Thực Trạng Kiểm Tra, Giám Sát Của Ngân Hàng Nhà Nước Đối Với Nợ Xấu Của Các Ngân Hàng Thương Mại


tư mới về trích lập quỹ dự ph ng rủi ro đã cho thấy hiệu quả trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM.

Thứ tư, kết quả khảo sát điều tra ch ra r ng các chuẩn mức nợ xấu do NHNN ban hành đối với NHTM có đóng góp tích cực đối với sự an toàn và phát triển bền vững của NHTM. Điểm trung bình của tiêu chí này đạt 3,840 / 5 điểm.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, m c dù vấn đề nợ xấu đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng vấn đề này của các NHTM Việt Nam vẫn đáng lo ngại, cần phải xử lý triệt để trong thời gian tới. Cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng là 2,46%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam có thể cao hơn nếu tính số nợ xấu các NHTM đã bán cho VAMC chưa thu hồi được, và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Quyết định 780 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN có khả năng chuyển thành nợ xấu. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, quá trình xử lý nợ xấu đối m t với nhiều khó khăn, hoạt động cơ cấu lại hệ thống NHTM phải kết hợp với đổi mới hoạt động quản trị ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và ngày càng phức tạp, tác động tiêu cực đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng và các hoạt động kinh tế, NHNN đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 843/2013/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về phê duyệt Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án Thành lập Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) . NHNN đã yêu cầu các TCTD thực hiện đồng bộ các biện pháp điều hành, đồng thời chấn ch nh hoạt động của các TCTD. Cụ thể, NHNN kiểm soát ch t ch tăng trưởng tín dụng chú trọng cải thiện chất lượng tín dụng. Việc kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro c ng được quan tâm để kiểm soát tình trạng phát sinh thêm nợ xấu. Đáng chú ý, NHNN tập trung kiện toàn khuôn khổ pháp lý có liên quan, tạo thuận lợi cho các hoạt động xử lý nợ xấu như phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự ph ng rủi ro, …

3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với nợ xấu của các ngân hàng thương mại

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khuôn khổ pháp lý về quản lý c ng như kiểm tra, giám sát nợ xấu của các ngân hàng đang từng bước được xây dựng theo các


chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các Luật về NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Thanh tra được ban hành tạo nên môi trường phát triển tin cậy cho các NHTM, đồng thời phát huy chức năng QLNN đối với các NHTM c ng như các TCTD thương mại.

Về cơ cấu bộ máy thanh tra, kiểm tra giám sát các nợ xấu của các NHTM, tổ chức bộ máy giám sát từng bước cơ cấu lại, cải thiện và nâng cao năng lực của công tác kiểm tra, giám sát. Cụ thể, năm 2008 Chính phủ đã cho ph p thành lập cơ quan trực tiếp có trách nhiệm thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN. Đến năm 2013, cơ quan thanh tra tiếp tục được kiện toàn và khẳng định vai trò QLNN đối với nợ xấu của các NHTM.

Theo các chuyên gia, ngoài cơ quan thanh tra thuộc NHNN chịu trách nhiệm trực tiếp về giám sát, kiểm tra hoạt động tín dụng, nợ xấu của ngân hàng, Vụ dự báo thống kê tiền tệ, Vụ tài chính kế toán, Trung tâm thông tin tín dụng đều là các cơ quan có vai tr đảm bảo hiệu quả thanh tra, kiểm tra và giám sát tính hình nợ xấu của các NHTM. Có ba nội dung nhiệm vụ quan trọng NHNN phải thực hiện trong hoạt động kiểm tra giám sát nợ xấu NHTM gồm: thứ nhất, kiểm tra và đánh giá của NHNN về tuân thủ và thực hiện theo các chuẩn mực nợ xấu đã ban hành đối với NHTM; thứ hai, kiểm tra và đánh giá của NHNN về việc thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro của các NHTM theo các chuẩn mực và quy trình cấp tín dụng đã ban hành; thứ ba là kiểm tra, thanh tra, giám sát và đôn đốc của NHNN về việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng tiền dự phòng vào việc xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM.

Thứ nhất, theo kết quả khảo sát điều tra, trong những năm gần đây, NHNN đã làm rất tốt việc kiểm tra và đánh giá các quy định về chuẩn mực nợ xấu của NHTM, mức độ tuân thủ và chất lượng thực hiện đáp ứng các chuẩn mực này. Điểm trung bình của tiêu chí này đạt 4,185, cao nhất trong 03 tiêu chí liên quan đến kiểm tra, giám sát của NHNN đối với nợ xấu của các NHTM. Báo cáo kết quả kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng của NHTM năm 2018 của NHNN cho thấy, giai đoạn 2011- 2015, NHNN đã triển khai 7.137 cuộc thanh tra, kiểm tra.


Thực tế năm 2015, nợ xấu tại các NHTM lại có xu hướng gia tăng, tổng số nợ xấu của 13 ngân hàng đại diện tăng 21,2%, trong đó đáng chú ý, số nợ có khả năng mất vốn ngày càng đột biến, lên tới 23.850 tỷ đồng, chiếm 50,6% tổng số nợ xấu. Vì vậy, trước thực tế đó, năm 2016 và 2017, thanh tra NHNN đã tiến hành 2.511 cuộc thanh tra, kiểm tra. Và riêng trong hai năm này, đoàn kiểm tra của NHNN đã đưa ra 19.960 kiến nghị yêu cầu các NHTM, TCTD kh c phục tồn tại và sai lầm, ban hàng 247 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 17,63 tỷ đồng.

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với nợ xấu của các NHTM

Tổng mẫu N = 162


Tiêu chí

Trung bình

Độ lệch chuẩn

X31 - Kiểm tra và đánh giá các quy định về chuẩn mực nợ

xấu của NHTM, mức độ tuân thủ và chất lượng thực hiện đáp ứng các chuẩn mực này.


4,185


0,921

X32 - Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện cấp tín dụng, quản

lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro của các NHTM theo các chuẩn mực và quy trình cấp tín dụng.


3,796


1,028

X33 - Kiểm tra, thanh tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng tiền dự phòng vào

việc xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM.


4,068


0,933

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 12

Nguồn: Khảo sát điều tra Kết quả phỏng vấn cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN luôn được triển khai nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với nội dung và kế hoạch thanh tra. Việc quản lý, thanh tra và kiểm tra giám sát các hoạt động tín dụng c ng như nợ xấu của các NHTM được thực hiện ho c phối hợp thực hiện giữa các cơ quan từ NHTW đến cơ quan quản lý cấp cao như Bộ Tài Chính, Chính phủ, Quốc hội. Dựa trên hệ thống các văn bản pháp lý và các ch tiêu quản lý tài chính như giới hạn cho vay, bảo lãnh, bảo hiểm rủi ro, hạn mức tín dụng và hạn mức lãi suất cho vay. Đ c biệt trong những năm gần đây, sự phối hợp ch t ch giữa NHNN và cơ quan quản lý các ban ngành tạo điều kiện cho công tác giám sát, đôn đốc kiểm tra và xử lý sau thanh tra được thực hiện ch t ch hơn, phát huy hiệu quả

QLNN đối với nợ xấu của NHTM.


Thứ hai, với số điểm trung bình là 3,796 / 5 điểm, có thể thấy, về công tác kiểm tra và đánh giá của NHNN về việc thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro của các NHTM theo các chuẩn mực và quy trình cấp tín dụng đã ban hành. Năm 2014, thanh tra NHNN đã tập trung thanh tra các NHTM chất lượng thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro của các NHTM. Nhiều đợt thanh tra chuyên đề, chuyên sâu về nội dung cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của các NHTM được thanh tra nhà nước triển khai thực hiện.

Theo quy định của Pháp luật nhà nước, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng có nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và xử lý vi phạm trong việc thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro của các NHTM theo các chuẩn mực. Do đó cơ quan thanh tra của NHNN đang thực hiện phối hợp giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với các NHTM. Hoạt động giám sát từ xa được thực hiện nh m theo dõi thường xuyên thực trạng việc thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro. Trên cơ sở đó, cơ quan thanh tra tổng hợp, theo dõi và phân tích hoạt động liên tục của các ngân hàng, kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm đối với các rủi ro, sai phạm và có biện pháp xử lý chấn ch nh kịp thời.

Năm 2017, NHNN đã ban hành kế hoạch thanh tra kèm theo quyết định số 2336a/QĐ-NHNN ngày 25/11/2016 để thống nhất trong công tác thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính. Trong năm năm trở lại đây, công tác thanh tra chuyên ngành về chất lượng hoạt động tín dụng thường xuyên được thực hiện. Theo ông Đào Minh Tú – phó thống đốc NHNN cho biết, trong quá trình thanh tra, NHNN tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và thực hiện chính sách dự phòng của các NHTM.

Hiện nay, hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng nói chung của NHTM đã có những đổi mới, hoàn thiện hơn so với trước đây. Cụ thể, các hình thức giám sát kết hợp được kết hợp thực hiện giữa hoạt


động giám sát an toàn vĩ mô về chất lượng tín dụng, tình hình cho vay; nội dung thanh tra, giám sát không ch tập trung vào việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các tỷ lệ và giới hạn an toàn. Ngoài ra, năm 2017, NHNN đã ban hành Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 là cơ sở để chuẩn hoá và thực hiện thống nhất về nội dung, trình tự, thủ tục giám sát NHTM trong tất cả các chuyên để và trong cả hệ thống.

Thứ ba, theo kết quả khảo sát điều tra, với số điểm trung bình là 4,068 / 5 điểm, NHNN đã thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và đôn đốc về việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng vào việc xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM. Cơ quan thanh tra của NHNN đang nổ lực thực hiện có hiệu quả nh m kịp thời phát hiện các sai phạm, chấn ch nh và kh c phục hậu quả nh m xây dựng môi trường tài chính vững mạnh cho các NHTM c ng như thị trường tài chính Việt Nam.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy, về m t pháp lý, các nội dung và quy định về giám sát từ xa trong phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro từng bước được xây dựng dựa trên các nguyên t c, chuẩn mực quốc tế. Trên cơ sở kết quả giám sát từ xa đối với phân loại nợ, xử lý rủi ro từ dự phòng, cơ quan thanh tra tổng hợp, theo dõi và phân tích hoạt động liên tục của các ngân hàng, tiến hành thanh tra tại chỗ kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm đối với các rủi ro, sai phạm và có biện pháp xử lý chấn ch nh kịp thời. Vì vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các NHTM đã góp phần đảm bảo an toàn cho từng đơn vị ngân hàng c ng như cả hệ thống các NHTM.

Bên cạnh đó, việc thay đổi phương pháp giám sát c ng với ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ và xử lý dữ liệu, hồ sơ thanh tra kiểm tra đã góp phần nâng cao chất lượng giám sát, kiểm tra và làm nổi bật vai trò thanh tra, giám sát của NHNN. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và đôn đốc của NHNN về việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng vào việc xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM. Cơ quan thanh tra của NHNN đang nổ lực thực hiện có hiệu quả nh m kịp thời phát hiện các sai phạm, chấn ch nh và kh c phục hậu quả


nh m xây dựng môi trường tài chính vững mạnh cho các NHTM c ng như thị trường tài chính.

Nhìn chung, hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát của NHNN về hoạt động tín dụng và tình hình nợ xấu của các NHTM trong những năm gần đây đã dần được hoàn thiện. Trên cơ sở môi trường pháp lý được xây dựng ch t ch , cơ quan thanh tra NHNN phối hợp ch t ch với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ, kết hợp giám sát tuân thủ và giám sát rủi ro từng bước nâng cao hiệu quả giám sát và phát huy vai trò quản lý của NHNN đối với hoạt động tín dụng và tình hình nợ xấu của các NHTM.

3.2.4. Thực trạng xử lý vi phạm của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng

Cùng với việc kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM, NHNN chịu trách nhiệm trong việc kịp thời xử lý những vi phạm của NHTM khi nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng. Việc xử lý vi phạm của các NHTM được thực hiện kịp thời, kh c phục các hậu quả có thể xảy ra, đồng thời ngăn ch n các sai phạm tương tự có thẻ xảy ra trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Hiện nay, NHNN đang có một số biện pháp xử lý thường áp dụng đối với các vi phạm của NHTM khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng, gồm: xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cấp tín dụng và quản lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống các NHTM, điều ch nh và hỗ trợ NHTM nâng cao năng lực tài chính, quản trị và điều hành.

Thứ nhất, theo kết quả khảo sát điều tra, NHNN thực hiện tốt các biện pháp xử lý hành chính đối với các NHTM có hành vi vi phạm pháp luật về cấp tín dụng và quản lý nợ xấu. Điểm trung bình của tiêu chí này theo kết quả khảo sát là 4,099. Năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trong đó nêu rõ chế tài xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm về cấp tín dụng. Tiếp đến năm 2019, Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, mở rộng phạm vi điều


ch nh xử lý vi phạm về mua, bán và xử lý nợ, an toàn công nghệ thông tin trong các hoạt động tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, các vi phạm về cản trở việc thanh tra và không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền c ng được đưa ra hình thức xử phạt cụ thể. Đây được xem là môi trường pháp lý và cơ sở để cơ quan thanh tra NHNN thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong việc xử lý hành chính đối với các vi phạm của NHTM, nâng cao vai trò quản lý của NHNN trong hệ thống ngân hàng và các TCTD.

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thực trạng xử lý vi phạm của NHNN đối với các NHTM khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng

Tổng mẫu N = 162


Tiêu chí

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

X41 - Xử phạt hành chính đối với các NHTM có hành vi vi

phạm pháp luật về cấp tín dụng và quản lý nợ xấu.

4,099

0,973

X42 - Tái cơ cấu hệ thống các NHTM.

3,648

1,089

X43 - Nâng cao năng lực tài chính, quản trị và điều hành của

các NHTM.

3,630

1,009

Nguồn: Khảo sát điều tra Thực tế năm 2016 và 2017, NHNN đã tiến hành 2.511 cuộc điều ra và ban hàng 247 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt thu nộp ngân

sách là 17,63 tỷ đồng. Kết quả xử lý vi phạm hành chính tại các NHTM cho thấy NHNN đã thực hiện nghiêm túc và phát huy trách nhiệm vai trò quản lý của NHNN đối với hoạt động tín dụng, nợ xấu của các NHTM.

Năm 2019, NHNN đã ban hành quyết định số 1178/QDD-NHNN về việc ban hành kế hoạch hành động góp phần hạn chế tín dụng đen, các cơ quan NHNN phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị để phát huy vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu của NHTM Việt Nam. Kết quả thực hiện, chương trình được đánh giá có hoạt động an toàn, hiệu quả và kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm về cấp tín dụng và quản lý nợ xấu.


Các chuyên gia cho r ng, nhìn chung, công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các NHTM có hành vi vi phạm pháp luật về cấp tín dụng và quản lý nợ xấu được thực hiện nghiêm túc và đảm bảo tính răn đe đối với các ngân hàng trong hệ thống NHTM. Cơ quan thanh tra NHNN kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm b ng các biện pháp xử phạt hành chính, các vụ việc có dấu hiệu tội phạm kịp thời điều tra, phát hiện và xử lý trước pháp Luật. Vì vậy nâng cao hiệu quả răn đe và phòng ngừa chung các vi phạm trong lĩnh vực cấp tín dụng và quản lý, xử lý nợ xấu. Qua đó, gián tiếp ch đạo hệ thống ngân hàng quản lý tốt đội ng cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ xấu.

Thứ hai, về các hoạt động tái cơ cấu hệ thống các NHTM của NHNN trong thời gian qua, điểm trung bình của tiêu chí này đạt 3,648 / 5 điểm cho thấy NHNN đã quan tâm và thực hiện tốt việc tái cơ cấu hệ thống các NHTM. Các chuyên gia cho r ng, hoạt động tái cơ cấu hệ thống các NHTM là biện pháp được thực hiện thường xuyên, liên tục trong những năm gần đây nh m nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Năm 2015 là năm cuối c ng trong gia đoạn tái cơ cấu hệ thống NHTM và TCTD trong giai đoạn 2011 – 2015. Vì vậy, năm 2015 được xem là mốc quan trọng đối với NHNN, thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với hệ thống NHTM

Năm 2017, NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp về tái cơ cấu các NHTM nh m nâng cao chất lượng tín dụng g n với kết quả tăng cường xử lý nợ xấu. Đồng thời, NHNN dưới sự ch đạo của Bộ chính trị, Chính phủ đã xây dựng và hoàn thiệt đề án tái cơ cấu g n với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 -2020, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại TCTD. Trong năm này, NHNN tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại TCTD yếu k m để tạo cơ sở cho việc triển khai và thực hiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020 hiệu quả hơn.

Nhìn chung, đánh giá về hoạt động tái cơ cấu hệ thống các NHTM của NHNN về cơ bản đã đạt được kết quả khả quan, bộ máy quản lý, kiểm soát và kiện toàn đã từng bước củng cố. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được thực hiện thường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022