Thực Trạng Hoạt Động Fdi Tại Việt Nam Trong Thời Gian Qua

hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thái Lan đưa ra luật xúc tiến thương mại quy định rõ cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư, thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển kinh tế từng giai đoạn, ngắn và trung hạn. Ngoài ra, Thái Lan cũng đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ… Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc chưa tự sản xuất được… Ngoài ra, đất nước này còn có những chính sách ưu đãi về dịch vụ như giá thuê nhà đất, dịch vụ viễn thông, vận tải… để thu hút FDI.

Bên cạnh việc đưa ra những cơ chế chính sách phù hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho sự vận động của FDI, Thái Lan còn rất chú ý đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thị trường lao động của Châu Á nói chung và Thái Lan nói riêng đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, để thu hút được các nhà đầu tư vẫn cần có một nguồn lao động trình độ cao. Thái Lan rất coi trọng đầu tư cho giáo dục đào tạo. Trong các cơ sở giáo dục đào tạo, Thái Lan có những nỗ lực đáng kể để nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy nhằm phục vụ các nhu cầu cụ thể từ các ngành công nghiệp khác nhau, cũng như để nâng cao kỹ năng quản lý và kiến thức. Đối với việc đào tạo nghề, chương trình giảng dạy cũng được cải tiến để hỗ trợ các ngành công nghiệp, đồng thời trau dồi thêm các kĩ năng như tiếng Anh, quản lý kinh doanh, kĩ năng giao tiếp. Trong bảng đánh giá xếp hạng các quốc gia về dịch vụ toàn cầu của tập đoàn AT Kearney (Global Service Location Index 2009), Thái Lan là nước đứng thứ tư trong các quốc gia châu Á về trình độ và sự sẵn có của nguồn lao động. Điều này cho thấy Thái Lan là một quốc gia luôn chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.

2. Kinh nghiệm của Trung Quốc


Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa kinh tế từ năm 1979, và từ đó đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư

trên thế giới. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng nâng lên rõ rệt. Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong những thập kỉ qua chính là sự thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với Trung Quốc, đầu tư nước trực tiếp nước ngoài thực sự trở thành động lực của sự phát triển và chính nó đã đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ đáng kể. Nếu như năm 1999, số dự án đầu tư vào Trung Quốc là 17100 dự án với tổng mức vốn thực hiện vào khoản 40,4 tỷ USD thì tới cuối năm 2009, tổng số dự án tăng lên con số 23435 dự án, tổng vốn thực hiện là 90,03 tỷ USD.3

Có được thành quả đó phải kể đến vai trò trụ cột của QLNN đối với nguồn vốn này. Một số biện pháp, chủ trương mà Trung Quốc đã tiến hành đối với nguồn vốn FDI hiện nay như sau:

Tạo dựng môi trường luật pháp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trung Quốc ban hành hơn 500 văn bản gồm các bộ luật và văn bản pháp quy liên quan đến quan hệ kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tương đối phù hợp với yêu cầu của những quan hệ mở trong nền kinh tế thị trường. Chúng được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản: bình đẳng cùng có lợi.

Trên các nguyên tắc này, Bộ luật đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài ra đời ngày 1- 7-1979 đã đặt nền móng cho các nhà đầu tư vào Trung Quốc. Ngoài ra còn có “Quy định của Quốc vụ viện về việc khích lệ đầu tư của thương gia nước ngoài”, gọi tắt là “22 điều mục” ban hành ngày 11-10-1986. Quy định này nhấn mạnh ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp trên nhiều lĩnh vực để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các chủ trương, biện pháp


3 Nguồn Niên giám Thống kê Trung Quốc http://www.stats.gov.cn/english/

được hướng vào cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi trên nhiều mặt. Trung Quốc đã chủ động bỏ vốn ra xây dựng cải tạo đường sá, bến bãi, cảng nước sâu, sân bay và hệ thống thông tin từ các khoản tiết kiệm trong nước. Điều này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các chủ đầu tư nước ngoài trong việc vận chuyển cũng như thông tin liên lạc khi đầu tư vào Trung Quốc.

Bên cạnh đó Trung Quốc cũng rất coi trọng việc ưu đãi thuế đối với các xí nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, bởi thuế quan hệ trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà đầu tư. Nhằm thu hút họ, Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi thuế và luật pháp hóa chúng như ưu đãi đối với khu vực đầu tư, ưu đãi về kì hạn kinh doanh, ưu đãi cho người đầu tư nước ngoài và đãi ngộ cho hành vi tái đầu tư.

Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư


Một trong những khó khăn các nhà đầu tư gặp phải khi đầu tư vào một nước, đó là thủ tục đầu tư. Nắm bắt được tâm lý này, Trung Quốc đã cải cách hệ thống luật pháp, đơn giản hóa các thủ tục, cởi bỏ hàng loạt các thủ tục hành chính rườm rà nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đăng kí đầu tư vào Trung Quốc. Có thể lấy ví dụ đối với một dự án xây dựng 2000 km đường cao tốc trong vòng 3 năm tại một số tỉnh Trung Quốc. Thay vì lập dự án rồi chờ phê duyệt, Trung Quốc đưa ra quy định cho phép vừa thiết kế, vừa thi công rồi hậu kiểm để đẩy nhanh tiến độ của dự án.

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài


Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tới Trung Quốc thành lập các doanh nghiệp “ba vốn”: doanh nghiệp chung vốn kinh doanh, doanh nghiệp hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều này giúp cho các chủ đầu tư có nhiều lựa chọn về hình thức đầu tư hơn khi đầu tư vào Trung Quốc.

Với những biện pháp, chính sách tiến bộ trên, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng đất nước. Các chuyên gia nước ngoài đánh giá Trung Quốc là nước hiện có môi trường đầu tư phù hợp tới 75% so với tiêu chuẩn thế giới.

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM‌‌

I. Thực trạng hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian qua

1. Thực trạng thu hút FDI4

1.1. Tình hình cấp phép đầu tư


Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.

Thời kỳ 1991 – 1996, được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép, tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) là 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư – kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, lực lượng lao động sẵn có với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Do vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích vực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có biểu hiện khá rõ nét của một động thái thiếu ốn định. Bắt đầu từ năm 1997, nguồn vốn FDI vận động theo xu hướng giảm dần, cho đến năm 1999 là năm có lượng vốn FDI đăng kí thấp nhất kể từ năm 1992.

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ


4 Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài

lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.

Theo đà tăng đó, trong năm 2008 có thêm 397 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 5,2 tỷ USD. Chỉ tỉnh riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm 2008 đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới của một năm trong những năm đầu thế kỷ 21. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đạt mức kỷ lục 66,5 tỷ USD, gấp 3,35 lần so với năm 2007.

Sang năm 2009, một năm chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng vốn FDI có giảm đi rõ rệt. Cả nước có 839 dự án được cấp mới với tổng số vốn đăng ký 16,34 tỷ USD, chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008. Cùng với đó, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng thêm là 5,13 tỷ USD. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008.

Bảng 1.1 : Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1991 - 2008



Số dự

án

Tổng số vốn đăng ký

(triệu USD)(*)

Tổng số vốn thực hiện

(triệu USD)

Tổng số

10981

163607,2

57045,5

1991

152

1291,5

328,8

1992

196

2208,5

574,9

1993

274

3037,4

1017,5

1994

372

4188,4

2040,6

1995

415

6937,2

2556

1996

372

10164,1

2714

1997

349

5590,7

3115

1998

285

5099,9

2367,4

1999

327

2565,4

2334,9

2000

391

2838,9

2413,5

2001

555

3142,8

2450,5

2002

808

2998,8

2591

2003

791

3191,2

2650

2004

811

4547,6

2852,5

2005

970

6839,8

3308,8

2006

987

12004

4100,1

2007

1544

21347,8

8030

2008

1171

64011

11600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - 5

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

Nguồn: Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=8692Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có

hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2009 có gần 5250 dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng thêm hơn 27,8 tỷ USD.

Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với năm trước đó (4,17tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 16% so với dự kiến là 6 tỷ USD), tăng 69% so với 5 năm trước đó. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007, vốn tăng thêm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm tăng trung bình 35%. Năm 2008 và 2009 đều chứng kiến mức tăng cao của vốn đăng ký thêm, đạt mức trên 5 tỷ USD.

Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000; và khoảng 77,3 % trong thời kỳ 2001-2005. Trong hai năm 2006 và 2007, tỷ lệ này tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm. Riêng năm 2008 tỷ lệ các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng đã giảm xuống còn 48,85% về số dự án và 54,12%về vốn đầu tư đăng ký. Sang năm 2009, tỷ lệ vốn tăng thêm nghiêng hẳn về phía các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, với tổng số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD, đạt 74% so với tổng vốn đăng ký tăng thêm.

Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN.

1.2. Quy mô dự án


Quy mô của các dự án FDI thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam. Qua các thời kỳ, quy mô các dự án cũng có nhiều biến động, tăng dần qua các giai đoạn. Trong giai đoạn 1988-1990, quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quan đạt 7,5 triệu USD/ dự án. Đến giai đoạn 1991-1995, quy mô bình quân tăng lên con số 11,6 triệu USD, và đến giai đoạn 1996-2000, con số này đạt mức 12,3 triệu USD. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước đó. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2001-2005, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006-2007, do được sự

quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các dự án lớn, quy mô vốn bình quân của các dự án FDI lại tăng trở lại với con số cao đáng kể ở mức 14,4 triệu USD. Đặc biệt trong năm 2008, năm có mức tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt con số kỷ lục cũng là năm chứng kiến nhiều dự án có mức vốn đầu tư cao với quy mô trung bình đạt 51,47 triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trước.

Đơn vị: Triệu lao động


60

50

40

30

20

10

0

Quy mô dự án


Biểu đồ 1.1: Quy mô dự án qua các năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài


1.3. Cơ cấu vốn FDI từ năm 1988 đến nay

1.3.1. Đầu tư nước ngoài phân theo ngành

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng


Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, bởi đây là ngành có thể tạo cơ sở vật chất vững chắc cho nền kinh tế. Các ngành, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đều được nêu trong danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Trong những năm 1990, thực hiện chủ trương thu hút FDI, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án: sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu có tỷ lệ xuất khẩu từ 50 % hoặc 80% trở lên, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hóa cao. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí