Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Thanh Hoá Theo Hướng Bền Vững Giai Đoạn 2016 - 2020


doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chưa phát huy hiệu quả như mong đợi; công tác quảng bá truyền thông du lịch còn hạn chế.

3.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hoá theo hướng bền vững giai đoạn 2016 - 2020

Dựa vào các tiêu chí đánh giá PTDLBV của địa phương cấp tỉnh, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng PTDL tỉnh Thanh Hoá theo hướng bền vững giai đoạn 2016-2020 theo các góc độ kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường như sau:

3.1.3.1. Đánh giá thực trạng triển du lịch bền vững tại Thanh Hóa dưới góc độ kinh tế

* Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh liên tục tăng qua các năm, tổng thu du lịch trong giai đoạn này ước đạt 59.929 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 31,7%/năm. Kết quả về tổng thu từ khách DL toàn tỉnh qua các năm được thể hiện trong hình 3.1.

ĐVT: triệu đồng

Hình 3 1 Tổng thu từ khách du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 2020 1

Hình 3.1. Tổng thu từ khách du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020‌

(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa)

Qua bảng số liệu Hình 3.1, có thể thấy tổng thu từ khách du lịch tỉnh Thanh Hóa có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, năm 2018 và năm 2019 tổng thu du lịch tăng lên đáng kể, năm 2018 được xem là năm bản lề thực hiện Chương trình PTDL Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, tổng thu đạt 10.625.000 triệu đồng, tăng 32,8% so với năm 2017, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 13,11%.

Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều chương trình, dự án, đề án PTDL lớn, trong đó trọng tâm như: tiếp tục nâng cao điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ du lịch; đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền về các


điểm du lịch trên địa bàn; phát triển các tour, sản phẩm du lịch đa dạng,…tổng thu du lịch đạt 14.526 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2018; phục vụ 17.905.000 ngày khách, tăng 19,2% so với năm 2018. Trong năm 2019, Thanh Hóa xếp thứ 4 cả nước về lượt khách (sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Quảng Ninh) và xếp thứ 10 cả nước về tổng thu du lịch (sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận và Quảng Nam). Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tổng thu từ khách du lịch chỉ đạt

10.394.000 triệu đồng giảm 28,4% so với cùng kỳ năm 2019 (tương ứng giảm

4.132.000 triệu đồng) và đạt 50,7% kế hoạch năm 2020 (trong đó tổng thu từ khách quốc tế là 6.730.000 USD, giảm 92,6% so với năm 2019 và chỉ đạt 5,2% kế hoạch năm 2020).

- Đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của tỉnh Thanh Hóa

Theo kết quả phân tích thực trạng phát triển bảng 3.1, giai đoạn 2016 – 2020, GRDP của ngành du lịch tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân 11,78%, riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên GRDP giảm 3.470.880 tr.đ, tức giảm 28,45% so với năm 2019. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch có những đóng góp nhất định vào tỷ trọng khối ngành dịch vụ của tỉnh nhưng đang ở mức thấp. Tỷ trọng GRDP du lịch/GRDP cả tỉnh có xu hướng giảm, năm 2016 là 6,91%, năm 2019 tăng lên 10,26%, riêng năm 2020, tỷ số này giảm xuống còn 6,93%, cho thấy đóng góp từ du lịch cho nền kinh tế của tỉnh còn khá nhỏ, chưa thực sự bền vững và chưa có nhiều sự bứt phá mạnh hơn so với các ngành khác ở địa phương, chưa tương xứng với tiềm năng và chủ trương xác định PTDL là ngành trọng điểm.

Bảng 3.1. Đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020‌


Chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Tốc độ phát triển bình quân

(2016-2020)

GRDP cả tỉnh

Tr/đ

80.825.000

88.163.000

101.528.000

118.944.000

126.172.000

11,78

GRDP dịch vụ

Tr/đ

28.197.000

31.447.000

33.698.000

36.298.000

40.627.384

9,56

GRDP du lịch

trđ

5.587.296

6.720.000

8.925.000

12.201.840

8.741.354

11,84

Tỷ trọng GRDP

Du lịch/GDRP cả tỉnh


%


6,91


7,62


8,79


10,26


6,93


0,06

Tỷ trọng GRDP Du lịch/GDRP dịch vụ


%


19,82


21,37


26,49


33,62


21,52


2,08

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

(Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa)


- Tăng trưởng lượng khách du lịch

Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đón trên 38 triệu lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,10%/năm, trong đó, lượng khách quốc tế đạt

898.000 lượt khách (hình 3.2). Giai đoạn 2016 – 2019, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Thanh Hóa có xu hướng tăng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 14,9%, tuy nhiên, chủ yếu là lượng khách nội địa (chiếm tỷ trọng trên 97%), tỷ trọng khách du lịch quốc tế còn rất thấp. Đến năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid19 nên lượng khách du lịch đến Thanh Hoá trong năm 2020 giảm mạnh, chỉ đạt 7.341.000 lượt khách, giảm 23,97% so với cùng kỳ năm 2019 và chỉ đạt 65,5% kế hoạch năm 2020 (trong đó khách quốc tế đạt

35.550 lượt khách, giảm 88,17% so với cùng kỳ năm 2019, và đạt 8,9% kế hoạch năm 2020); Thị trường khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước châu Á như Trung Quốc (chiếm 31,7%); Nhật Bản (16,2%), Hàn Quốc (10%)... và tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, đối tượng khách châu Âu, châu Mỹ như Pháp (7,1%), Mỹ (4,7%), Nga (5,1%), Đức (3,6%), Đan Mạch (2,8%)... chủ yếu là khách công vụ, khách chuyên gia (chiếm 60,8%), khách nghỉ dưỡng, tham quan (chiếm trên 27,5%), còn lại là mục đích khác (Sở VHTT&DL Thanh Hóa, 2020).

ĐVT: Lượt khách


Hình 3 2 Tình hình khách du lịch của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 2020 2

Hình 3 2 Tình hình khách du lịch của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 2020 3

Hình 3.2. Tình hình khách du lịch của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020‌

(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa)

- Thời gian lưu trú và công suất sử dụng cơ sở vật chất k thuật du lịch

Qua kết quả hình 3.3, có thể thấy khách du lịch tới Thanh Hóa khá đông nhưng thời gian lưu trú lại rất thấp, năm 2019, lượng khách du lịch tới Thanh Hóa


đông nhất với gần 10 triệu lượt khách nhưng thời gian lưu trú trung bình chỉ đạt mức 1,85 ngày/khách. Thời gian trung bình lưu trú giai đoạn 2016-2020 còn khá thấp, chỉ đạt từ 1,78/1 khách -1,85 ngày/1 khách. Ngoài ra, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra 135 khách du lịch kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ ngày lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa như sau: Số khách lưu trú 1-2 ngày chiếm 70,37%, từ 3 – 5 ngày chiếm 25,93%, và chỉ có 3,5% có số ngày lưu trú từ 5 ngày trở lên chiếm 3,7%; như vậy khách du lịch đến Thanh Hóa bình quân khoảng 1,81 ngày/khách (Phụ lục 7.1).

Hình 3 3 Tổng số ngày khách và thời gian trung bình lưu trú giai đoạn 2016 2020 4

Hình 3 3 Tổng số ngày khách và thời gian trung bình lưu trú giai đoạn 2016 2020 5

Hình 3.3. Tổng số ngày khách và thời gian trung bình lưu trú giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sở VHTT&DL Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020)

Thời gian lưu trú của khách du lịch thấp dẫn tới công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của các cơ sở kinh doanh cũng không đạt hiệu quả cao. Trên thực tế, khách du lịch tới Thanh Hóa với mùa vụ du lịch kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10 dương lịch hàng năm, đặc biệt là các dịp nghỉ lễ và các ngày cuối tuần (từ thứ 6 tới hết ngày chủ nhật) dẫn tới áp lực lên cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Thực trạng quá tải vào mùa hè còn lại gần như không có khách hoặc hoạt động cầm chừng vào mùa lạnh dẫn tới công suất thấp, hoạt động không thực sự hiệu quả, thiếu tính bền vững (Mai Anh Vũ, 2021).

- Lượng vốn đầu tư cho du lịch

Thực hiện chương trình PTDL Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2020, du lịch Thanh Hoá đã có sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó, điểm nhấn quan trọng là nhiều dự án hạ tầng tại các khu du lịch được đầu tư phát triển, chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch và dần khắc phục tính mùa vụ trong KDDL.


Giai đoạn 2016 - 2020, Thanh Hóa đã thu hút được 25 dự án đầu tư KDDL, với tổng vốn đăng ký khoảng 29.411 tỷ đồng và diện tích sử dụng đất khoảng 18.945 ha. Điều đáng ghi nhận là bước đầu, Thanh Hóa đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, với hệ thống dịch vụ đồng bộ, chất lượng cao, đã đưa vào khai thác. Điển hình như Sầm Sơn golf links và Khu đô thị sinh thái FLC giai đoạn 2 (6.218 tỷ đồng); Khu Du lịch sinh thái biển Tiến Thanh của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch biển Hải Tiến (3.200 tỷ đồng)...Tính riêng năm 2020, đã có 13 dự án hạ tầng kỹ thuật du lịch được cấp vốn đầu tư, với tổng vốn hơn 210 tỷ đồng; có 11 dự án đầu tư KDDL được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 6.800 tỷ đồng; nhiều sản phẩm du lịch mới của các doanh nghiệp cũng được đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch trong năm 2020 như: Làng du lịch Yên Trung – Yên Trung Eco-villa (huyện Yên Định);…Cơ cấu nguồn vốn đầu tư du lịch có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng vốn xã hội hóa ngày càng tăng (gần 80%). Đây là xu hướng huy động nguồn lực có tính bền vững, phù hợp chủ trương tái cơ cấu vốn đầu tư của Nhà nước.

- Tính đa dạng của sản phẩm du lịch, loại hình du lịch

* Về sản phẩm du lịch

Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của ngành “công nghiệp không khói”, việc phát triển một hệ thống sản phẩm đặc trưng, với dịch vụ đa dạng, hấp dẫn, chuyên nghiệp chính là yếu tố cốt lõi tạo nên điểm nhấn cũng như năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập cho DL Thanh Hóa. Đến nay, sản phẩm DL phát triển cả về số lượng và chất lượng, theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, thân thiện. Nhiều sản phẩm DL mới được đầu tư đưa vào phục vụ khách DL như: huyện Hoằng Hoá với Lễ hội DL biển Hải Tiến được tổ chức thường niên, khai trương tuyến DL đường thủy Hải Tiến - Đảo Nẹ, hình thành các homestay, trải nghiệm DL dù lượn. TP Sầm Sơn với Lễ hội tình yêu, làng bích hoạ, mô tô nước, khai trương tuyến phố đi bộ và chợ đêm. Đặc biệt là Lễ hội DL biển Sầm Sơn được tổ chức thường niên, với chuỗi hoạt động hấp dẫn như Lễ hội ánh sáng, Carnaval đường phố... Kết quả, hàng năm đã thu hút được lượng lớn khách DL sử dụng sản phẩm DL biển. Theo đó, giai đoạn 2016-2020, các khu DL biển ước đón được 32 triệu lượt khách (chiếm 75,2% tổng lượng khách DL toàn tỉnh).

Đối với sản phẩm DL đặc trưng về văn hoá, tâm linh ngày càng được chú trọng, phát huy giá trị, bước đầu thu hút số lượng lớn khách DL tham gia. Giai đoạn 2016 - 2020, các khu DL văn hoá, tâm linh trên địa bàn tỉnh ước đón được gần 7,5 triệu lượt khách. Cho thấy, sản phẩm DL này ngày càng trở nên phong phú, tăng sức hấp dẫn cho khách du lịch khi đến với xứ Thanh. Sản phẩm DL sinh thái, cộng


đồng ngày càng chứng minh được là sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Đặc biệt, năm 2019 đã tổ chức thành công Lễ công bố tour DL Quan Sơn (Thanh Hóa, Việt Nam)

- Viêng Xay (Hủa Phăn, Lào).

* Về loại hình DL

Từ khi hình thành đến nay, ngành DL Thanh Hoá luôn chú trọng khai thác phát triển các loại hình DL và thực hiện các chương trình đa dạng hoá các sản phẩm DL. Các loại hình DL chủ yếu của tỉnh bao gồm:

(1) DL nghỉ dưỡng biển: Tập trung phát triển tại Đô thị DL Sầm Sơn (TX Sầm Sơn), khu DL biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hoá), và khu DL biển Hải Hoà (huyện Tĩnh Gia);

(2) DL sinh thái: Tham quan, khám phá cảnh quan thiên nhiên với các hệ sinh thái điển hình mang tính đa dạng sinh học cao tại các KBTTN Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hu; Vườn quốc gia Bến En; hệ thống hồ rừng, hang động, thác nước, suối cá thần…tại các huyện Bá Thước (thác Hiêu, thác Muốn), Lang Chánh (thác Ma Hao), Cẩm Thủy (Suối cá thần Cẩm Lương), Thạch Thành (thác Voi, thác Mây), thành phố Thanh Hóa (Khu DL tổng hợp văn hoá - sinh thái Hàm Rồng)… ;

(3) DL văn hóa, tâm linh: Tham quan các di tích lịch sử - cách mạng, danh lam thắng cảnh như Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, chiến khu Ngọc Trạo, chiến khu Ba Đình, cụm di tích Hàm Rồng, đền Bà Triệu, đền Sòng, đền Phố Cát, Am Tiên…Bên cạnh đó là các lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa xứ Thanh: lễ hội Lam Kinh, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Độc Cước… ;

(4) DL làng nghề: Thanh Hóa có hơn 100 nghề thủ công, trong đó có một số nghề và làng nghề nổi tiếng như: Nghề đục đá núi Nhồi (huyện Đông Sơn), nghề dệt nhiễu Hồng Đô, đúc đồng Trà Đông, đan cót làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), nghề dệt Phú Khê, nghề mộc Đạt Tài (huyện Hoằng Hóa), dệt chiếu Nga Sơn, nghề rèn Tất Tác (huyện Hậu Lộc), nghề dệt săm súc, đánh bắt moi biển (TX Sầm Sơn), đan lát tre mây, đan lưới và vó đánh bắt tôm cá (huyện Quảng Xương)…

Tài nguyên DL phong phú là vậy, song hiện tại loại hình DL chủ yếu được khai thác hiện nay vẫn là nghỉ dưỡng biển nên DL Thanh Hóa còn chịu nhiều tác động của tính mùa vụ, từ đó nhiều hệ quả tiêu cực chưa được khắc phục dẫn tới nhiều hạn chế trong PTDL của tỉnh Thanh Hóa. Để đánh giá tính đa dạng, chất lượng và sự phù hợp về giá cả của sản phẩm DL, dịch vụ DL tại Thanh Hóa, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát thu thập ý kiến từ khách DL (Phụ lục 7). Kết quả thể hiện như sau:


+ Đối với tính đa dạng của sản phẩm DL, dịch vụ DL tại Thanh Hóa: Có tới 59,26% khách đánh giá mức ít phong phú và trung bình, 7,41% đánh giá rất nghèo nàn, và chỉ có 33,3% khách DL đánh giá là phong phú và rất đa dạng (<70%).

+ Đối với chất lượng của sản phẩm DL, dịch vụ DL tại Thanh Hóa: Có tới 14,81% khách DL đánh giá ở mức kém và rất kém; 49,63% đánh giá ở mức trung bình và 35,56% khách DL đánh giá ở mức tốt và rất tốt (<70%).

+ Đối với mức độ hợp lý về giá của các loại hàng hóa, sản phẩm DL, dịch vụ DL tại Thanh Hóa: Có 27,41% khách DL đánh giá ở mức không hợp lý và trung bình và có 72,59% ghi nhận mức hợp lý và rất hợp lý (>70%).

- Mức chi tiêu bình quân khách du lịch đến Thanh Hóa

Mức chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch trong nước đối với khách du lịch nội địa năm 2019 là 2,56 triệu đồng (khoảng 111,3 USD) với độ dài ngày lưu trú bình quân khoảng 2 ngày (Mai Anh Vũ, 2021). Khách quốc tế đến Thanh Hóa có mức chi tiêu bình quân cao hơn 2 lần so với khách nội địa là 5,17 triệu đồng (khoảng 228,7 USD). Theo thống kê của Sở VHTT&DL (2020), mức chi tiêu trung bình của du khách đến Thanh Hóa năm 2020 chỉ đạt con số khiêm tốn 1,4 triệu đồng/người. Năm 2019, lượng khách du lịch đến Thanh Hóa (9.655.000 lượt) cao hơn Đà Nẵng (8.692.421 lượt) nhưng tổng doanh thu chỉ đạt 14.526 tỷ đồng, bằng gần 1/2 tổng thu du lịch của Đà Nẵng (30.973 tỷ đồng). Nếu so với Quảng Ninh, lượng khách năm 2019 của Thanh Hóa bằng 2/3, nhưng doanh thu cũng chỉ bằng khoảng 1/2 tổng doanh thu du lịch Quảng Ninh, khách đến Thanh Hóa hầu hết là khách nội địa (chiếm 98%).

- Mức độ hài lòng của khách du lịch đến tỉnh Thanh Hóa

Mức độ hài lòng và khả năng quay trở lại của khách du lịch là một trong những thước đo quan trọng đối với sự PTDL nói chung và PTBV nói riêng. Dựa vào kết quả khảo sát khách du lịch (Phụ lục 7), nghiên cứu cũng cho thấy: Đối với mức độ hài lòng chung của khách du lịch đối với du lịch tại Thanh Hóa: có 82,22% khách du lịch đánh giá ở mức hài lòng trung bình trở lên (>80%), tuy nhiên, vẫn còn 17,78% khách du lịch cho rằng không hài lòng và rất không hài lòng.

3.1.3.2. Đánh giá thực trạng triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa dưới góc độ xã hội

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong PTDL, trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời chú trọng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về QLNN, quản trị


doanh nghiệp và nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động trong lĩnh vực này.

- Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Kết quả Hình 3.4 cho thấy, lao động du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2016- 2020 có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là từ năm 2016 đến nay. Lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể. Năm 2016, tổng số lao động du lịch trực tiếp là

20.500 người, trong đó, lao động qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đạt 15.200 lao động, chiếm 74,14% tổng số lao động du lịch; lao động chưa qua đào tạo bồi dưỡng là 5.300 lao động, chiếm 25,85% tổng số lao động du lịch. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 40.600 lao động du lịch trực tiếp (tăng 198,05% so với năm 2016), trong đó, số lao động được đào tạo, bồi dưỡng là 32.300 người; chiếm 79,56% tổng số lao động; Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm rất thấp chưa tới 10% tổng số lao động, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm khoảng 20,44% tổng số lao động ngành du lịch.

ĐVT: lao động

Hình 3 4 Lao động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 2020 Nguồn Sở 6

Hình 3.4. Lao động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa)

- Tỷ lệ (%) việc làm trong ngành du lịch so với tổng số lao động có việc làm

Qua kết quả bảng 3.2 cho thấy, nếu như lao động ngành du lịch so với tổng số lao động có việc làm năm 2016 chỉ chiếm tỷ lệ 9,26%, thì đến năm 2020, tỷ lệ này đã là 15,56%, có thể thấy, ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa đã đem lại lợi ích về việc làm cho người dân, với tốc độ tăng bình quân lao động ngành du lịch là 15,8%.

Từ số liệu thống kê bảng 3.2 có thể nhận thấy du lịch Thanh Hóa đã thu hút và tạo thu nhập cho số lượng lớn lao động, năm 2016 chỉ đạt 20.500 lao động, đến năm 2020 tăng lên là 40.600 lao động (tương ứng tăng 98,05%). Mức tăng bình quân lao động ngành du lịch giai đoạn 2016 – 2020 là 18,63%, mức tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2017 chỉ tăng 1.900 lao động, mức tăng cao nhất giai đoạn 2019-

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí