Tỷ Lệ Việc Làm Của Ngành Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2016 -2020‌


2020 đạt 7.100 lao động. Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngành LĐ- TB&XH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới. Kết quả đã có

62.110 lao động được tạo việc làm mới, 29.183 lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp, với tổng số tiền trợ cấp đã chi trả là gần 360,6 tỷ đồng.

Bảng 3.2. Tỷ lệ việc làm của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 -2020‌

ĐVT: lao động


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng số lao động có việc làm

221.4000

216.700

221.500

228.000

260.927

Tổng số lao động ngành du lịch

20.500

24.000

28.000

33.500

40.600

Tỷ lệ LĐ du lịch so với Tổng số

lao động (%)

9,26

11,08

12,64

14,69

15,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 15

(Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa)

Đối với người dân địa phương, khi du lịch phát triển thì nghề nghiệp của họ đã thay đổi đáng kể, nhiều gia đình chuyển sang làm dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà nghỉ lưu trú, hàng ăn, kinh doanh xe điện, và nhiều dịch vụ khách. Vì vậy, du lịch phát triển tạo thêm động lực để phát triển sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm mang hơi thở truyền thống địa phương như làm: Nem chua, Bánh gai, hải sản khô….Bằng kết quả khảo sát người dân địa phương, nghiên cứu đã tổng hợp về mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch: Có tới 82% người dân địa phương khi được hỏi đã ghi nhận mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch ở mức khá nhiều rất nhiều (>80%) (Phụ lục 7).

- Tỷ lệ người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án du lịch trước khi triển khai

Trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện rất tốt việc lấy ý kiến đóng góp của người dân về quy hoạch PTDL. Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thông tin về chủ trương dự án đầu tư du lịch và tiếp nhận ý kiến của người dân như: Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng (Truyền hình, đài, báo, báo điện tử, website điện tử…); tổ chức lấy ý kiến công dân qua hòm thư góp ý điện tử, tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thông tin tới tận các cấp phường, xã…Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người dân ghi nhận tương đối cao, có 36,05% người dân địa phương được khảo sát ghi nhận ở mức trung bình, 30,23% ở mức nhiều và 16,28% ở mức rất nhiều trong việc được nhận các thông tin về chủ trương dự án du lịch hoặc lấy ý kiến về quy hoạch. Tuy nhiên vẫn còn 2,33% cho rằng chưa bao giờ được nhận thông tin, 15,22%


cho rằng ít khi được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án du lịch trước khi triển khai (Phụ lục 7).

- Đóng góp từ HĐDL cho xoá đói giảm nghèo và tạo cơ hội nâng cao thu nhập, hưởng lợi cho người dân bản địa

Những năm qua, nhờ PTDL tỉnh Thanh Hóa đã thúc đẩy các ngành khác trong tỉnh phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ; lễ hội truyền thống được khôi phục, ngày càng đi dần vào nền nếp lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ phục vụ khách, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đời sống của người dân nhờ đó cũng ngày một cải thiện, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế du lịch đạt khá, đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập GDP của tỉnh góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 97,67% người dân địa phương đánh giá mức độ đóng góp của du lịch cho xoá đói giảm nghèo và tạo cơ hội nâng cao thu nhập, hưởng lợi cho người dân bản địa ở mức nhiều vào rất nhiều.

- Về diễn biến an ninh, trật tự, sự xuất hiện tệ nạn xã hội tại địa phương khi có hoạt động du lịch

Số lượng khách du lịch đến Thanh Hóa tương đối đông vào mùa du lịch, làm xáo trộn đến cấu trúc xã hội truyền thống và tập tục sinh hoạt của cộng đồng ở các khu, điểm du lịch. Tình hình diễn biến an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội ở các khu, điểm du lịch không có những diễn biến quá bất thường, mặc dù vẫn gây tác động đến an ninh, trật tự hơn so với thực tế bình thường khi không có HĐDL. Theo kết quả khảo sát thì có 10,47% cư dân được khảo sát cho rằng HĐDL làm ảnh hưởng đến diễn biến an ninh ở khu, điểm du lịch; 3,49% cho rằng diễn biến an ninh trật tự xấu (Phụ lục 7). Mặc dù, vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động bán dâm; hoạt động mại dâm rất đa dạng, trá hình, biến tướng và ngày càng phức tạp, tinh vi hơn, các tệ nạn khác như, cờ bạc, cá độ, việc sử dụng chất kích thích tại các phòng hát karaoke, sàn nhảy giải trí phục vụ cho khách du lịch vẫn còn diễn ra. Tuy nhiên, thời gian qua ngành du lịch Thanh Hóa cơ bản đã và đang kiểm soát tương đối tốt vấn đề này, kết quả khảo sát cho thấy có tổng 51,16% người dân địa phương được hỏi ghi nhận mức khá ít và rất ít trong việc đánh giá sự xuất hiện tệ nạn xã hội tại địa phương khi có hoạt động du lịch. Chỉ có tổng 4,65% cư dân cho rằng xuất hiện nhiều và rất nhiều. Điều này cho thấy sự xuất hiện tệ nạn xã hội khi có HĐDL diễn ra tại Thanh Hóa rất thấp, thể hiện tính bền vững.


- Mức độ hài lòng của người dân địa phương đối với HĐDL

Theo kết khảo sát của 86 người dân trong đó: Có 22,09% người dân trả lời là rất hài lòng, 37,21% trả lời hài lòng và có 34,88% trả lời bình thường, tỷ lệ không hài lòng và rất không hài lòng là 5,81%. Như vậy với mức độ như trên chứng tỏ rằng, các HĐDL trên địa bàn đã đem lại lợi ích cho người dân về thu nhập, cũng như tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, do đó, mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với HĐDL rất cao.

3.1.3..3. Đánh giá thực trạng triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa dưới góc độ tài nguyên và môi trường

- Tỷ lệ các khu, điểm có TNDL được quy hoạch, đầu tư

Theo báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa (2020), tính đến năm 2020, toàn tỉnh đã có 44 quy hoạch du lịch, trong đó có 38 quy hoạch đã được phê duyệt và 6 quy hoạch đang triển khai nghiên cứu. Điển hình phải kể đến công tác lập quy hoạch PTDL Sầm Sơn; trong đó, một số quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành nhưng nằm trong khu du lịch trọng điểm, khi nghiên cứu định hướng đã đánh giá và tính toán dự báo khả năng khai thác PTDL. Có thể nói, công tác quy hoạch khu, điểm TNDL được tỉnh rất quan tâm các khu, 100% các khu, điểm TNDL được quy hoạch theo định hướng phân kỳ đầu tư. Tuy nhiên, một số quy hoạch đã phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần; có quy hoạch đến nay nội dung đã không còn phù hợp với bối cảnh du lịch mới, quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội mới ban hành hoặc đã xuất hiện bất cập so với thực tế chưa được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp.

- Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích

Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu của tỉnh Thanh Hóa là cơ sở để nhiều di sản có giá trị cao về lịch sử, văn hóa - kiến trúc nghệ thuật được bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp. Đặc biệt, từ khi Luật Di sản văn hóa (năm 2001) được ban hành và có hiệu lực đến nay, toàn tỉnh đã có trên 700 di tích được trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và các nguồn xã hội hóa. Theo Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa (2020), đến thời điểm hiện tại Thanh Hóa đã tổ chức kiểm kê 1.535 di tích lịch sử danh thắng, xây dựng hồ sơ xếp loại 842 di tích (bao gồm 141 di tích cấp quốc gia, 696 di tích cấp tỉnh); lập hồ sơ đề nghị và được UNESCO công nhận 01 di sản văn hóa thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia và 707 di tích cấp tỉnh và 11 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thanh Hóa đã tu bổ, tôn tạo được 230 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, với tổng kinh phí trên 150 tỷ đồng. Nhiều di tích sau khi được


trùng tu, tôn tạo, phục dựng đã và đang phát huy được giá trị, với tư cách một sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh hấp dẫn. Điển hình là Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, đền Bà Triệu, đền thờ Lê Hoàn, đền thờ Lê Lai, đền Đồng Cổ, Thái miếu Nhà Lê, phủ Trịnh, di tích Ba Đình, di tích Ngọc Trạo, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, nghè Vẹt, đền thờ Trần Khát Chân và chùa Hoa Long, đền Độc Cước, đền Cô Tiên...tuy nhiên, theo thống kê, hệ thống di tích, danh lam – thắng cảnh trên toàn tỉnh vẫn còn hơn 4.000 di tích, như vậy tỷ lệ khai thác tài nguyên còn rất thấp, trong khi đó tỷ lệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ mới chỉ chiếm 37,5%, do đó, công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích chưa thực sự bền vững.

- Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải

Theo thống kê của sở VHTT&DL Thanh Hóa (2020), hoạt động thu gom chất thải rắn ở các khu du lịch được tăng cường và từng bước đi vào nền nếp; có đến 90% cơ sở kinh doanh dịch vụ đã ban hành và thực hiện tốt các quy chế về bảo vệ môi trường, nhất là thu gom và xử lý chất thải rắn; 100% cơ sở lưu trú và kinh doanh ăn uống cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ sở du lịch quy mô lớn đều đã đầu tư công trình vệ sinh công cộng, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường, áp dụng mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R), sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 33 công ty, 24 hợp tác xã, 91 tổ dịch vụ thu gom và 03 hộ gia đình nhận khoán tham gia công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Khu vực đô thị (các phường và thị trấn) đã tổ chức thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt phát sinh tại các khu dân cư, khối lượng thu gom được 484,5/537,9 tấn/ngày (đạt 90,1%). Khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du, ven biển: khối lượng chất thải thu gom được 1.036,7/1.196,4 tấn/ngày (đạt 86,6%). Khu vực nông thôn miền núi: khối lượng chất thải thu gom được 190,9/278,9 tấn/ngày (đạt 68,5%). Theo kết quả khảo sát của 196 DNDL về vấn đề xử lý nước thải và chất thải thì 100% các DLDL đều đấu mối với hệ thống nước thải của tỉnh và đều có hợp đồng thu gom rác thải được chở về bải rác để xử lý.

Theo báo cáo của Sở tài nguyên môi trường Thanh Hóa (2020), tỷ lệ thu gom rác thải toàn tỉnh đến hết năm 2018 đạt khoảng 85%, đến năm 2019 là 89%, năm 2020 là 90% và trên 85% cơ sở sản xuất kinh doanh có hệ thống thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; lượng chất thải chưa được xử lý hiện nay trên địa bàn kể cả địa bàn nông thôn là 8% và 15% cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý môi


trường cũng là một tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường và có tác động xấu tới ngành du lịch tại địa phương.

- Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch

Mỗi điểm đến du lịch đều có một “sức chứa” giới hạn, được quy định bởi không gian, giới hạn về tài nguyên. Hiện tượng “cháy phòng” vào các ngày lễ, Tết, và các ngày nghỉ cuối tuần và sự tăng giá, chênh lệch giá cả của các dịch vụ trong những ngày này đã thể hiện sự quá tải của các điểm du lịch tại Thanh Hóa. Đặc biệt phải kể đến các điểm du lịch như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa,… Phần lớn thời gian trong năm các điểm du lịch không vượt quá sức chứa thực tế tối đa, tuy nhiên, vào thời điểm mùa hè và đặc biệt là các ngày cuối tuần, các ngày nghỉ lễ thì các điểm du lịch này thường vượt quá sức chứa từ tháng 4 tới tháng 9 hàng năm. Do đó, tiêu chí giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Thanh Hóa chưa đáp ứng yêu cầu của sự PTBV.

- Chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch

Hiện nay, vấn đề môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang được quan tâm, triển khai thực hiện. Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, vấn đề được khách du lịch quan tâm hàng đầu là yếu tố an toàn. Chính vì vậy, việc cải thiện và nâng cao chất lượng các chỉ số môi trường tự nhiên, là một trong những nội dung trọng tâm của du lịch Thanh Hóa. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch, đồng thời, tỉnh cũng phê duyệt Đề án “Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và mẫu nhà vệ sinh phù hợp với từng loại hình du lịch”.

Hàng năm, UBND tỉnh Thanh Hóa đã trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí xây dựng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Với việc xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, bước đầu đã góp phần cải thiện công tác vệ sinh môi trường và đáp ứng nhu cầu dịch vụ tối thiểu của khách du lịch. Cùng với đó, các khu, điểm du lịch lớn trên địa bàn tỉnh cũng được hỗ trợ kinh phí để trang bị thùng đựng rác, máy sàng cát, lắp biển báo chỉ dẫn... nhằm nâng cao ý thức của khách du lịch trong công tác bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, môi trường tại các khu, điểm du lịch tại Thanh Hóa có chất lượng đảm bảo. Qua kết quả khảo sát, cả người dân địa phương và khách du lịch tại Thanh Hóa đánh giá chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch tương đối cao. Kết quả khảo sát người dân địa phương và khách du lịch về chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch: Có 79,07% người dân địa phương đánh giá chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch ở


mức trung bình trở lên (<80%) và vẫn còn 20,93% đánh giá ở mức kém; 79,26% khách du lịch đánh giá chất lượng môi trường tại các khu, điểm DL ở mức trung bình trở lên (< 80%) và vẫn còn 20,74% đánh giá ở mức kém, nên tiêu chí này vẫn chưa bền vững.

- Ý thức trách nhiệm của khách du lịch và người dân bản địa đối với TNDL và môi trường

Theo kết quả khảo sát chéo người dân bản địa và khách du lịch, cho thấy: người dân bản địa, khách du lịch, nhìn chung có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điểm đến du lịch, mặc dù, vẫn còn tồn tại tình trạng người dân, khách du lịch xả rác thải, nước thải không đúng quy định, ảnh hưởng đến môi trường du lịch tại điểm đến. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát: có tới 91,86% người dân bản địa đánh giá rất cao ý thức của khách du lịch trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và PTDL. Bên cạnh đó, chỉ có 8,15% khách du lịch đánh giá ý thức của người dân bản địa trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và PTDL ở mức kém, còn lại có tới 91,85% khách du lịch được khảo sát đánh giá từ mức trung bình trở lên.

- Ý thức trách nhiệm của cơ sở KDDL với TNDL và môi trường

Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, 100% các hộ KDDL đều thực hiện cam kết sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh; thực hiện việc thu gom và vận chuyển rác tập trung 2 lần/ngày; thực hiện sàng cát tại bãi biển... Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú cũng đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhằm bảo đảm yếu tố PTBV của doanh nghiệp và quyền lợi của du khách. Kết quả khảo sát người dân bản địa về ý thức trong việc tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và PTDL của các cơ sở KDDL thì có tới 86,05,% người dân địa phương đánh giá ý thức trách nhiệm của cơ sở KDDL với TNDL và môi trường ở mức trung bình trở lên, còn khách du lịch đánh giá tiêu chí này ở mức 91,85%.

3.1.3.4. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thanh Hóa dựa trên các tiêu chí đánh giá

Bằng bộ tiêu chí đã được tác giả đề xuất tại chương 2, tổng hợp các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp từ các phiếu khảo sát. Kết quả tổng hợp đánh giá thực trạng PTDL tại Thanh Hóa theo các tiêu chí đánh giá PTDLBV trong giai đoạn 2016-2020 được thể hiện trong bảng 3.3:


Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá thực trạng PTDL Thanh Hóa th o các tiêu chí đánh giá PTDLBV giai đoạn 2016 -2020

TT

Tiêu chí

Căn cứ đánh giá

Đánh giá

Nhóm tiêu chí đánh giá PTDLBV từ góc độ kinh tế

1.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch,

- 2016-2020 tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng lớn hơn so với mức phát triển chung của cả nước. Tăng bình quân giai đoạn

đạt 13,11%.

PTBV

2.

Đóng góp của du lịch vào GRDP của địa phương

- Đóng góp từ du lịch cho nền kinh tế của tỉnh còn khá nhỏ và đang có xu hướng giảm.

Chưa BV

3.

Tăng trưởng lượng

khách du lịch hàng năm

- Tăng trưởng bình quân GĐ 2016-2020 đạt 4,1%.

Chưa BV

4.

Thời gian lưu trú trung

bình của khách du lịch (khách lưu trú)

- Giai đoạn 2016-2020 thời gian lưu trú bình quân của khách

còn rất thấp chỉ đạt từ 1,78/1 khách -1,85 ngày/1 khách, bình quân khoảng 1,81 ngày/khách và không tăng thêm trong cả giai đoạn.

Chưa BV

5.

Tổng lượng vốn đầu tư cho du lịch

- Giai đoạn 2016 - 2020, Thanh Hóa đã thu hút được 25 dự án đầu tư KDDL, với tổng vốn đăng ký khoảng 29.411 tỷ đồng và diện tích sử dụng đất khoảng 18.945 ha. Cơ cấu nguồn vốn ngàycàng đa dạng, nguồn vốn xã hội hóa đạt tỷ trọng gần 80% tổng nguồn

đầu tư phát triển du lich giai đoạn 2016-2020.

PTBV

6.

Công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Chưa đạt hiệu quả, do kinh doanh mùa vụ chỉ tập trung từ

tháng 4 tới hết tháng 9 hàng năm. Quá tải vào mùa hè còn các mùa còn lại vắng khách.

Chưa BV

7.

Tính đa dạng của sản phẩm du lịch, dịch vụ DL

- Có tới 59,26% khách đánh giá mức ít phong phú và trung bình, 7,41% đánh giá rất nghèo nàn, và chỉ có 33,3% khách du lịch đánh

giá là phong phú và rất đa dạng (<70%).

Chưa BV

8.

Chất lượng sản phẩm DL, dịch vụ du lịch

- Có tới 14,81% khách du lịch đánh giá ở mức kém và rất kém; 49,63% đánh giá ở mức trung bình và 35,56% khách du lịch

đánh giá ở mức tốt và rất tốt (<70%).

Chưa BV

9.

Mức độ hợp lý về giá các

loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ du lịch

Mức độ hợp lý về giá được đánh giá theo kết quả khảo sát đạt: 72,59% > 70%.

PTBV

10.

Chi tiêu bình quân của du khách

- Chi tiêu bình quân du khách ở mức không cao. Năm 2020 chỉ đạt 1,4 triệu đồng/người; tỉnh Thanh Hóa còn thiếu sức hút ở các

địa điểm thăm quan do các khu vui chơi giải chí còn thiếu về số lượng cũng như mức độ đầu tư.

Chưa BV

11.

Mức độ hài lòng của du khách

Có 17,78% khách du lịch cho rằng không hài lòng và rất không

hài lòng; và có 82,22% khách du lịch đánh giá ở mức hài lòng trung bình trở lên (>80%).

PTBV

Nhóm tiêu chí đánh giá PTDLBV từ góc độ x hội

12.

Số lượng, chất lượng nguồn lao động

- Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm rất thấp chưa tới 10% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm khoảng

20,44% tổng số lao động ngành du lịch.

Chưa BV

13.

Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ DL

- Mức tăng bình quân lao động ngành du lịch giai đoạn 2016 – 2020 là 18,63%, có tới 82% người dân địa phương khi được hỏi

đã ghi nhận mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch ở mức nhiều rất nhiều (>80%).

PTBV

14.

Tỷ lệ người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ

trương đầu tư dự án du lịch trước khi triển khai

- 82,56% người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án du lịch trước khi triển khai ở mức độ trung bình trở lên.

Vẫn còn 17,44% cho rằng chưa bao giờ hoặc ít khi được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án DL trước khi triển

Chưa BV




khai.


15.

Đóng góp của du lịch cho xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương

- Có tới 97,67% người dân địa phương đánh giá mức độ đóng góp của du lịch cho xoá đói giảm nghèo và tạo cơ hội nâng cao thu nhập, hưởng lợi cho người dân bản địa ở mức nhiều vào rất nhiều (>80%).

PTBV

16.

Diễn biến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, dịch bệnh

sau khi có HĐDL

Mức độ được ghi nhận sự xuất hiện của tệ nạn xã hội khi có HĐDL: 4,65% < 10%

PTBV

17.

Mức độ hài lòng của

cộng đồng địa phương đối với hoạt động DL

Mức độ được ghi nhận mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đôi với HĐDL: 94,19% > 80%.

PTBV

Nhóm tiêu chí đánh giá PT BV từ góc độ môi trư ng

18.

Tỷ lệ các khu, điểm có TNDL được quy hoạch,

đầu tư

- 100% các khu, điểm TNDL được quy hoạch theo định hướng phân kỳ đầu tư trước khi triển khai dự án.

PTBV

19.

Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích

- Hệ thống di tích, danh lam - thắng cảnh trên toàn tỉnh vẫn còn hơn 4.000 di tích, như vậy tỷ lệ khai thác tài nguyên còn rất thấp,

trong khi đó tỷ lệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ mới chỉ chiếm 37,5% (<70%).

Chưa BV

20.

Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải.

- Tỷ lệ thu gom rác thải toàn tỉnh đến hết năm 2018 đạt khoảng 85%, đến năm 2019 là 89%, năm 2020 là 90% và trên 85% cơ sở sản xuất kinh doanh có hệ thống thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; lượng chất thải chưa được xử lý hiện nay trên địa bàn kể cả

địa bàn nông thôn là 8% và 15% cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý môi trường.

Chưa BV

21.

Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch

- Phần lớn thời gian trong năm không vượt quá sức chứa thực tế tối đa, tuy nhiên vào thời điểm hè vượt quá sức chứa từ tháng 4 tới tháng 9 hàng năm và đặc biệt là các ngày cuối tuần, các ngày

nghỉ lễ.

Chưa BV

22.

Chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch

- Có 79,07% người dân địa phương đánh giá chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch ở mức trung bình trở lên (<80%) và vẫn còn 20,93% đánh giá ở mức kém; 79,26% khách du lịch đánh giá chất lượng môi trường tại các khu, điểm DL ở mức trung bình trở lên (< 80%) và vẫn còn 20,74% đánh

giá ở mức kém.

Chưa BV

23.

Ý thức trách nhiệm của khách du lịch với TNDL

và môi trường

- Người dân địa phương đánh giá rất cao ý thức của khách du lịch trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và PTDL ở

mức lên đến 91,86% (> 80%).

PTBV

24.

Ý thức trách nhiệm của người dân địa phương với TNDL và môi trường

- Có 8,15% khách du lịch đánh giá ở mức rất thấp, còn lại 91,85% khách du lịch đánh giá ý thức trách nhiệm của người dân địa

phương với TNDL và môi trường từ mức trung bình trở lên (> 80%).

PTBV

25.

Trách nhiệm của cơ sở KDDL với TNDL và môi trường

- Người dân địa phương đánh giá ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và PTDL của các cơ sở KDDL mức ghi nhận 86,05,% (>80%), còn khách du lịch đánh giá ở mức 91,85%

(>80%).

PTBV

(Nguồn: NCS khảo sát, tổng hợp và đánh giá)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023