Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Về Quản Lý Nhà Nước Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Cho Việt Nam.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu quả, tiến hành sát nhập, cải tổ, liên hợp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các kênh lưu thông vốn, thu hút vốn trên thị trường trong nước. Khuyến khích các ngân hàng duy trì các khoản vay cho các doanh nghiệp phát triển tốt.

- Tích cực thúc đẩy thị trường phân phối và lưu thông hàng hóa mở cửa ra bên ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp lớn và vừa nước ngoài đến Trung Quốc. Đặc biệt Trung Quốc cũng khuyến khích các nhà bán lẻ của mình đầu tư ra nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường các nước trong khu vực, thậm chí cả các nước phát triển như EU và Hoa Kỳ.

(e) Tăng cường điều tiết giữa các ban ngành Chính phủ liên quan tới quản lý phân phối và lưu thông hàng hóa bởi quản lý phân phối và lưu thông hàng hóa liên quan tới nhiều ngành như hàng không, đường sắt, giao thông, thương mại…


1.3.3. Thái Lan.

Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, thương mại truyền thống vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống bán lẻ Thái Lan. Lúc đó hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 30% tổng số thương mại của nước này. Nhưng hiện nay, hệ thống bán lẻ hiện đại của Thái Lan có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của hệ thống bán lẻ truyền thống và còn tiếp tục tăng do các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ mở thêm các siêu thị và đại siêu thị tại Thái Lan. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các siêu thị vẫn là các chợ truyền thống. Số lượng các cửa hàng hiện đại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số cửa hàng bán lẻ của Thái Lan nhưng doanh thu của chúng lại chiếm hơn quá nửa tổng doanh số bán lẻ của Thái Lan. Trong số các cửa hàng hiện đại, cửa hàng giảm giá, cửa hàng bách hóa lớn, đại siêu thị chiếm ưu thế, kế tiếp là các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện dụng và mô thình Cash & Carry, cuối cùng là siêu thị truyền thống.

Hệ thống cửa hàng tiêu dùng ở Thái Lan (số liệu năm 2002)

* Mô hình hiện đại: 4.879 cái, trong đó


Các cửa hàng giảm giá

114 (gồm 93 đại siêu thị, 21 siêu thị bán buôn)

Cửa hàng bách hóa

236

Siêu thị

247

Cửa hàng tiện lợi

3.650

Cửa hàng tươi sống/ đặc sản

650

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 5

* Cửa hàng truyền thống: 297.405 cái, lớn gấp nhiều lần mô hình cửa hàng hiện đại bao gồm các chợ rau quả, cửa hiệu tạp hóa và các nhà bán buôn địa phương

Chính phủ Thái Lan đã đề ra một số chính sách nhằm trợ giúp các mô hình bán lẻ truyền thống như sau:

- Tăng nội lực và sức cạnh tranh của các cửa hàng bán lẻ vừa và nhỏ, đặc biệt là hình thức kinh doanh truyền thống.

- Tổ chức các cuộc hội thảo trên toàn quốc cho chủ các cửa hàng bán lẻ truyền thống nhỏ để tăng nhận thức về sức ép cạnh tranh từ các cửa hàng ưu đãi giảm giá và thay đổi đối xử với khách hàng

- Tổ chức đào tạo trên toàn quốc để tăng hiểu biết cửa các chủ cửa hàng nhỏ bán lè truyền thống bề quản lý và tham gia bán lẻ hiện đại phù hợp với môi trường biến động.

- Hiện đại hóa các cửa hàng nhỏ bán lẻ truyền thống thông qua việc cử các đội chuyên gia bán lẻ phát triển diện mạo cửa hàng giống như “cửa hàng tiện lợi”

- Trợ giúp các cửa hàng bán lẻ vừa và nhỏ để tăng khả năng kinh doanh


1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý Nhà nước các doanh nghiệp bán lẻ cho Việt Nam.

Từ kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối và đặc biệt là bán lẻ thông qua công tác quản lý Nhà nước của một số quốc gia ở trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Để vừa phù hợp với trình độ và quy mô của thị trường trong nước, đồng thời phải đi tắt đón đầu để hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới nên một mặt phải mở rộng các quan hệ phân phối bán lẻ trực tiếp ở khu vực thị trường trung tâm qua

mạng lưới chợ, qua các hội chợ; mặt khác phải tăng cường các yếu tố cho sự phát triển của các phương thức phân phối tiến bộ thông qua phát triển các hệ thống phân phối hiện đại được các nhà bán lẻ chuyên nghiệp tổ chức và điều phối.

- Việc xây dựng hệ thống luật pháp chi phối các hoạt động phân phối bán lẻ trên thị trường nhằm tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa hiệu quả cần phải được đặc biệt quan tâm. Hệ thống luật pháp phải tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là một yếu tố điều kiện quan trọng để khuyến khích mọi loại hình kinh doanh tham gia phát triển các hệ thống phân phối cạnh tranh.

- Hiện đại hóa hệ thống phân phối bán lẻ thông qua thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các chuỗi siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tổng hợp và chuyên doanh, các trung tâm bán buôn và mua bán hàng hóa. Sự có mặt các công ty thương mại đa quốc gia là những nhân tố cân thiết thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển các hệ thống phân phối hiện đại

- Chính phủ không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp, song phải coi trọng việc hỗ trợ để các doanh nghiệp bán lẻ phát triển các hệ thống phân phối của mình, thông qua các chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp thương mại trong nước để cạnh tranh với được với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại cho phát triển các hệ thống phân phối hiệu quả. Phát triển hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, hệ thống kho tàng, bến bãi… chính là tạo lập các điều kiện để xây dựng các hệ thống phân phối hiện đại.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG‌‌

VIỆT NAM

2.1. Tổng quan chung về doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam có thể được mô tả khái quát như sau: các cửa hàng tạp hóa bán lẻ, các cửa hàng trung tâm với diện tích lớn và vị trí thuận tiện, các chợ đầu mối và chợ truyền thống, hệ thống bán hàng lưu động (hàng rong), các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt.

Các cửa hàng bán lẻ đã tồn tại từ lâu và đến nay vẫn chiếm tới 90% tổng lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay, các cửa hàng bán lẻ đã có sự thay đổi căn bản ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với sự phân hóa khá rõ về chủng loại hàng hóa và cách thức trưng bày. Ở các thành phố này, các cửa hàng bán lẻ đã không còn mang tính tạp hóa nữa mà mang tính “bán lẻ” – chủng loại mặt hàng giảm đi và số lượng các thương hiệu của cùng chủng loại tăng lên.

Các cửa hàng trung tâm với diện tích lớn và vị trí thuận tiên hiện nay chưa nhiều, nhưng có thể nói đó là tương lai của thị trường bán lẻ hàng cao cấp. Quản lý trung tâm là các công ty chuyên nghiệp với các công thức hoạt động được lập trình sẵn và các tiêu chí đánh giá hoạt động dài hạn.

Các chợ đầu mối sẽ là kênh phân phối bị ảnh hưởng mạnh nhất khi Việt Nam tham gia vào WTO. Đây là nơi mà sản phẩm sẽ được quyết định bởi hai nguồn lực: vốn cung ứng và sức mạnh thuyết phục hệ thống phân phối. Chợ truyền thống là một trong những kênh lưu thông bán lẻ hàng hóa khá quan trọng đối với khu vực nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa càng phát triển thì tỷ trọng của nó càng giảm, nhưng nó không thể mất đi mà biến đổi và phục hồi gắn với các nét sinh hoạt văn hóa và du lịch.

Hệ thống bán hàng lưu động (hàng rong): Hệ thống này rất hiệu quả ở các vùng quê nhưng nguồn hàng cung cấp của hệ thống này chính là các đại lý nhỏ hoặc thậm chí là các cửa hàng tạp hóa bán lẻ. Do đó hệ thống này góp phần tăng sức mạnh của hệ thống tạp hóa bán lẻ

Các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt: các cửa hàng này chỉ bán một chủng loại sản phẩm, có thể bán lẻ và cũng có thể cung cấp số lượng lớn theo yêu cầu. Các cửa hàng này thường có uy tín cao trong chuyên môn thẩm định chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới. Các cửa hàng này cũng có giá trị rất cao trong việc thuyết phục người mua hàng sẽ tiêu thụ sản phẩm nào và nếu thành công thì việc tiếp tục tiêu thụ trong một thời gian dài là đều có thể hi vọng được.

Mặc dù quá trình hội nhập và sự phát triển của sản xuất kinh doanh đã tạo nên những bước tiến đáng kể trong hệ thống phân phối nhưng cho đến nay về cơ bản thị trường và người tiêu dùng Việt Nam vẫn hoàn toàn khác với những nước phát triển, với hàng trăm ngàn các cửa hiệu bán hàng phân bố từ thành thị tới nông thôn, luôn đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Khác hẳn hành vi mua hàng tại các nước phát triển, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen mua hàng hằng ngày thay vì tới siêu thị vào ngày cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả tuần. Vì vậy, hệ thống các cửa hàng gần khu dân cư vẫn đang đóng một tỷ lệ lớn nhất trong toàn bộ hệ thống phân phối của thị trường Việt Nam.


2.1.2. Đặc điểm

Hình thức bán lẻ chủ yếu ở nước ta trước đây là chợ truyền thống và các cửa hàng mặt tiền nhỏ. Khi hoạt động thương mại phát triển, mặt bằng kinh doanh cũng có những vận động đặc thù. Ví dụ như trước đây, để tránh bị đánh thuế mặt tiền cửa hàng, người ta đã tạo ra kiểu nhà ống hẹp ngang, sâu hun hút đặc trưng của nhà phố cổ Hà Nội.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường đòi hỏi ngành bán lẻ phải có những mặt bằng mới, hiện đại và tiện dụng hơn. Do đó, các kênh bán hàng hiện đại đã xuất

hiện ở nước ta và ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và 2 trung tâm thương mại thì đến năm 2007 đã có ít nhất 140 siêu thị và đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại và gần 1 triệu m2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư. Đến năm 2008, Việt Nam đã có khoảng 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại và gần

2.000 cửa hàng tiện ích. Dự kiến đến năm 2010, số siêu thị và trung tâm thương mại sẽ tăng lần lượt là 62,5% và 150%.

Dù phát triển nhanh và đầy cơ hội nhưng bên cạnh các yếu tố thuận lợi, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức cần phải vượt qua.


2.1.2.1. Điểm mạnh


Thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới.


a) Dân số đông, trẻ với dân số 85 triệu dân, trong đó 79 triệu người dưới 65 tuổi, khoảng 60 triệu người tiêu dùng, dự báo đến năm 2018 là 95 triệu dân và 70 triệu người tiêu dùng. Lực lượng người tiêu dùng trẻ này dễ dàng tiếp nhận hình thức bán hàng trực tiếp mới, sự hiểu biết về sản phẩm ngày càng được nâng cao.


b) Thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng, trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500-1.000 USD/tháng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á. Người Việt Nam tiêu dùng trung bình khoảng 70% thu nhập hàng tháng. Điều này ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm vừa qua, ví dụ như những năm trước, mức này luôn đạt bình quân 20%, thì đến năm 2007 đã tăng lên 25 – 27%… Doanh số bán lẻ toàn Việt Nam ước tính đến hết năm 2008 đạt 54,3 tỷ USD, tăng 20,5% so với 2007. Tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại của người Việt Nam đã tăng từ 9% năm 2005 lên 14% năm 2007 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010.



40

35

30

25

% 20

15

10

5

0

Bảng 2: Tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại

37

24

24

15

14

9

Cả nước

HN - Tp. HCM

2005 2007 2010 (dự

kiến)

Nguồn: http://www.saga.vn/view.aspx?id=15205


c) Việt Nam được xếp hạng cao về thái độ lạc quan của người tiêu dùng, xếp thứ 5 về chỉ số lòng tin của người tiêu dùng (Consumer confidence index). Bên cạnh đó, năm 2007 Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 4 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới (sau Ấn Độ, Nga, và Trung Quốc - theo A.T Kearney) và năm 2008 đã vươn lên đứng đầu.

d) Thị trường bán lẻ trị giá hơn 40 tỷ USD/ 1 năm. Số lượng doanh nghiệp bán lẻ tăng tương đối nhanh qua các năm, đặc biệt từ năm 2004 đến năm 2006. Tính đến cuối năm 2006, số doanh nghiệp phân phối bán lẻ thực tế đang hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước là 16.313 doanh nghiệp, tăng 2.912 doanh nghiệp so với 2005 và 8.785 doanh nghiệp so với năm 2000.

Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp phân phối bán lẻ 2000 -2006


Số doanh nghiệp

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

7.528

8.490

8.955

9.384

11.042

13.401

16.313

Nguồn: Tổng cục thống kê (2000 - 2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng liên tục tăng với tốc độ cao và ổn định. Tổng mức bán lẻ xã hội năm 2006 đạt 596207.1 tỷ đồng tăng 20.9% so với năm 2005, sơ bộ ước tính năm 2007 đạt tới 731809.7 tỷ đồng và nửa đầu năm 2008 đã đạt 450.000 tỷ đồng

Bảng 4: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2000 – 2007



Năm


Tổng số

Chia ra

Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài Nhà nước

Kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (tỷ đồng)

2000

220410,6

39205,7

177743,9

3461,0

2001

245315,0

40956,0

200363,0

3996,0

2002

280884,0

45525,4

224436,4

10922,2

2003

333809,3

52381,8

267724,8

13702,7

2004

398524,5

59818,2

323586,1

15120,2

2005

480293,5

62175,6

399870,7

18247,2

2006

596207,1

75314,0

498610,1

22283,0

Sơ bộ 2007

731809,7

74556,8

629000,3

28252,6

Cơ cấu %

2000

100,0

17,8

80,6

1,6

2001

100,0

16,7

81,7

1,6

2002

100,0

16,2

79,9

3,9

2003

100,0

15,7

80,2

4,1

2004

100,0

15,0

81,2

3,8

2005

100,0

12,9

83,3

3,8

2006

100,0

12,7

83,6

3,7

Sơ bộ 2007

100,0

10,2

85,9

3,9

Nguồn: Tổng cục thống kê (2007), Niên giám thống kê, NXB Thống kê.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí