Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 2

vụ đại lý ăn hoa hồng, các dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ cấp quyền kinh doanh, các dịch vụ phân phối khác.

1.1.2.2. Vị trí của doanh nghiệp bán lẻ trong hệ thống phân phối

Phân phối là quá trình lưu thông hàng hóa từ nhà chế tạo/sản xuất hay nhập khẩu tới các nhà phân phối trực tiếp/các đại lý bán hàng; hay các công ty thương mại, các đối tác thu mua tới tay người tiêu dùng/các khách hàng kinh doanh, nhà chuyên môn (các trung gian phân phối). Dù hoạt động phân phối có thể do chính người sản xuất thực hiện hay do các trung gian đảm nhiệm theo yêu cầu của người sản xuất, nó luôn được coi là chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng, hoạt động phân phối được thể hiện chủ yếu tại các cửa hàng bán lẻ. Vậy nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng của quá trình biến đổi, vận chuyển, dự trữ và đưa hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Vị trí đó được thể hiện trong sơ đồ các kênh phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng sau đây:

Sơ đồ 1: Các kênh phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất cho tới người tiêu thụ cuối cùng5



5 Bộ Công thương. Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (2008), WTO và hệ thống phân phối Việt Nam, NXB Lao động, trang 6

1.1.2.3. Chức năng của doanh nghiệp bán lẻ:

Nhà bán lẻ là một trung gian trong hệ thống phân phối, do đó nhà bán lẻ mang đầy đủ chức năng của một thành viên trong kênh phân phối6:

- Thứ nhất, nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo thuận lợi cho việc trao đổi

- Thứ hai, kích thích tiêu thụ - soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa

- Thứ ba, thiết lập các mối liên hệ - tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm ẩn.

- Thứ tư, hoàn thiện hàng hóa – làm cho hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của người mua.

- Thứ năm, tiến hành thương lượng – những việc thỏa thuận về giá cả và những điều kiện khác để thực hiện bước tiếp theo là chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng

- Thứ sáu, tổ chức lưu thông hàng hóa – vận chuyển và bảo quản, dự trữ hàng hóa

- Thứ bảy, đảm bảo kinh phí – tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bù đắp các chi phí hoạt động

- Chấp nhận rủi ro – gánh chịu trách nhiệm về hoạt động của kênh.

Việc thực hiện năm chức năng đầu hỗ trợ cho nhà bán lẻ ký kết các hợp đồng, còn việc thực hiện ba chức năng còn lại thì hỗ trợ cho việc hoàn tất thương vụ đã ký kết.


1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ:

Để làm rõ hơn cách phân loại các nhà bán lẻ đã được đề cập ở phần 1 về khái niệm bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ, người viết xin phân tích cụ thể hơn các phương thức phân loại cửa hàng bán lẻ và đặc điểm của các loại hình bán lẻ đó:

1.1.3.1. Phân loại theo mức độ cung cấp dịch vụ



6 Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, NXB Lao động – xã hội, trang 289

Theo số lượng dịch vụ nhà bán lẻ cung cấp, người ta chia thành 4 loại: những cửa hàng bán lẻ tự phục vụ, những cửa hàng bán lẻ tự do lựa chọn hàng hóa có người bán hàng để giúp đỡ, cửa hàng bán lẻ phục vụ hạn chế, cửa hàng bán lẻ phục vụ đầy đủ

Bảng 1: Phân loại loại hình bán lẻ theo chỉ tiêu khối lượng dịch vụ cho người tiêu dùng


Tự phục vụ

Tự do lựa chọn

Phục vụ hạn chế

Phục vụ đầy đủ

Đặc điểm

nổi bật

- Số dịch vụ tối thiểu: Người tiêu dùng sẵn sàng tự tìm, so sánh và lựa chọn hàng hóa

- Giá cả hấp dẫn

- Bán những mặt hàng chủ yếu, thường dùng

- Số dịch vụ hạn chế: Có người bán hàng giúp đỡ

- Giá cả hấp dẫn

- Bán những mặt hàng chủ yếu thường dùng

- Bán những mặt hàng thường ngày

- Có nhiều dạng dịch vụ: Mức độ giúp đỡ cao hơn từ phía nhân viên, người tiêu dùng được hưởng dịch vụ bán trả góp hoặc trả lại hàng đã mua

- Bán những mặt

hàng cần lựa chọn trước

- Có rất nhiều dạng dịch vụ: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

- Bán hàng thời thượng

- Bán những mặt hàng cho nhu cầu đặc biệt

Ví dụ

- Cửa hàng kem bán lẻ, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng hạ giá, cửa hàng bán qua bưu điện, máy bán

hàng tự động

Cửa hàng hạ giá, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán qua bưu điện

Bán hàng lưu động, cửa hàng bách hóa, cửa hàng bán qua điện thoại, cửa hàng tạp hóa

Cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa tổng hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 2


1.1.3.2. Phân loại theo chủng loại hàng hóa được bán

Theo nghĩa rộng ra có thể nói về chiều rộng và mức độ phong phú của chủng loại hàng hóa và dựa vào những đặc điểm đó để phân ra những kiểu cửa hàng chủ

yếu: cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng bán hàng tiêu dùng thường ngày, phức hợp thương mại.

- Cửa hàng chuyên doanh: bán một số chủng loại hàng hóa thuộc dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu, nhưng rất phong phú.Ví dụ cửa hàng quần áo, cửa hàng chỉ bán giày thể thao, cửa hàng chỉ bán máy tính.

- Cửa hàng bách hóa tổng hợp: bán một số nhóm chủng loại hàng, mỗi nhóm chủng loại do một bộ phận cửa hàng chuyên trách. Đứng đầu các bộ phận này là người thu mua hay người bán.

- Các siêu thị: Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

- Cửa hàng phục vụ nhu cầu thường ngày: Thường là các cửa hàng thực phẩm có quy mô tương đối nhỏ và nằm ở gần các khu dân cư, mở cửa tất cả các ngày trong tuần và đến khuya, bán một số chủng loại hàng thông dụng thường ngày với tốc độ quay vòng cao. Các cửa hàng này làm việc kéo dài và chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong trường hợp “chữa cháy” nên thường bán với giá tương đối cao hơn. Nhưng chúng đáp ứng được một trong những nhu cầu tiêu dùng quan trọng và người ta sẵn sàng trả giá cho những sự thuận tiện đã tạo ra cho họ. Hiện nay mô hình cửa hàng này ở Việt Nam còn được biết đến với tên gọi cửa hàng tiện ích, cửa hàng tiện dụng. Ngoài ra trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng còn xuất hiện mô hình “cây xăng – cửa hàng”. Các cửa hàng bán lẻ này nằm kế bên trạm xăng, và người mua xăng có thể kết hợp mua rất nhiều mặt hàng tiêu dùng thường ngày như bánh mì, sữa, thuốc lá, bánh ngọt, cà phê…

- Siêu thị liên hợp, siêu thị bách hóa và các tổ hợp thương mại: kiểu cửa hàng vượt hơn hẳn siêu thị thông thường về quy mô. Siêu thị liên hợp là dạng siêu thị với chủng loại hàng được mở rộng do có bán cả thuốc không cần toa và thuốc theo toa. Siêu thị bách hóa có quy mô diện tích lớn hơn siêu thị thông thường , cố gắng thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm cũng như về hàng hóa không phải thực phẩm thường dùng. Ở các siêu thị bách hóa chính vì chủng loại mặt

hàng rộng nên giá cả thường cao hơn so với giá ở các siêu thị thông thường. Tổ hợp thương mại vượt cả những siêu thị bách hóa về quy mô và diện tích, bao gồm siêu thị, cửa hàng hạ giá và kho – cửa hàng bán lẻ. Chủng loại mặt hàng vượt ra ngoài phạm vi những hàng hóa thông thường, bao gồm cả đồ gỗ, đồ điện gia dụng lớn và nhỏ, quần áo và rất nhiều các mặt hàng khác. So với mức giá thông thường của các siêu thị bách hóa, các tổ hợp thương mại áp dụng giá có chiết khấu.

1.1.3.3. Phân loại theo sự quan tâm tương đối về giá cả:

Có thể phân loại các cửa hàng bán lẻ trên cơ sở hình thành giá cả của chúng. Phần lớn các cửa hàng đều bán hàng theo giá trung bình và mức dịch vụ bình thường cho người tiêu dùng. Một số cửa hàng bán hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao và theo giá cao hơn. Ta sẽ xem xét các cửa hàng hạ giá, các mô hình sinh ra từ chúng dưới dạng kho – cửa hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm bán theo catalog:

- Cửa hàng hạ giá: bán những hàng hóa tiêu chuẩn theo giá thấp hơn bằng cách giảm định mức lợi nhuận và tăng khối lượng tiêu thụ. Cửa hàng hạ giá thực sự có 5 đặc điểm sau: 1. nó luôn bán hàng theo giá thấp hơn giá thịnh hành ở các cửa hàng có phụ giá cao và tốc độ quay vòng hàng dự trữ chậm; 2. nó coi trọng hàng hóa có nhãn hiệu phổ biến trong toàn quốc nên giá thấp hoàn toàn không phải do chất lượng hàng kém; 3. nó hoạt động theo phương pháp tự phục vụ với những tiện nghi tối thiểu; 4. Nó thường nằm ở khu vực có mức tiền thuê nhà thấp và thu hút người mua từ những nơi tương đối xa; 5. ở đó chỉ lắp đặt thiết bị thương mại đơn giản.

- Các kho – cửa hàng: Kho - cửa hàng là một doanh nghiệp thương mại hạ giá với khối lượng dịch vụ hạn chế và bỏ mọi thứ rườm rà với mục đích là bán một khối lượng lớn hàng theo giá hạ, thậm chí trưng bày hàng ngay trong thùng chứa. Đối tượng phục vụ là những người mua phẩm cấp trung bình, quan tâm đến giá hạ và khả năng nhận được hàng ngay.

- Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm bán theo catalog: kết hợp các nguyên tắc bán hàng theo catalog và những nguyên tắc bán hàng hạ giá để tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hóa có nhãn hiệu bán chạy, thường là với phụ giá cao. Các cửa hàng này xuất bản những cuốn catalog nhiều màu sắc và có thể lấy ở phòng trưng bày. Trong

catalog ghi rõ giá quy định chính thức của từng mặt hàng và giá có chiết khấu của nó. Khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại hay đến gian trưng bày trực tiếp xem sản phẩm và mua những thứ có sẵn.

1.1.3.4. Phân loại theo tính chất của gian hàng:

- Bán lẻ theo đơn đặt hàng qua bưu điện hay điện thoại: có các loại hình bán theo đơn đặt hàng căn cứ vào catalog, marketing trực tiếp hoặc gửi thư trực tiếp, bán hàng qua điện thoại. Ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm nên đây là các hình thức giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

- Các máy bán hàng tự động: Các máy bán hàng tự động ngày nay đã vượt xa các thế hệ tiền bối của nó với kết cấu thể hiện những thành tựu của kỹ thuật vũ trụ và máy tính. Chúng có thể nhận tiền xu hay tiền giấy và trả lại tiền dư. Máy được đặt ở mặt bằng thuận lợi như các nhà máy, cơ quan, cửa hàng lớn, trạm tiếp xăng và cả trên toa ăn của đường sắt. Đây là một kênh phân phối tương đối đắt và chi phí của người bán khá cao do các máy nằm rải rác khắp nơi trên một địa bàn rộng, cần thường xuyên bổ sung hàng, hay hỏng hóc và một số khu vực còn bị mất cắp vặt. Người tiêu dùng đôi khi khó chịu vì máy hư, không bổ sung hàng kịp thời và không thể trả hàng lại được.

- Phục vụ đơn hàng có chiết khấu: hỗ trợ nhóm khách hàng đặc biệt, thường là công nhân viên của những tổ chức lớn như trường học, bệnh viện, đoàn thể, cơ quan nhà nước, mua hàng theo giá có chiết khấu của một số người bán lẻ nhất định.

- Bán hàng lưu động: hoạt động theo nguyên tắc đến từng nhà, từng cơ quan hay theo nguyên tắc bố trí những cuộc hẹn mua bán tại nhà. Ví dụ công ty Avon có một ý tưởng độc đáo, xây dựng đội ngũ nhân viên nữ vừa là bạn, vừa là cố vấn cho các bà nội trợ về mỹ phẩm, chào hàng rải khắp thế giới và biến công ty Avon thành công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới và công ty bán hàng lưu động lớn nhất thế giới.

1.1.3.5. Phân loại theo loại hình sở hữu cửa hàng:

- Mạng lưới công ty: Là một trong những hiện tượng quan trọng và đáng kể nhất ngành thương nghiệp bán lẻ trong thế kỷ 20. Mạng lưới cửa hàng là hai hay nhiều doanh nghiệp thương mại chung một quyền sở hữu và kiểm soát, bán những chủng

loại hàng tương tự nhau, có chung một bộ phận thu mua và tiêu thụ và cũng có thể có hình thức kiến trúc như nhau.

- Các hợp tác xã tiêu thụ: Là công ty bán lẻ thuộc quyền của chính người tiêu dùng, khi dân cư của một cộng đồng nào đó chung tiền mở cửa hàng riêng của mình, cùng xác định những nguyên tắc hoạt động cho cửa hàng và bầu các thành viên của ban quản trị.

- Tổ chức của những người có quyền ưu đãi: là sự liên kết theo hợp đồng giữa những người chủ sở hữu quyền ưu đãi (nhà sản xuất, người bán sỉ hay tổ chức dịch vụ) và những người được hưởng quyền ưu đãi (những nhà kinh doanh độc lập, mua quyền sở hữu một hay một số điểm của hệ thống hoạt động trên cơ sở quyền ưu đãi đó). Điểm khác biệt cơ bản của tổ chức này so với các liên kết theo hợp đồng khác (mạng lưới tự nguyện, hợp tác xã bán lẻ) là thường bán một mặt hàng độc đáo, dịch vụ độc đáo, một phương pháp hoạt động kinh doanh, tên thương mại, uy tín hay giấy phép của chủ sở hữu quyền ưu đãi.

- Các tập đoàn bán lẻ: hợp nhất một số doanh nghiệp thuộc các hướng khác nhau và hình thức bán lẻ khác nhau vào một mối với sự nhất thể hóa một phần các chức năng phân phối và quản lý.

1.1.3.6. Phân loại theo mức độ tập trung cửa hàng:

Nguyên tắc cuối cùng để phân loại các doanh nghiệp bán lẻ là số lượng cửa hàng. Ngày nay phần lớn các cửa hàng tập trung ở những khu thương mại do quy định của các cơ quan chính quyền địa phương phân vùng các hoạt động cũng như vì ý muốn tạo cho người tiêu dùng nhiều khả năng mua sắm tất cả những thứ cần thiết trong một lần đi. Những cửa hàng tập trung vào một chỗ cũng giải quyết nhiệm vụ như các siêu thị và các cửa hàng bách hóa tổng hợp, tiết kiệm thời gian và công sức của người tiêu dùng khi tìm kiếm hàng hóa cần thiết cho mình. Có 4 kiểu tập trung cơ bản:

- Khu vực kinh doanh trung tâm

- Các trung tâm thương mại khu vực

- Các trung tâm thương mại quận, huyện.

- Các trung tâm thương mại phường, xã.‌


1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ

1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có chủ đích của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực của nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính, trên tất cả các lĩnh vực và các thành phần kinh tế.7

Quản lý nhà nước về kinh tế là một tất yếu khách quan của mọi quốc gia, không kể chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước bao giờ cũng có nguồn gốc từ kinh tế, và ngược lại bất kỳ một hoạt động nào của nhà nước cũng, hoặc là thúc đẩy, hoặc là kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ngày nay sự cạnh tranh giữa các quốc gia cơ bản là về tiềm lực kinh tế. Tiềm lực kinh tế đã trở thành thước đo về vai trò và sức mạnh của mỗi dân tộc, là công cụ chủ yếu để bảo vệ và duy trì sức mạnh của mỗi quốc gia. Vấn đề quan trọng là mỗi nhà nước phải xác định được phạm vi, mức độ, vai trò của mình trong quản lý kinh tế sao cho phù hợp với bản chất và định hướng chính trị, đồng thời có tri thức và kỹ năng để thực hiện thành công, có hiệu quả vai trò của mình trong thực tế.


1.2.2. Chức năng của quản lý Nhà nước về kinh tế

Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của nhà nước, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý kinh tế đất nước

Thực chất chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là nhà nước tạo ra và thực hiện một cơ chế hay phương thức quản lý nền kinh tế quốc dân, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững

Phân tích chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là nhằm hiểu được nhà nước phải làm những công việc gì để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.

7 PGS.TS. Nguyễn Cúc (Chủ biên) (2008), Tập bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, trang 31

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí