quát và chưa đề cập đến vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp gắn với những vấn đề mới nảy sinh do yêu cầu của quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội. Với các điều kiện đặc trưng như tốc độ xây dựng nông thôn mới nhanh, nguồn vốn thuận lợi, sức ép về việc làm lao động nông nghiệp lớn, đòi hỏi phải có một nghiên cứu riêng mới có thể giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Do vậy, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới và những đặc trưng riêng biệt của Thủ đô nhằm bổ sung lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong hoàn cảnh mới.
- Về lý luận: xây dựng khung lý luận chung về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tác động qua lại với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội. Làm rõ và phân tích đặc điểm của lao động nông nghiệp nói chung và lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội. Đánh giá những tác động của việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở thủ đô tới việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các huyện của thủ đô Hà Nội.
- Về thực tiễn: Đánh giá tình hình thực trạng việc làm cho lao động nông nghiệp ở thủ đô Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2008
– 2013. Phân tích kết quả thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới tác động tới việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội. Qua đó, đề xuất phương hướng và giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 định hướng 2030.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Có thể bạn quan tâm!
- Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 2
- Một Số Sách Tham Khảo, Chuyên Khảo Liên Quan Đến Đề Tài
- Khái Quát Những Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học Liên Quan Đến Đề
- Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 6
- Việc Làm Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Mối Quan Hệ Giữa Việc Làm Cho Lao Động Nông Nghiệp Với Quá
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
2.1. Cơ sở lý luận việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp
2.1.1. Khái niệm về việc làm
*Quan niệm về vấn đề việc làm của một số nước trên thế giới
- Các nhà kinh tế học Anh cho rằng: “việc làm, theo nghĩa rộng, là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế”. Theo quan điểm này thì tất cả những hoạt động tạo ra thu nhập mà không cần phân biệt có được pháp luật cho phép hay bị ngăn cấm, đều được gọi là việc làm. Quan điểm này chỉ đặt nặng vấn đề kinh tế của việc làm, trong khi đó, tính pháp lý là một trong những nguyên tắc cơ bản để xác định là việc làm thì chưa được đề cập đến.
- Các nhà kinh tế học của Liên Xô lại cho rằng: “Việc làm là khả năng tham gia của người lao động vào một hoạt động xã hội có ích trong khu vực xã hội hoá sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ, trong kinh tế phụ của các nông trang viên”. Quan điểm này đã coi cả các công việc như đang đi học, đang tham gia các lực lượng vũ trang, làm các công việc nội trợ đều được coi là việc làm. Cũng như quan điểm của các nhà kinh tế học Anh, quan điểm này chủ yếu tập trung tính hữu ích của việc làm nói chung, coi các hoạt động hữu ích của con người là việc làm, song tính pháp lý của việc làm lại không đề cập đến.
- Bộ luật “Việc làm của cư dân Liên bang Nga” xác định một hoạt động được xem là việc làm như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãn những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị luật pháp Liên bang Nga nghiêm cấm”. Quan điểm này cho thấy, đối với Nhà
nước Nga hiện nay, quan niệm về vấn đề việc làm được rộng mở trên tất cả các hoạt động của con người, song nó phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau:
+ Hoạt động đó nhằm thoả mãn những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập.
+ Không bị luật pháp Liên bang Nga nghiêm cấm.
Do đó, những hoạt động trái với những quy định trên đều không được Nhà nước Nga công nhận là việc làm. Với quan niệm như vậy, tất cả các hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho xã hội và cá nhân được nhà nước khuyến khích, bảo vệ đều được xem là việc làm. Theo quan niệm này, việc làm bao gồm cả công việc có mang lại thu nhập hoặc không mang lại thu nhập, miễn là hoạt động đó không bị luật pháp ngăn cấm. Đây là một quan niệm rất phù hợp với điều kiện phát triển của thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam.
- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quan niệm việc làm là một phạm trù kinh tế, nó xác định hệ thống quan hệ giữa con người về việc đảm bảo cho họ những chỗ làm việc và tham gia vào hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất. Khái niệm này đã được chính thức thông qua tại Hội nghị quốc tế của ILO lần thứ 13 (1993) và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, nếu xem tất cả các công việc được trả công (được nhận thù lao) là việc làm thì sẽ dẫn đến sự thừa nhận các hoạt động bất hợp pháp (như các hoạt động tội phạm buôn bán ma tuý, khủng bố...), các hoạt động vi phạm đạo đức xã hội (mại dâm), truyền thống các dân tộc... cũng xem là việc làm. Hơn nữa, mỗi một quốc gia có quan niệm khác nhau về việc làm phù hợp với điều kiện của quốc gia mình. Có những hoạt động được quốc gia này xem là việc làm nhưng lại vi phạm đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia khác, thì sẽ bị xem là phạm pháp, và không coi đó là việc làm. Do vậy, khái niệm trên là một khái niệm có tính chung
nhất, nhằm tạo cơ sở để các quốc gia có thể vận dụng những thành tố phù hợp cho từng điều kiện cụ thể đất nước mình.
* Quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam
- Theo quan niệm trong Đại từ điển kinh tế thị trường, “Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh” [38, tr. 1073]. Với quan niệm này, việc làm được coi là quá trình hoạt động sản xuất của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, để phát huy tốt các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với quan niệm trên, có rất nhiều hoạt động lao động của người lao động sẽ không được xem là việc làm. Ví dụ như những hoạt động: bảo đảm sự ổn định phát triển của xã hội, hỗ trợ cho những người thân tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh... để có thu nhập ổn định không được tính đến. Chính những hoạt động đó đã tạo nên sự ổn định về các điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất trực tiếp diễn ra suôn sẻ.
- Theo các tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, “việc làm là hoạt động lao động được thể hiện ở một trong 3 dạng sau: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho công việc đó; Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân; Làm các công việc cho gia đình” [37, tr. 52]. Với quan điểm này, vấn đề việc làm được quan niệm một cách rộng rãi hơn. Ở đây ngoài những hoạt động mang lại thu nhập (như tiền công, tiền lương, lợi nhuận), các công việc gia đình tuy không trực tiếp mang lại thu nhập cũng được xem là việc làm. Song, quan điểm này vẫn còn chưa đề cập đến một sổ hoạt động khác như hoạt động của các lực lượng vũ trang, của những thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự. Theo chúng tôi, những công việc đó cũng phải được xem là việc làm, vì, mặc dù không mang lại thu nhập nhưng đảm bảo an ninh xã hội và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng môi trường hoà bình, ổn định cho đất
nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những hoạt động mang lại lợi ích to lớn cho xã hội như vậy cần phải được xem là việc làm. Hơn nữa, quan điểm này cũng không đề cập đến tính pháp lý của việc làm, tức hoạt động mang lại thu nhập nhưng phải được luật pháp cho phép.
- Tác giả Bùi Anh Tuấn thì cho rằng, "Việc làm có thể được hiểu là phạm trù để chỉ trạng thải phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội" [2, tr. 8]. Cũng như các quan điểm vừa nêu, quan niệm này xem việc làm là một chỗ làm việc cụ thể nào đó của quá trình lao động được diễn ra, nhằm phân biệt với tình trạng thất nghiệp hoặc không làm việc. Quan niệm này đã nêu lên các đặc trưng về việc làm như:
+ Là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố là sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất. Là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện mà họ sử dụng để làm việc.
+ Lấy các lợi ích (vật chất và tinh thần) mà các hoạt động đem lại để xem xét hoạt động đó có được coi là việc làm hay không.
- Quan điểm về việc làm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đối với nước ta, quan niệm về việc làm đã được điều 13, Chương 2, Phần Việc làm của Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội Khoá IX Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 1994 nêu rõ như sau: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị luật pháp cấm đoán đều được thừa nhận là việc làm" [48]. Hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: làm những công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật, những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Vai trò của nhà nước đối với vấn đề việc làm cũng được Điều 14 của Bộ Luật chỉ rõ:
“- Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay
vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết việc làm cho người lao động.”
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, việc làm không chỉ tạo ra trong khu vực nhà nước mà trong tất cả các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy người lao động linh hoạt, chủ động trong tìm kiếm việc làm, không ỷ lại hoặc trông chờ vào Nhà nước. Người có việc làm hiện nay bao gồm tất cả những người làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, trong hệ thống các cơ quan Đảng, đoàn thể, các tổ chức có hưởng thù lao dưới các hình thức thể hiện qua mức thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật, nhằm phục vụ nhu cầu cho bản thân và gia đình người lao động. Quan điểm này cũng xác định những người làm việc trong các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước cũng được thừa nhận là có việc làm. Bên cạnh đó, theo quan niệm này, việc làm còn bao hàm cả những người làm việc trong gia đình, tức là tự làm để thu lợi cho bản thân và gia đình nhưng không được trả công cho các công việc đó.
2.1.2. Một số lý thuyết tạo việc làm
* Lý thuyết tạo việc làm và thất nghiệp của các nhà khoa học trước Mác
- Adam Smith (1723-1790) là một trong những người đặt nền móng và sáng lập ra khoa kinh tế chính trị và tạo dựng những cơ sở lý thuyết về giá trị lao động, đặt lao động vào trung tâm kinh tế và những nghiên cứu của mình.
Trong tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của các dân tộc”, ông khẳng định rằng, hoạt động của con người, những khát vọng của họ được xác định bởi quyền lợi riêng, lợi ích cá nhân của chính họ. Một trong những nội dung trong học thuyết của ông là, soạn thảo lý thuyết giá trị lao động và việc vận dụng nó vào phân tích kinh tế thị trường, mà trong đó ông chứng minh rằng, nguồn gốc của mọi sự giàu có là lao động, và lao động tạo ra giá trị, xác định không chỉ lương, mà cả lợi nhuận và lợi tức. Ông đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu về nguồn gốc của lợi nhuận và lợi tức của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ồng cho rằng, giá trị mà người công nhân cộng thêm vào giá trị vật chất, được tách ra trong trường hợp này gồm 2 phần, một phần từ đó chi trả cho lương người công nhân, phần kia tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp, tính vào toàn bộ số vốn mà nhà doanh nghiệp đã tạm ứng dưới dạng vật chất và lương. Giới chủ sẽ không thuê những công nhân này, nếu họ tính toán thấy không nhận được từ việc bán những sản phẩm do công nhân đó làm ra cao hơn tổng số vốn mà họ bỏ ra. Lao động xác định không chỉ một phần vào lương, mà cả trong một phần được tính vào lợi nhuận và lợi tức.
- Alfred Marshall (1842-1924) được cho là sáng lập trường phái tân cổ điển. Trong tác phẩm nổi tiếng “Những nguyên tắc cơ bản của khoa kinh tế” được công bố năm 1890, ông cho rằng, để đảm bảo việc làm thì vấn đề điều tiết cung và cầu có ý nghĩa rất quan trọng, và điều tiết cuối cùng là cầu tiêu thụ, và sự điều tiết này thị trường thực hiện tự động hoàn toàn.
Ông cũng cho rằng, cân bằng, đặc biệt trong lĩnh vực lao động không thường xuyên có chỗ, và cùng với dòng thời gian, cung lao động ở trong bất kỳ trường hợp nào ít nhiều thích nghi với cầu lao động, hơn nữa, tương thích giữa cung và cầu thường bị rối loạn đột ngột. Ông cho rằng, tăng số lượng công nhân sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động tốỉ đa, và cũng chính là dẫn đến giảm lương. Cách lập luận này chỉ đúng trong giới hạn một cá thể sản xuất với những điều kiện khác không đổi, tức là chỉ đúng khi tất cả các thành tố của quá trình sản xuất đều cố định, chỉ có đại lượng số lượng công nhân là thay đổi.
- Arthur Pigou (1877-1959) trong “Lý thuyết thất nghiệp” xuất bản 1933 cho rằng, nguyên nhân của thất nghiệp là mức lương cao, còn giảm lương sẽ tăng được việc làm, bởi vì sẽ giảm được chi phí sản xuất và sẽ mở ra được khả năng thuê mướn thêm lao động. Theo A.Pigou, giảm chi phí sản xuất sẽ dẫn đến giảm chung được giá cả hàng hoá và tăng được sức mua, kích thích đầu tư phát triển sản xuất, và tăng việc làm. Tác dụng từ cầu về lao động thực tế sẽ là yếu tố xác định khối lượng việc làm. Từ đó ông kết luận rằng, trong môi trường cạnh tranh hoàn toàn tự do giữa những người làm thuê và lao động hoàn toàn cơ động, thì tính chất mối liên hệ giữa biểu giá lương thực tế mà người lao động đòi hỏi và tác dụng của cầu về lao động sẽ rất đơn giản. Khuynh hướng cứng rắn tới việc xác lập hệ số như thế giữa biểu giá lương và cầu để mọi người đều có việc làm sẽ thường xuyên hoạt động
* Lý thuyết tạo việc làm và thất nghiệp của Chủ nghĩa Mác- Lênin
Vấn đề việc làm được C.Mác nghiên cứu ở tập 1, chương 23 trong tác phẩm “Tư bản”. Ông cho rằng, cầu về lao động tăng lên cùng với sự gia tăng đầu tư của tư bản, tăng đầu tư tư bản sẽ làm tăng năng suất lao động và sẽ dẫn đến tăng lương. Song do tác động của quy luật giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ tư bản sự gia tăng đó bị chế định. Để thu được nhiều giá trị thặng dư, việc gia tăng tư bản sẽ tập trung vào tư bản bất biến (c) nhiều hơn là tư bản khả biến (v). Bởi vì nhà tư bản tăng đầu tư là nhằm gia tăng sản xuất nhiều giá trị thặng dư, do đó, để tăng sản xuất giá trị thặng dư, phải cảỉ tiến kỹ đầu tư kỹ thuật- công nghệ mới, làm cho đầu tư tư bản cố định tăng. Kết quả dẫn đến là, vốn lưu động và cầu sức lao động giảm tương đối, số lượng việc làm tăng chậm hơn so với toàn bộ tư bản của nền sản xuất xã hội. Ông cho rằng:
Lượng cầu về lao động không phải do quy mô của tổng tư bản quyết định, mà do quy mô của bộ phận khả biến của tư bản quyết định, cho nên cùng với sự tăng lên của tổng tư bản thì lượng cầu về lao động cũng dần dần giảm bớt đi chứ không phải tăng lên theo tỷ lệ với sự tăng thêm của tổng