Hoàng Việt Hằng – “Một Mình Khâu Những Lặng Im” Và Âm Thầm Tỏa

tìm được tiếng nói đồng cảm, sự sẻ chia chân thành từ tâm thế người đọc. Nữ thi sĩ luôn chắt lọc để đem đến cho thơ một diện mạo mới. “Đứa con ta sinh ra/ Đâu hồn đâu phách/ Diện mạo như nước chảy/ Tính tình tựa gió mây/ Ta nhận ra con/ bởi vòng hào quang ai oán/ Một đêm với cõi/ động mùa/ sao rụng/ rơi trăng” (Nghiệp chướng thi ca).

Thơ đến với chị cùng lúc với bệnh tật đang hành hạ tinh thần và thể xác. Chính những ngày ở trong bệnh viện tâm thần lại giúp cho Dư Thị Hoàn có được những suy nghĩ chín chắn hơn, đồng thời cũng khởi nguồn trong dòng chảy của tâm thức nhà thơ. Đối với Dư Thị Hoàn, khi điên cũng là lúc sáng suốt nhất bởi đó là hành trình đi tìm bản ngã của mình: “Tôi sẽ khỏi bệnh/ Lại dịu dàng hát bên chiếc khung thêu ngày ấy/ Không cần bác sĩ/ Không cần những viên thuốc đắt tiền/ Chỉ cần đôi bàn tay nào run rẩy mang đến/ Một nhành hoa dại thôi” (Trong bệnh viên tâm thần).

Mỗi người có một quan niệm khác nhau về thơ, tùy thuộc vào thiên hướng tư duy, nhận thức và cảm xúc của họ. Với Dư Thị Hoàn, thơ còn như một cái nghiệp “ Thơ đến với tôi cùng lúc với những hoạn nạn mới mẻ và sâu sắc thì đúng hơn. Nó chấn động cuộc sống của tôi đến mức quá tải. Tôi còn chịu đựng được có nghĩa là tôi còn cơ hội để tìm hiểu tôi, giống và khác một con người ở chỗ nào? Tôi muốn mã hóa những cuộc tìm kiếm ấy. Rút cuộc, tìm kiếm lại dẫn tôi đến với những bất ngờ liên tiếp chứ không phải đáp số. Khi nào tôi gặp được đáp số thì có lẽ thoát được nghiệp chướng văn thơ”. Bởi vậy, quan niệm của Dư Thị Doàn về thơ cũng hết sức độc lập, bản lĩnh. Với chị thơ – là nơi ký thác tâm hồn với những niềm vui, nỗi buồn, đau khổ yêu thương của cái tôi cô đơn và cả những ngẫm ngợi, suy tư nhân tình thế thái. Chị viết bằng trái tim đầy mẫn cảm, ưu tư với một tâm hồn nóng bỏng, bồi hồi. Thơ Dư Thị Hoàn là tiếng nói vang lên từ tâm thức. Nhà thơ khẳng định được “cái tôi” trong thơ và sự kiếm tìm mệt mỏi trên con đường đi đến “thiên đường thơ”.

Dư Thị Hoàn đã phả hồn mình vào trong rất nhiều bài thơ của chị. Nó nặng trĩu nỗi lo, day dứt, trăn trở. Từng tiếng thơ vang lên nhẹ nhàng, man mác như tiếng thơ buồn trong đêm. Đằng sau vẻ đẹp tuyệt diệu của hoa quỳnh, trái tim đa cảm của

chị chợt dâng lên niềm xót xa cho kiếp đời ngắn ngủi của nó. Đến khi trở lại chính mình mới thấy đơn độc biết nhường nào: “Hỡi ơi! Người đến muộn sao,/ Chỉ còn tịch mịch canh thâu đêm thừa…”(Khóc hoa quỳnh).

Nữ thi sĩ cũng dành một phần rất sâu kín trong tâm hồn để lăn lóc thân phận, sẻ chia, chua xót với nỗi đau của những cảnh đời không mấy bình yên: “Em lăn lóc kiệt sức dưới bàn chân chiến thắng/ Họ đá bật em từ phía này sang phía nọ để lưu danh” (Tâm sự quả bóng đá).

Qua thời gian chiêm nghiệm, tinh lọc đã phát tiết ra những bài thơ mang “hơi thở, máu thịt mình” (Dư Thị Hoàn). Bởi thế thơ của chị bàng bạc cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm là vậy. “Nếu anh cũng như em/ Đòi nhau sự viên mãn/ Thì điểm gặp nhau của chúng ta/ Còn thảm hại hơn hai hòn bi” (Viên mãn). Thế mới biết con đường tìm đến với thơ thật nan giải, chứ không hề đơn giản, chị đã phải nếm trải tất cả những buồn vui, cực nhọc của cuộc đời không mấy bình yên. “Đường vào mộ địa gập ghềnh con chữ/ cỗ xe tang câm lặng chở ham muốn/ hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố/ lăn bánh nhọc nhằn…” (Thi sĩ).

Để sáng tạo và làm nên dấu ấn riêng thật không hề dễ dàng, Dư Thị Hoàn đã phải sử dụng hàng loạt những động tác và giác quan của mình một cách tinh tế để cảm nhận sự trôi chảy của thơ “Tôi nấp/ Tôi nghe/ Tôi nín thở/ Rồi tất cả trong tôi vụn vỡ ra/ Sức cộng hưởng đang tàn phá/ Tôi bắt gặp thi ca” (Viết tặng một nhà thơ già). Và đặc biệt trong thơ thì vấn đề xúc cảm là một yếu tố quyết định nên cái hồn của bài thơ, Dư Thị Hoàn đặc biệt chú ý đến vấn đề này, nếu không có xúc cảm mãnh liệt, dồi dào trong sáng thì nhà thơ không thể thăng hoa nghệ thuật, và sáng tạo nên những hình tượng đẹp, những thi tứ hay.

Quan niệm thơ của Dư Thị Hoàn có gốc rễ sâu xa từ một tài năng và khát vọng hoàn thiện thi ca. Nó được soi rọi từ nhiều góc độ và bằng những điểm nhìn khác nhau. Đó còn là sự kế thừa truyền thống thơ ca dân tộc, lại vừa tìm tòi, cách tân để tạo ra một thế độc lập. Dư Thị Hoàn vừa cái nhìn chủ quan nhưng lại được chắt lọc từ hiện thực khách quan. Vì vậy, nhà thơ luôn tự chủ động vươn lên nhưng thành trì kiên cố với sự học hỏi không ngừng trong việc đổi mới phong cách thơ của mình.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

sáng.

1.2.2.3.Hoàng Việt Hằng – “một mình khâu những lặng im” và âm thầm tỏa

Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 5


Trong lịch sử văn học Việt Nam không có nhiều người đàn bà theo nghề viết

mà có được hạnh phúc viên mãn. Đàn ông sống bằng nghề viết đã cực nhọc, mà đàn bà sống bằng nghề viết còn cực nhọc gấp bội. Và Hoàng Việt Hằng là minh chứng tiêu biểu cho số phận truân chuyên của người đàn bà trót đa mang nghiệp cầm bút để bươn chải với cuộc sống.

Hoàng Việt Hằng tên thật là Hoàng Thị Hằng sinh ngày 29 tháng 12 năm 1953 tại Vân Hồ, Hà Nội. Hội viên nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm chính: Những dấu lặng (1990), Tự tay nhóm lửa (1996), Chuông vọng (2000), Một mình khâu những lặng im (2005), Vệt trăng và cánh cửa (2008)…Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2008 cho tập thơ Vệt trăng và cánh cửa, giải thưởng 5 năm của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1990 – 1995) cho tập Những dấu lặng, giải thưởng của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học – nghệ thuật Việt Nam cho các tập thơ: Một mình khâu những lặng im, Tự tay nhóm lửa

Là người Hà Nội gốc, yêu thơ, đến với thơ ca từ năm 17 tuổi, Hoàng Việt Hằng tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du khóa 7. Khác với bạn bè, chị là người lận đận trên con đường công danh và duyên phận. Chị gặp và yêu nhà văn Triệu Bôn khi ông đã nổi tiếng với “Mầm sống” và những tập truyện ngắn, truyện dài của một người lính đã kinh qua chiến tranh bom đạn. Mối tình éo le của cô gái mới lớn và nhà văn lớn tuổi trải qua biết bao nhiêu ghềnh thác, kéo dài bao nhiêu năm rồi mới có một đám cưới.

Là người cầm bút sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng Hoàng Việt Hằng thường viết về những phận người nhỏ bé, thua thiệt nhiều lẽ ở đời. Đọc thơ chị nhiều, day dứt cùng chị những hình ảnh người đàn bà bán rau, những phụ nữ nghèo “rắc ngô và rắc lúa” trên núi cao, một chị Thứ nông dân nào đó ở đồng bằng Bắc Bộ mà chỉ cần nhà thơ không ngủ ở khách sạn 5 sao một đêm là đã có thể đỡ cho chị một năm không phải ra đồng…Hoàng Việt Hằng lúc nào cũng cúi xuống những số phận có phần lấm lem như vậy, dường như hơi “âm lịch” so với cuộc sống đang rầm rập hào nhoáng ngoài kia. Chị rất thích những chuyến đi xa, với chiếc túi trên

đôi vai vững chãi, cây bút và trái tim nồng ấm trong ngực, để được chia sẻ, được đến gần những con người thiếu may mắn. Với chị, họ chính là tri âm, là người vực chị dậy sau những đau buồn, an ủi chị và trở thành lý do để chị tiếp tục cuộc sống.

Nhẫn nại, hi sinh, luôn nhận về mình mọi thua thiệt, lúc nào cũng cố gắng làm tròn đầy mọi hao khuyết, nhưng rồi cuộc sống vẫn không cho chị bình yên. Bình yên thực sự với Hoàng Việt Hằng có lẽ là khi chị nhận ra rằng, làm người đàn bà nhiều khi phải học cách dựa vào chính mình, làm chủ đời mình, như một cái cây đứng giữa trời mà reo…Dựa vào chính mình, cái ý nghĩ ấy ít nhiều mệt mỏi, ít nhiều “cực chẳng đã” nhưng biết làm sao, khi người đàn bà đã trót cầm bút, chấp nhận những đọa đày chữ nghĩa. Nhất là khi người đàn bà ấy lại chấp nhận gắn bó số phận mình với một người chồng, một người lính, một nhà văn đang phải chịu không chỉ đọa đầy chữ nghĩa mà còn là biết bao chằng víu cuộc đời riêng… Trong sự gắn bó định mệnh ấy, người đàn bà yêu chồng biết làm gì hơn ngoài sự im lặng. Hãy nhìn sự im lặng chất chứa thân phận trong thơ Hoàng Việt Hằng:

“Em khâu tóc trắng thay lời

Mỗi khi cúi xuống rã rời nỗi đau Con chồng, vợ cũ đồng sâu

Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng.”

Viết về đời riêng, cho chân thực, cho sòng phẳng với chính mình đúng là không dễ. Chị từng tâm sự: “Khi chồng tôi còn sống, những lúc rượu say anh thường bảo tôi, giá như em đừng thật như vậy thì em không khổ, và anh cũng không làm em đau đớn. Nhưng tôi nghĩ, dưới ánh sáng mặt trời, mọi sự cần minh bạch và ta nên minh bạch. Có nhiều người thích tô son, trát phấn, đắp điếm cho đời sống của mình, còn tôi thì không. Giời cho thế nào thì tôi nhận thế đấy, tôi không chối bỏ điều gì.”. Không chối bỏ điều gì, cho dù đó là ngọt ngào hay cay đắng, sung sướng hay khổ đau, bất hạnh, đó là một thái độ sống mà phải trải qua rất nhiều chặng gian nan của cuộc đời Hoàng Việt Hằng mới chiêm nghiệm thấy. Bởi thế thơ chị rất giản dị và gần gũi, người đọc có thể soi thấu mình trong những thân phận, những cuộc đời lam lũ nhỏ bé để thấy mình cần sống xứng đáng hơn.

Còn lại một mình với con trai, với những ký ức không nguôi thổn thức, chị Hoàng Việt Hằng lại lao vào cuộc vật lộn để sống, để cặm cụi viết. Những chuyến đi đơn độc, nhọc nhằn nhưng lại cho chị niềm vui, niềm hứng khởi. Một nhà thơ, người bạn của chị đã nói rằng, chị là người đàn bà luôn phải bôn ba qua nhiều ngả phố, miền đất, chân bước nhanh nhưng trái tim cứ ngoảnh lại, xuyên vào những buồn thương nhân thế. Và trong một nửa là thơ. Một nửa là cuộc đời kiếp lạc đà ấy là vời vợi mênh mông nỗi buồn. Chị cũng ngộ ra rằng, cái kiếp viết, dù có nhọc nhằn, có bạc bẽo thì cùng:

Xin cảm ơn câu thơ Cho tôi tựa vào người

Mỗi khi đơn độc…Tôi tựa vào Người Để thở

Để sống

Và để chết….

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG.


Với mong muốn góp cho đời những vần thơ hay, thi sĩ đã phải đi hết cái tôi của mình để hiểu được cái ta của mọi người. Làm được điều này, cái tôi của nhà thơ đã phân thân, biến báo thành nhiều người để thấu suốt và bộc lộ được các sắc thái tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của nhiều số phận. Mỗi con người ấy hiện diện trong thơ là một cái tôi trữ tình, là nơi chốn để nhà thơ gửi gắm một phần diện mạo của cái tôi trong mình. Xây dựng lên trong thơ một thế giới những hình tượng cái tôi trữ tình khá đa dạng và nhiều tầng bậc cảm xúc khác nhau. Mỗi một nhà thơ một cá tính sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân riêng biệt tạo nên sự phong phú,đa dạng trong nền thơ Việt Nam hiện đại.

2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn.

Thơ thường nói về cái tôi của chính chủ thể sáng tạo. Nói cách khác, thơ là phương tiện để người nghệ sĩ gửi gắm những ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới nhân sinh. Dư Thị Hoàn đã xây dựng lên trong thơ một thế giới hình tượng cái tôi trữ tình khá đa dạng với cái tôi băn khoăn day dứt trước thực tại đời sống, cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm. Bên cạnh hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật, Dư Thị Hoàn đã tìm thấy cho mình những vần thơ chứa đựng chiều sâu của cảm thức văn hóa rất riêng trong tình yêu và trong cuộc sống.

2.1.1. Cái tôi trữ tình băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống.

Bước vào làng thơ với Lối nhỏ đã gây ấn tượng mạnh với công chúng yêu thơ đương thời. Bài thơ Lối nhỏ mở đầu tập thơ là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn thơ chưa rõ ràng song hết sức quyết liệt. Người phụ nữ ấy chấp nhận tất cả những “lối nhỏ”, lối đi gập ghềnh sỏi đá, lối đi rung động xốn xang…với niềm tin mãnh liệt: “Chính lối này đưa em đến anh”. “Anh” là hiện thân cho lý tưởng sống, lý tưởng nghệ thuật người phụ nữ ấy đeo đuổi. Một bài thơ nhỏ tiết lộ một thái độ

sống, thái độ nghệ thuật hết sức thành khẩn mà điều đó được hiện thực hóa bằng toàn bộ tập thơ. Dư Thị Hoàn lặng lẽ đi vào “lối nhỏ” thơ ca: trên hành trình đó, chị được hoài nghi, từ khước, tìm kiếm và tự vấn. Cái mới của chị là tinh thần hoài nghi (về lịch sử, quá khứ, hiện tại, dân tộc, văn hóa, thơ ca…), là nhu cầu mạnh mẽ khẳng định bản sắc cái tôi và niềm tin cá nhân.

Bước vào thế giới thơ Dư Thị Hoàn, người ta bất ngờ khi gặp diện mạo một cái tôi trữ tình khiêm nhường mà cá tính: chối bỏ đám đông, sự ồn ào, những đại ngôn, để nói tiếng nói của mình. Thế giới với chị thật giản dị đó là thế giới của “em”- cái tôi trữ tình nhập thân, và cái “tôi”- trữ tình tự bộc lộ. So với Thơ mới (1930 -1945), tiếng nói cá nhân thành thực này không có gì mới mẻ. Nhưng so với quãng im lặng của cá nhân trong bản hùng ca thơ cách mạng 1945 – 1975, tiếng thơ Dư Thị Hoàn đã trở thành những tiếng gọi cá – nhân đã mất, là sự thật đã bị vùi giấu đòi lộ diện. Bởi thế, cái tôi trữ tình trong thơ chị luôn băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống, chị luôn tự vấn, luôn đi tìm sự thật, bản chất của nhân sinh, cuộc sống, tình yêu…

Cái tôi Dư Thị Hoàn luôn băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống, và luôn khát tìm những chân lý sống, vì thế luôn có xu hướng đối thoại. Nhà thơ đặt câu hỏi: đâu là sự thật trong cuộc sống này? Chị nhận thức lại những vấn đề từ lớn lao đến nhỏ bé, từ cuộc sống chung đến con người cá thể. Cái tôi của chị đối diện với tổ quốc để đối thoại về giá trị của nó:

Tôi quỳ sụp trước hai tiếng hư vô Người là ai?

Uy nghiêm trên ngai vàng tín ngưỡng Có giây phút nào người ái ngại

Đất đai đóng khung vì người Tình yêu chật hẹp vì người

Đường viền của người thắt quặn trái tim tôi

(Tổ quốc)

Chị nhận thức lại về lịch sử dân tộc từ điểm nhìn của con người mang dòng máu Trung Hoa nhưng gắn bó với mảnh đất Việt:

Dải đất này chao đảo

Chẳng riêng mình chị cơi đốm lửa nhọc nhằn

Nếu bài thơ được viết

Từ ngôn ngữ của một dân tộc đau khổ

(Bức thư người Hoa)

Chẳng dễ dàng gì với một người như chị sống trên mảnh đất chịu quá nhiều đau khổ, nhưng với chị nó lại là ngọn nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và cho chị những khoảnh khắc bình yên. Những vần thơ như chính tâm hồn chị lan tỏa và hòa quyện với lòng yêu nước nồng nàn mới tạo nên những tứ thơ lay động hồn người như thế. Chị còn cảm nhận được nỗi nhọc nhằn trong sự sống thường nhật của mỗi cá thể qua một chuyến tàu:

Mỗi ngày ngần ấy chuyến

Đoàn tàu chở bao nhiêu nỗi lo âu lên dốc

(Qua đèo Hải Vân)

Nhịp điệu của cuộc sống cứ hiển hiện qua từng chuyến tàu qua lại, số phận của con người cũng vậy, bộn bề lo toan của cuộc sống có khi nào hết với những người lao động nghèo khổ. Và chị dường như mắc nợ với những tiếng kêu thương muôn kiếp từ cuộc đời ấy:

Khối óc tôi tàn tật

Bởi tiếng kêu cứu dai dẳng

Từ những số phận đang thoi thóp sống Từ những số phận đang đợi chờ.

(Trước ban thờ)

Nhận thức về những vấn đề của cuộc sống, Dư Thị Hoàn đi thêm một bước xa hơn là nhận thức lại về con người trên phương diện cá thể, tất nhiên trong đó có nhận thức về bản thân mình, trong đó nhiều nhất là những bài thơ viết về đề tài tình yêu. Tình yêu là ngọn lửa tạo nên sức sống trong tâm hồn con người và nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Macxim Gorki nói: “Tình yêu đó là thơ ca cuộc đời, cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà là tồn tại. Biết rằng mình đang yêu và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023