Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM MỞ CỬA THỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

TRƯỜNG DỊCH VỤ BÁN LẺ


Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 1

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Kim Ngân

Lớp : Anh 2

Khóa 44

Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy


Hà Nội, tháng 05/2009


1. Tính cấp thiết của đề tài

Lời nói đầu

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO, thể hiện sự hội nhập mạnh mẽ và toàn diện với thế giới thông qua các cam kết cụ thể cả trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Trong đó, các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam được đánh giá là khá mạnh mẽ. Vì vậy ngành dịch vụ bán lẻ của Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa thị trường trong lộ trình thực hiện các cam kết này.

Ở thời điểm hiện tại, theo như lộ trình cam kết, Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường bán lẻ bằng việc cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối kể từ ngày 1/1/2009. Một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã có những bước đi đầu tiên khá vững chắc tại thị trường Việt Nam; một số khác đang chuẩn bị cho những kế hoạch lớn, dài hơi với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bán lẻ hấp dẫn số một này – như họ đã làm và từng thành công tại nhiều quốc gia khác. Đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các “người khổng lồ” trên thị trường bán lẻ thế giới, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam rất dễ bị tổn thương trong điều kiện còn yếu kém về nhiều mặt. Để trụ vững trên chính sân nhà, dù năng lực cạnh tranh còn yếu, nhưng nếu có sự hỗ trợ thích hợp từ Nhà nước thông qua các công cụ quản lý Nhà nước hợp lý, hiệu quả, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ thêm lớn mạnh.

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam có nhiều ý kiến lo ngại rằng vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước như hệ thống các định chế pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ, thiếu các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển…Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu tác động của các công cụ quản lý Nhà nước hiện nay đối với thị trường dịch vụ bán lẻ và tìm kiếm giải pháp để một mặt nâng cao hiệu quả quản lý nhằm phát triển thị trường đang phát triển sôi động này, một mặt tuân thủ các cam kết của WTO là cần thiết. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề trên, người viết xin lựa chọn nghiên cứu

đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích khái quát thực trạng các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam, thực trạng các công cụ quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ bán lẻ, đồng thời làm rõ các cam kết của Việt Nam trong WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, khóa luận đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhằm phù hợp với tình hình phát triển thị trường và tuân thủ các cam kết WTO.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ sau:

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp bán lẻ, quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ.

+ Tìm hiểu kinh nghiệm thành công của một số quốc gia trong công tác quản lý Nhà nước với thị trường dịch vụ bán lẻ

+ Phân tích, đánh giá thực trạng các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam và tác động của các cam kết WTO đối với thị trường bán lẻ.

+ Phân tích các công cụ quản lý Nhà nước hiện nay đối với các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở việc phân tích các công cụ quản lý Nhà nước, trong đó tập trung vào công cụ hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thiện khóa luận, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp: hệ thống hóa, thống kê, phân tích, lý luận logic, so sánh.

5. Kết cấu khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận chia làm 3 chương:

Chương I: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ

Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam

Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam


Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Thủy, khoa Quản trị kinh doanh, cùng các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã cho em những kinh nghiệm bổ ích trong nghiên cứu khoa học cũng như đã dành thời gian quý báu, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình nghiên cứu do còn hạn chế về trình độ nghiên cứu, thông tin, tài liệu tham khảo nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Người viết mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc.

Hà Nội, tháng 5 năm 2009.

Sinh viên Phạm Thị Kim Ngân

CHƯƠNG I: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH‌‌

NGHIỆP BÁN LẺ

1.1 Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp bán lẻ

1.1.1 Khái niệm bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ, trong đó có một số định nghĩa tiêu biểu sau đây:

Theo định nghĩa của Philip Kotler:

Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương mại1

Bất kỳ một tổ chức nào làm công việc này cũng là một tổ chức bán lẻ, bất kể hàng hóa hay dịch vụ đó được bán như thế nào (bán trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại, hay qua máy bán hàng tự động) và ở đâu (trong cửa hàng, trên đường phố hay tại nhà người tiêu dùng).

Theo khoản 8, điều 3, Nghị định 23/2007/NĐ-CP ban hành ngày 12/2/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Trong văn bản giải thích của mình đối với Danh sách phân loại sản phẩm trung tâm CPC, Ban Thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra định nghĩa các dịch vụ bán lẻ là “bán hàng hóa cho người tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình bao gồm các dịch vụ kèm theo việc bán các hàng hóa đó (các dịch vụ bán lẻ)2

Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa: Bán lẻ bao gồm việc bán hàng hóa cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan3.


1 Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, NXB Lao động – xã hội, trang 314


2 http://unstats.un.org/unsd/cr/registry/regcs.asp?Cl=9&Lg=1&Co=6


3 http://en.wikipedia.org/wiki/Retail

Để hiểu được thế nào là doanh nghiêp bán lẻ, trước tiên ta phải hiểu thế nào là doanh nghiệp. Khoản 1, điều 4, Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Như vậy bất kỳ doanh nghiệp nào thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ thì cũng được gọi là doanh nghiệp bán lẻ.

Các doanh nghiệp bán lẻ hay các nhà bán lẻ có đủ loại quy mô và hình thức, và luôn luôn xuất hiện thêm những kiểu bán lẻ mới. Dù bán hàng cho một trong những giai tầng xã hội hay cho thị trường đại chúng, qua năm tháng những người bán lẻ đều có chung một ý nghĩ là họ phải làm việc trong những điều kiện của một môi trường biến đổi cực kỳ nhanh. Những công thức bán lẻ của ngày hôm qua có thể không còn phù hợp trong ngày hôm nay và chắc chắn không phù hợp cho ngày mai nữa. Các chức năng phân phối do các nhà bán lẻ thực hiện có thể phối hợp theo nhiều cách khác nhau để tạo ra các dạng mới của bán lẻ. Có thể phân loại những nhà bán lẻ theo một số các tiêu thức sau đây4:

A. Theo quyền sở hữu:

1. Cửa hàng độc lập

2. Các tổ chức bán lẻ nhiều cửa hàng (cửa hàng chuỗi, chi nhánh)

3. Các cửa hàng bán lẻ của nhà sản xuất

4. Các cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng

5. Các cửa hàng bán lẻ của nông dân

6. Các cửa hàng bán lẻ do Nhà nước quản lý

7. Cửa hàng của các công ty phúc lợi công cộng

B. Theo loại hình kinh doanh

1. Cửa hàng bách hóa tổng hợp

2. Cửa hàng kinh doanh theo nhóm hàng

3. Cửa hàng chuyên doanh


4 Trương Đình Chiến – GS.PTS Nguyễn Văn Thường (1999), Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm, NXB Thống kê, Trang 50-52.

C. Theo mức độ liên kết dọc

1. Không có quan hệ liên kết (Chỉ có chức năng bán lẻ)

2. Liên kết với chức năng bán buôn

3. Liên kết với chức năng sản xuất

D. Theo hình thức pháp lý của tổ chức

1. Cùng một chủ sở hữu

2. Quan hệ thành viên

3. Quan hệ hợp tác

E. Theo phương thức tiếp xúc với khách hàng

1. Cửa hàng bình thường

2. Bán hàng qua thư

3. Bán hàng trực tiếp tại nhà

F. Theo địa điểm

1. Cửa hàng ở thành phố lớn

- Cửa hàng ở trung tâm

- Cửa hàng ở ngoại ô

2. Cửa hàng ở thành phố nhỏ

3. Cửa hàng ở vùng nông thôn

4. Điểm bán hàng cạnh đường

H. Theo mức độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng

1. Bán lẻ dịch vụ đầy đủ

2. Bán lẻ dịch vụ hạn chế

3. Tự phục vụ

Ngoài ra, trong khu vực bán lẻ còn có nhiều cửa hàng “gia đình” rất nhỏ: Những doanh nghiệp của người bán lẻ nhỏ giữ một vai trò quan trọng vì một số nguyên nhân sau:

- Ở đó thường xuất hiện những hình thức bán lẻ mới mà sau đó được các cửa hàng lớn áp dụng.

- Các cửa hàng này rất thuận tiện cho người tiêu dùng vì nó có mặt ở khắp mọi nơi

- Thường nó có đặc điểm là có khả năng thích ứng cao và dành cho người tiêu dùng những dịch vụ rất đặc biệt

- Họ tạo cho người mua cảm thấy mình là chủ

1.1.2. Vị trí, chức năng của doanh nghiệp bán lẻ:

1.1.2.1. Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong dịch vụ thương mại

Dịch vụ bán lẻ là một bộ phận nằm trong lĩnh vực dịch vụ phân phối của ngành dịch vụ thương mại.

Theo cách hiểu của WTO, họ không đưa ra khái niệm, định nghĩa về dịch vụ, dịch vụ thương mại và thương mại dịch vụ. Thay vì đưa ra các khái niệm này, WTO dành sự quan tâm cho những quy định về các phương thức cung ứng dịch vụ thương mại giữa các nước thành viên. Vì dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế, tại vòng đàm phán Urugoay, các nước thành viên GATT đã đồng ý đưa dịch vụ vào nội dung đàm phán. Và cũng vì dịch vụ là lĩnh vực nhạy cảm so với hàng hóa hữu hình, cho nên, để điều chỉnh các hoạt động thương mại dịch vụ, kết thúc vòng đàm phán Urugoay, các nước thành viên đã ký một hiệp định đa biên dành riêng cho thương mại dịch vụ, đó là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (Tiếng Anh là General Agreement on Trade Services, viết tắt là GATS). Để cụ thể hóa hơn nữa các loại hình dịch vụ mà Hiệp định GATS điều chỉnh, WTO đưa ra danh mục phân loại các dịch vụ theo ngành (Services Sectorial Classification List

– GNS/W/120). Về cơ bản, phân loại dịch vụ của WTO dựa theo CPC (Danh mục phân loại các sản phẩm chủ yếu - Central Products Classification). WTO phân loại dịch vụ dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Toàn bộ lĩnh vực dịch vụ được chia ra 12 ngành. Mỗi ngành dịch vụ lại được chia ra các phân ngành, trong các phân ngành có liệt lê các hoạt động dịch vụ cụ thể. Việc phân loại dịch vụ theo WTO rất thích hợp cho việc xúc tiến đàm phán về mở của thị trường dịch vụ quốc tế. GATS điều chỉnh dịch vụ bán lẻ là một trong các lĩnh vực của dịch vụ phân phối - bao gồm các dịch

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí