ (lượt)

0,57

0,65

0,88

0,80

1,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở VHTTDL các tỉnh vùng Tây Bắc Điều này cũng phù hợp với xu hướng gia tăng lượng khách đến Tây Bắc trong cùng giai đoạn. Hoà Bình vẫn là địa phương có số lượt khách đến các điểm DLCĐ cao nhất trong vùng và Lai Châu là địa phương xếp cuối cùng. Tỷ lệ khách du lịch đến các điểm DLCĐ so với tổng lượt khách ở mỗi tỉnh cũng khác nhau, theo đó, số khách DLCĐ của Hoà Bình chiếm khoảng 15% tổng lượt khách, trong khi ở Lai Châu, con số này chỉ là 0,3%, phản ánh đúng thực trạng PTDL và


PTDLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, phân tích các số liệu cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng khách đến các điểm DLCĐ ở Hoà Bình và Sơn La cao hơn tốc độ tăng trưởng chung về khách du lịch khoảng 2-4%, cho thấy xu hướng đi DLCĐ đến các tỉnh vùng Tây Bắc tăng dần trong những năm gần đây.

Kết quả điều tra xã hội học của luận án cho đối tượng là khách du lịch đi đến các điểm DLCĐ ở Tây Bắc cho thấy, thời gian chuyến đi bình quân của một khách nội địa đến các tỉnh Tây Bắc là 2,69 ngày (xem mục 6.3, phụ lục 6, phần phụ lục). So với thời gian chuyến đi bình quân của một khách nội địa của Việt Nam là 3,7 ngày thì thời gian chuyến đi bình quân của một khách nội địa đến các tỉnh Tây Bắc là khá thấp [54, 55]. Khách du lịch đến các điểm DLCĐ chi tiêu khoảng 200.000-250.000/ngày/người, thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu trung bình của khách du lịch nội địa trên toàn quốc [60, 61].

Sản phẩm du lịch tại các điểm DLCĐ

Tây Bắc là vùng giàu tiềm năng PTDLCĐ. Những năm qua, đã có nhiều sản phẩm du lịch được chào bán cho khách du lịch, điển hình là [23, 43, 60]:

- Tham quan, tìm hiểu bản làng dân tộc; ngắm cảnh theo mùa nông nghiệp (các mùa hoa, ruộng bậc thang): đây là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Tây Bắc, trên cơ sở khai thác các không gian văn hóa truyền thống với các cảnh quan tự nhiên.

- Thưởng thức ẩm thực địa phương (các món ẩm thực các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao…) với những nét đặc trưng, khác biệt hẳn so với các vùng khác.

- Lưu trú tại homestay: dịch vụ này rất phổ biến ở vùng Tây Bắc. Khách du lịch chủ yếu ở tập thể trong ngôi nhà sàn của người dân. Loại nhà sàn phổ biến nhất là của dân tộc Thái.

- Hoạt động trải nghiệm cuộc sống cộng đồng: du khách có cơ hội làm những công việc thường ngày của CĐDC như: dệt vải, làm cùng một số công việc đồng áng tùy theo mùa vụ như hái mận, hái chè, vắt sữa bò, trồng và chăm sóc hoa... (bản Áng, Mộc Châu – Sơn La); câu cá trong hồ, trồng hoa, trồng lúa với bà con trong bản (bản Hụm, thành phố Sơn La); trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa nước, thu hoạch ngô trên nương (bản Mển, Điện Biên)…


Mặc dù có nhiều sản phẩm, các sản phẩm DLCĐ ở vùng Tây Bắc nhìn chung còn mang tính đại trà, chưa thực sự gắn với bản sắc của CĐDC, dẫn đến việc không tạo được điểm nhấn để thu hút khách [49, 50, 61]. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho mức độ hài lòng của khách DLCĐ ở cả 3 địa phương vùng Tây Bắc chưa cao (xem hình 3.2).

Hình 3 2 Mức độ hài lòng đối với các chuyến đi du lịch cộng đồng ở một 2

Hình 3.2. Mức độ hài lòng đối với các chuyến đi du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc

Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó:1-Rất không hài lòng 5 – Rất hài lòng)

Nguồn: Điều tra khách du lịch của nghiên cứu sinh


Với sự tăng trưởng lượng khách du lịch đến các điểm DLCĐ, PTDLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc đã có những đóng góp nhất định đến phát triển KTXH và nâng cao đời sống CĐDC:

- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: sự PTDLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc đã có đóng góp nhất định vào tổng thu du lịch của địa phương, trong đó Hoà Bình là địa phương có tỷ lệ đóng góp của tổng thu từ khách du lịch đến các điểm DLCĐ vào tổng thu du lịch cao nhất (khoảng 20%) và thấp nhất là Điện Biên (khoảng 0,2%) [3, 45] (xem bảng 3.2.PL, phụ lục 3, phần phụ lục).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023