Số Doanh Nghiệp Phân Phối Bán Lẻ Theo Quy Mô Lao Động Đến 31/12 (2004-2006)

đ) Đã xuất hiện hầu hết các loại hình bán lẻ hiện đại, đặc biệt là hệ thống siêu thị. Các phương thức thanh toán tiện dụng bằng thẻ tín dụng cũng đã xuất hiện, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ, vững chắc. Hệ thống phân phối bán lẻ bắt đầu phát triển theo tính chất liên kết và có tính hệ thống trong chuỗi ngành hàng. Đến nay Việt Nam đã hình thành mạng lưới siêu thị ở các thành phố và đô thị lớn trong cả nước và các siêu thị đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một diện mạo mới cho thương mại bán lẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, các phương thức kinh doanh truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hộ gia đình chiếm tỷ trọng khá lớn. Các cửa hàng này phục vụ trên diện rộng đối với cả hàng hóa thực phẩm và phi thực phẩm. Các cửa hàng tạp hóa độc lập vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc kinh doanh các mặt hàng thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

2.1.2.2. Điểm yếu:

a) Thứ nhất, ảnh hưởng từ thói quen mua sắm của người Việt: Phương thứ c chợ truyề n thố ng và các c ửa hàng bán lẻ nhỏ vẫn chiể m đ ến 90% trong thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Việc mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị vẫn mới chỉ phát triển ở một số thành phố lớn hoặc khu đô thị hiện đại.

b) Thứ hai , số lượng doanh nghiệp phân phối bán lẻ nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán, đi kèm với công nghệ, thiết bị lạc hậu. Năm 2006, đa số các doanh nghiệp có quy mô từ 5 – 9 lao động, chỉ có 3 doanh nghiệp có 1000 đến 4999 người. So với năm 2004 là có tăng lên về quy mô nhưng vẫn là rất nhỏ.

Bảng 5: Số doanh nghiệp phân phối bán lẻ theo quy mô lao động đến 31/12 (2004-2006)


Năm


Tổng số doanh nghiệp


Dưới 5

người


Từ 5

đến 9 người

Từ 10

đến 49

người

Từ 50

đến 199

người

Từ 200

đến 299

người

Từ 300

đến 499

người

Từ 500

đến 999

người

Từ 1000

đến 4999

người


1=

2+3+…+9

2

3

4

5

6

7

8

9

2004

11.042

5.437

3.353

1.991

207

28

15

9

2

2005

13.401

6.383

4.291

2.455

219

22

21

7

3

2006

16.313

5.341

8.045

2.654

219

26

14

11

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 6

Nguồn: Tổng cục thống kê (2008), Thực trạng các doanh nghiệp qua kết quả điều tra 2005, 2006, 2007; NXB Thống kê

Nhìn chung quy mô vốn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên thị trường Việt Nam còn nhỏ. Năm 2006 đa số các doanh nghiệp có số vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng (56.11% trên tổng số doanh nghiệp), chỉ có 7 doanh nghiệp có số vốn từ 500 tỷ đồng trở lên. Quy mô vốn nhỏ là trở ngại lớn trong quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp

Bảng 6: Số doanh nghiệp phân phối bán lẻ theo quy mô vốn 2004 – 2006



Năm


Tổng số doanh nghiệp


Dưới

0.5 tỷ đồng

Từ 0.5

đến dưới 1 tỷ

đồng

Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng

Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng

Từ 10

đến dưới 50 tỷ

đồng

Từ 50

đến dưới 200 tỷ đồng

Từ 200

đến dưới 500 tỷ

đồng


Từ 500

tỷ trở lên


1=

2+3+…+9

2

3

4

5

6

7

8

9

2004

11.042

4.932

2.482

3.073

315

197

31

9

3

2005

13.401

5.384

3.196

4.085

428

255

45

6

2

2006

16.313

2.263

4.015

9.153

459

327

77

12

7

Nguồn: Tổng cục thống kê (2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra 2005, 2006, 2007; NXB Thống kê

Do quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, nên khả năng trang bị các trang thiết bị còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chưa áp dụng ISO; việc quản trị hàng tồn kho, xử lý đơn đặt hàng, tổ chức vận chuyển, thông tin và báo cáo… đều còn ở trinh độ công nghệ thấp và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế; tất yếu dẫn đến năng lực cạnh tranh kém, hiệu quả không cao.

c) Thứ ba, nhân lực và kinh nghiệm quản lý: Một trong những điểm yếu nói chung của lao động ở Việt Nam đó là trình độ còn thấp, kinh nghiệm thiếu. Phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động (chiếm 85.06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung. Điều này dẫn đến chi phí đào tạo lao động cao nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ bán hàng của lao động thấp, nên rất hạn chế trong việc phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ bán hàng.

d) Thứ tư, quy hoạch đô thị không đồng bộ, manh mún: Một trong những yếu tố quan trọng để thị trường mặt bằng bán lẻ có thể phát triển, đó là sự tập trung

của khu dân cư cũng như chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên không thể đánh giá cao chất lượng quy hoạch đô thị của Việt Nam hiện nay.

e) Thứ năm, giá thuê mặt bằng quá cao và thủ tục rườm rà: Khiến cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ khó có thể thuê được mặt bằng như mình mong muốn. Theo thống kê tính đến cuối tháng 7/2008, tại Tp. HCM, giá thuê mặt bằng bán lẻ trong khu trung tâm đạt mức trung bình 65 USD/m2/tháng, với những vị trí đẹp giá trung bình đạt đến 85 USD/m2/tháng và mức giá thuê cao nhất tại khu vực này lên tới 250 USD/m2/tháng; giá thuê mặt bằng khu vực ngoài trung tâm rẻ hơn đôi chút đang ở mức trung bình 40 USD/m2/tháng.

Từ ngày 01/01/2009 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường bán lẻ với các nhà phân phối nước ngoài. Những đặc điểm nội tại vốn có, khi được đặt trong hoàn cảnh kinh tế sôi động sẽ làm hé lộ nhiều cơ hội xen lẫn thách thức. Cả cơ hội và thách thức lớn nhất đều là từ việc nhiều hãng bán lẻ nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng sự hiện diện ở Việt Nam. Bourbon, Parkson và Metro đang mở rộng hệ thống cửa hàng tại Việt Nam, trong khi Tesco, Wal-Mart và Carrefour có khả năng sẽ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian không xa. Hiện Metro đang có dự định mở thêm cửa hàng thứ 8 tại Việt Nam. Có nguồn tin cho biết, Parkson có dự định đạt con số 10 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2009. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra, các nhà bán lẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chưa vào nước ta ngay do còn phải giải quyết các vấn đề ở nước sở tại cũng như cần thời gian để nghiên cứu sâu sắc hơn về thị trường và quản trị rủi ro cũng như cấu trúc lại nguồn vốn. Vì vậy, dự báo năm 2009, thị trường bán lẻ sẽ chưa có nhiều thay đổi so với năm 2008. Tác động của việc mở cửa toàn phần thị trường bán lẻ đối với các nhà bán lẻ quốc tế theo cam kết với WTO được dự báo sẽ chưa tạo ra những tác động sâu sắc đến thị trường bán lẻ trong nước trong năm 2009, nhưng đây sẽ là một năm có nhiều ảnh hưởng đến những năm tiếp theo, khi nền kinh tế thế giới phục hồi và các nhà bán lẻ quốc tế tiếp tục các kế hoạch mở rộng của mình.

2.2. Cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ bán lẻ‌

2.2.1. Mở cửa dịch vụ trong WTO

Hiệp định GATS đưa ra các nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực pháp lý quốc tế để điều chỉnh những khía cạnh thương mại trong việc cung ứng dịch vụ giữa các nước thành viên của WTO và đặt nền tảng cho việc cung ứng các dịch vụ giữa các nước thành viên của WTO, đặt nền tảng cho việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý toàn diện hơn trong tương lai để điều chỉnh lĩnh vực còn rất mới, rất phức tạp nhưng đầy triển vọng của thương mại quốc tế, đó là thương mại dịch vụ. Các nguyên tắc này một mặt thúc đẩy tự do hóa và mở cửa thị trường về thương mại dịch vụ, mặt khác tạo sự cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên, đặc biệt là dành cho các nước đang và kém phát triển những cơ hội tham gia vào thương mại dịch vụ quốc tế

Các nguyên tắc cơ bản quy định trong GATS bao gồm:

1) Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)


Theo nguyên tắc này, chính phủ của nước thành viên không được phép phân biệt đối xử giữa các dịch vụ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác mà phải dành cho họ sự đối xử không kém phần ưu đãi so với mức mà nước thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho bên thứ ba nào đó.

2) Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và tiếp cận thị trường


Theo đó, những lĩnh vực đã được ghi trong Danh mục cam kết cụ thể, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của nước mình. Sự đối xử không thoả mãn yêu cầu của nguyên tắc đối xử quốc gia là sự đối xử làm cho điều kiện cạnh tranh có lợi hơn cho dịch vụ hay người cung cấp dịch vụ trong nước so với dịch vụ hay người cung cấp dịch vụ nước ngoài.

3) Nguyên tắc minh bạch hoá hệ thống chính sách

Theo GATS việc tự do hoá thương mại dịch vụ sẽ không thể có được nếu các nhà cung cấp dịch vụ thiếu đi các thông tin cần thiết về các quy định mà họ phải tuân thủ khi tham gia vào thị trường của một nước khác. Do vậy GATS quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ minh bạch các chính sách của các nước thành viên WTO, đặc biệt thông qua các quy định và các văn bản pháp lý liên quan.

4) Công nhận lẫn nhau


GATS quy định các nước thành viên phải tạo ra các cơ hội ngang bằng về việc đàm phán gia nhập đối với bất cứ một nước thành viên nào có quan tâm về các thoả thuận hoặc hiệp định công nhận mà nước thành viên đó đã thoả thuận hoặc ký kết với một nước thành viên khác. Các thoả thuận này phải mang tính không phân biệt đối xử và không được sử dụng như là công cụ cho bảo hộ trá hình.

5) Độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ


Theo quy định tại Điều 8 của GATS, các nước thành viên có thể cho một số ngành dịch vụ được hưởng độc quyền và đặc quyền. Điều này là hoàn toàn hợp pháp và GATS không ngăn cản việc duy trì hình thức độc quyền như vậy nhưng yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo rằng hoạt động của người cung cấp dịch vụ độc quyền phải phù hợp với các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ đã cam kết của nước thành viên đó.

Các hoạt động thương mại dịch vụ trong phạm vi quốc tế được quy định trong GATS theo những quy chuẩn pháp lý quốc tế dựa trên 4 phương thức cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận (Điều I, khoản 2 Hiệp định GATS), đó là :

Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới - dịch vụ được cung cấp từ một nước sang một nước khác (ví dụ: Công ty tư vấn tài chính của Mỹ tư vấn cho một công ty Việt Nam bằng điện thoại). Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ là đi qua biên giới, còn người cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước nhận dịch vụ;

Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ- người tiêu dùng của một nước (hoặc tài sản của họ) tiêu dùng dịch vụ tại lãnh thổ của nước khác. Ví dụ, người du lịch Việt

Nam đi du lịch sang Trung Quốc theo tuyến du lịch do công ty Việt Nam đứng ra tổ chức. Hoặc trong trường hợp tàu biển của Việt Nam được đưa ra nước ngoài để sửa chữa thì cũng chính là việc Việt Nam đã nhập khẩu dịch vụ từ nước ngoài.

Phương thức 3: Hiện diện thương mại - một công ty nước ngoài thành lập chi nhánh hoặc công ty con để cung cấp dịch vụ tại một nước thành viên khác. Ví dụ như một ngân hàng của Mỹ lập chi nhánh tại Việt Nam. Phương thức này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư tại thị trường nước khác để thiết lập công việc kinh doanh.

Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân một nước thành viên trực tiếp cung cấp dịch vụ tại nước thành viên khác. Ví dụ, ca sỹ của Hàn quốc tới Việt Nam biểu diễn theo các chương trình do các nhà tổ chức Việt Nam thực hiện.

Việc yêu cầu các nước mở cửa thị trường cho thương mại dịch vụ thế giới phát triển thông qua 4 phương thức cung cấp dịch vụ với các nguyên tắc cơ bản của WTO về MFN, NT, kể cả cạnh tranh trong GATS dẫn đến việc GATS sẽ có tác động lớn đến sự thay đổi và phát triển của pháp luật của các nước thành viên. Mặc dù vậy, thúc đẩy mở cửa thị trường về dịch vụ của GATS không phải là việc đòi hỏi phải phá bỏ những quy định luật pháp của các quốc gia thành viên mà là việc thúc đẩy nỗ lực của các thành viên trong việc hoàn thiện luật pháp quốc gia cho phù hợp với « luật chơi » quốc tế, có tính đến đặc điểm và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của từng quốc gia.


2.2.2. Nội dung cam kết

2.2.2.1. Các cam kết chung của Việt Nam về thương mại dịch vụ

Trong biểu cam kết mở cửa dịch vụ của Việt Nam, chúng ta có cam kết chung cho tất cả các ngành, phân ngành dịch vụ và cam kết cụ thể cho từng ngành

- Đối với phương thức 1 và phương thức 2 nói chung, nước ta cam kết không hạn chế (có một vài dịch vụ cá biệt có hạn chế đưa vào cam kết cụ thể).

- Đối với phương thức 3, nước ta cam kết không hạn chế và đưa ra một số loại trừ sau : Văn phòng đại diện công ty nước ngoài thành lập ở Việt nam không được hoạt

động sinh lợi trực tiếp (trực tiếp kinh doanh) ; chưa cam kết việc thành lập chi nhánh (trừ một số phân ngành cụ thể) ; các hợp đồng ký kết trước khi vào WTO sẽ không bị hạn chế theo cam kết mới ; doanh nghiệp FDI được thuê đất thực hiện dự án ; vốn cổ phần nước ngoài nằm trong doanh nghiệp cổ phần Việt Nam không vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Sau 1 năm bỏ hạn chế 30% vốn này (trừ ngân hàng thương mại và một số ngành dịch vụ cụ thể).

- Đối với phương thức 4 : chúng ta chưa cam kết, trừ trường hợp nhập cảnh và lưu trú tạm thời của thể nhân trong các nhóm : (i) Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp đang hiện diện thương mại ở Việt Nam đối với các chức danh quản lý, giám đốc và chuyên gia. Thời hạn lưu trú 3 năm và có thể gia hạn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải đảm bảo tuyển dụng ít nhất 20% công dân Việt Nam trong tổng số lao động làm quản lý, giám đốc và chuyên gia của doanh nghiệp. (ii) Người chào bán dịch vụ, người có trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (mà không có hiện diện thương mại) ; được nhập cảnh và lưu trú không quá 90 ngày nhưng không được trực tiếp bán hoặc cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

2.2.2.2.Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối

Phân phối là khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Dịch vụ phân phối là một trong 12 ngành dịch vụ. WTO xác định dịch vụ phân phối gồm 4 nhóm chính :

- Đại lý ủy quyền

- Dịch vụ bán buôn

- Dịch vụ bán lẻ

- Nhượng quyền kinh doanh (franchising).

Việt Nam không cam kết các mặt hàng sau : thuốc lá và xì gà ; sách báo ; tạp chí và vật phẩm đã ghi hình ; kim loại quý, đá quý ; dược phẩm ; thuốc nổ ; dầu thô và đã chế biến ; gạo ; đường mía và đường củ cải.

Việt Nam cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với 4 nhóm dịch vụ phân phối : 1. Dịch vụ đại lý hoa hồng ; 2. Dịch vụ bán buôn ; 3. Dịch vụ bán lẻ ; 4. Nhượng quyền thương mại. Cụ thể cam kết về dịch vụ phân phối, xem tại Phụ lục 1.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí