Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội - 18

du lịch và vị thế về du lịch cũng như của một đô thị trung tâm của quốc gia và có sức hấp dẫn quốc tế.

2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Nội

Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thủ đô được xem xét dưới nhiều góc độ, trong đó đặc biệt là các hoạt động kinh doanh như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch,...

2.2.4. Nguồn nhân lực du lịch

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong ngành kinh tế du lịch Hà Nội chiếm 70% tổng số lao động. Trong đó, lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đã chiếm 80% tổng số lao động ngành du lịch. Tuy nhiên, chưa có nhiều những cán bộ được đào tạo nghiệp vụ ở trình độ cao trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng và thực tế ngành kinh tế du lịch ở Hà Nội chưa có định hướng thị trường khách rõ ràng nên nguồn nhân lực phục vụ cho các thị trường rơi vào tình trạng chỗ thiếu trầm trọng, chỗ dư thừa nhiều,...

2.2.5. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế du lịch Hà Nội

2.2.5.1. Kết quả đạt được

- Lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng bình quân hơn 10%/năm, riêng năm 2015 đón 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 triệu lượt khách nội địa.

- Tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân trên 15%, năm 2015 đạt gần 55.000 tỷ đồng.

- Hệ thống cơ sở lưu trú, hoạt động lữ hành, vận chuyển khách du lịch phát triển mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

- Tạo ra hàng chục vạn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân Hà Nội.

2.2.5.2. Hạn chế còn tồn tại

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội - 18

- Hiệu quả kinh tế chưa cao.

- Thiếu những khu, điểm du lịch, tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Kết cấu hạ tầng của thủ đô và các vùng phụ cận chưa theo kịp tốc độ phát triển của du lịch Thủ đô.

- Thiếu các khách sạn có chất lượng dịch vụ từ 3 sao trở lên, hệ thống các nhà hàng lớn, phương tiện vận chuyển khách du lịch,…

- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ nên số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch không phong phú đa dạng.

- Công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm du lịch chưa tương xứng với giá cả.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015

2.3.1. Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến họat động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Luật Du lịch 2005.

- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch 2005.

- Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL của Bộ VHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ- CP ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

- Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Ngoài ra, tại các kỳ họp, UBND TP. Hà Nội đã bàn bạc, thảo luận và thống nhất ban hành một số những Quyết định nhằm quản lý, thúc đẩy nền kinh tế du lịch thủ đô Hà Nội phát triển.

2.3.2. Xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội

Công tác xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển của Sở Du lịch thành phố Hà Nội ngày càng có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, đôi khi việc triển khai xây dựng các đề án phát triển kinh tế du lịch còn chậm so với kế hoạch đã đặt ra.

2.3.3. Tổ chức bộ máy hành chính quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội từng bước được sắp xếp và tinh giản một cách gọn nhẹ, có sự liên kết phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý.

2.3.4. Thực trạng quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh doanh du lịch ở thủ đô Hà Nội

Các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn viên trên địa bàn hoạt động tương đối ổn định và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành.

Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt công tác QLNN đối với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú trên một số mặt sau: Hoạt động thẩm định, tái thẩm định, quyết định xếp hạng; Công tác thanh tra, kiểm tra; Công tác xúc tiến du lịch, quảng bá;…

2.3.5. Quản lý nhà nước về thị trường du lịch và hoạt động của khách du lịch

Về thị trường khách quốc tế và thị trường khách nội địa: thường xuyên điều tra, cập nhật tình hình và diễn biến của thị trường khách du lịch, từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp chỉ đạo thích hợp.

Về QLNN đối với hoạt động của khách du lịch: Công tác quản lý được tiến hành chặt chẽ và có nhiều tiến bộ.

2.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở thủ đô Hà Nội

Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh, diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế cả về quy mô, tính chuyên nghiệp, thiếu sự chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.

2.3.7. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch ở thủ đô Hà Nội

Công tác thanh tra, kiểm tra đã được diễn ra một cách nghiêm túc và toàn diện, nhanh chóng phát hiện ra những sai phạm và áp dụng triệt để chế tài xử phạt theo đúng quy định pháp luật du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự chồng chéo trong công tác kiểm tra giữa các cơ quan chức năng, nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra vẫn còn mang tính hình thức.

2.3.8. Quản lý nguồn nhân lực du lịch ở thủ đô Hà Nội

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch từng bước được cải thiện và nâng cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ với những kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

2.3.9. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật ở thủ đô Hà Nội

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về kinh tế du lịch cho người dân, các chủ thể, nhà đầu tư chưa được thực hiện sâu rộng. Vì vậy, các chủ thể hoạt động kinh doanh chưa nắm rõ pháp luật, thiếu sự hiểu biết về quyền và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.

2.4. Đánh giá về họat động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Hệ thống văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch được xây dựng hoàn thiện và triển khai, áp dụng có hiệu quả trong thực tế.

- Tổ chức bộ máy hành chính QLNN về kinh tế du lịch từng bước được tinh giản gọn nhẹ, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan.

- Hoạt động thẩm định, tái thẩm định, quyết định xếp hạng cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch; hoạt động thẩm định, cấp phép kinh doanh lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo tính minh bạch, công khai.

- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của toàn ngành kinh tế du lịch diễn ra một cách công khai, minh bạch và toàn diện trên toàn bộ hệ thống.

- Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch từng bước được quan tâm, trú trọng đầu tư.

- Chất lượng nguồn nhân lực QLNN về kinh tế du lịch được cải thiện và nâng cao về trình độ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ, cụ thể.

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật mang tính rải rác, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về kinh tế du lịch.

- Công tác triển khai xây dựng và đưa vào thực hiện các đề án phát triển diễn ra còn chậm so với kế hoạch đã đặt ra.

- Công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan có liên quan mới chỉ mang tính hình thức, chưa có sự nắm bắt và hiểu biết cụ thể về tình hình hoạt động quản lý của nhau.

- Công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Phòng Văn hóa- Thông tin thuộc UBND các quận, huyện mới chỉ được thực hiện bước đâu, chưa mang tính chất chuyên sâu nghiệp vụ.

- Công tác theo dõi và quản lý chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch chưa thật sự sát sao, thiếu sự nắm bắt và có cái nhìn tổng quan đúng đắn.

- Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có liên quan vẫn còn tồn tại sự chồng chéo, trùng lặp.

- Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch vẫn còn mang tính bị động, thiếu tính chuyên nghiệp.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức QLNN và cho nguồn nhân lực phục vụ trong ngành kinh tế du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu mới.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bao gồm hai nguyên nhân chính: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hướng phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

3.1.1. Vị trí, tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch Hà Nội trên bản đồ kinh tế du lịch Việt Nam và tổng thể nền kinh tế- xã hội của Thủ đô

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị- hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội của Việt Nam, cùng với những lợi thế có sẵn từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, tôn giáo do lịch sử để lại, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành kinh tế du lịch.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch: Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.

- Chỉ tiêu phát triển: Đến năm 2020 , Hà Nội đón 30 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt 120.000 tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60- 65%. Đào tạo, bồi dưỡng nghề, kiến thức du lịch cho 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch.

Để đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu phát triển trên, Hà Nội cần giải quyết tốt các vấn đề về: khuôn khổ pháp lý, sản phẩm dịch vụ du lịch, công tác triển khai, nguồn nhân lực du lịch.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về định hướng, chiến lược phát triển du lịch thông qua công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Trong quá trình thực hiện Quy hoạch, Sở Du lịch thành phố Hà Nội cần chú trọng theo dõi, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kịp thời.

- Công bố công khai Quy hoạch phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo hoạt động quản lý của Sở, UBND các quận, huyện được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy hoạch.

- Công tác xây dựng đề cương đề án phát triển phải được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo bám sát với nội dung quy hoạch và thực tiễn.

- Quy hoạch đồng bộ các ngành, khu du lịch, thương mại đi liền với các phát triển các phố nghề, làng nghề truyền thống và các ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách kích thích phát triển kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội

- Hoàn thiện và áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, huy động các nguồn lực, đa dạng, xã hội hóa đầu tư, áp dụng hình thức hợp tác công tư, cải cách cơ chế thủ tục cập vốn.

- Hoàn thiện chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực sử dụng dịch vụ du lịch.

- Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2023