Cơ Hội, Thách Thức Và Bất Lợi Thế Đối Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững Của Tỉnh Thanh Hoá


nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C; vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C. Sự đa dạng về khí hậu tạo điều kiện, tiềm năng khai thác du lịch biển vào mùa hè, du lịch tâm linh vào mùa xuân; du lịch khám phá vào mùa thu, dông, từ đó tạo nên nét đặc trưng riêng cho các sản phẩm du lịch. góp phần thu hút khách DL trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm.

*Tình hình kinh tế, xã hội

- Tình hình kinh tế

Thứ nhất, GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 12,5%, vượt mục tiêu kế hoạch (12%), gấp 1,54 lần so với bình quân giai đoạn 2011-2015 và gấp 1,96 lần bình quân chung cả nước. Năm 2020, GRDP tỉnh Thanh Hóa ước đạt 133.816 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2015, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, tăng 5,98% so với năm 2019; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,96%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 11,60% (riêng công nghiệp tăng 12,80%); các ngành dịch vụ tăng 1,68%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,01%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 50,2 triệu đồng, tương đương với 2.156 USD. Về cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 17,65%, tăng 1,49%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 41,00%, tăng 0,04%; các ngành dịch vụ chiếm 34,26%, giảm 1,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,09%, giảm 0,28% so với năm 2019 (Theo báo cáo Cục thống kê Thanh Hóa, 2020).

Thứ hai, về phát triển doanh nghiệp, tính hết năm 2020 thành lập mới 3.200 doanh nghiệp, vượt 6,7% kế hoạch, với số vốn đăng ký 24.714 tỷ đồng, tăng 15%, có 777 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh quay trở lại hoạt động, tăng 4%; thành lập mới 65 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh lên 1.089 hợp tác xã.

Thứ ba, về hoạt động thương mại, dịch vụ: năm 2020, mặc dù là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, song một số ngành dịch vụ vẫn tăng so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 4,1%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,76 tỷ USD, tăng 1,6%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5 tỷ USD, tăng 1,8%; toàn tỉnh ước đón 7,2 triệu lượt khách; vận tải ước đạt 57,2 triệu tấn hàng hóa và 42,3 triệu lượt khách; xếp dỡ hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn ước đạt 39,7 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ; đã mở thêm 05 đường bay mới, nâng tổng số đường bay qua Cảng hàng không Thọ Xuân lên 08 đường bay; vận tải hàng không ước đón 1,2 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ.... (Theo báo cáo Cục thống kê Thanh Hóa, 2020).


Thứ tư, về HĐDL: HĐDL diễn ra sôi động; hạ tầng các khu, điểm du lịch, đặc biệt là khu du lịch biển FLC Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa tiếp tục được quan tâm đầu tư, giới thiệu, quảng bá tới khách du lịch trong và ngoài nước, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao. Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác, lượng khách du lịch đến Thanh Hoá trong năm 2020 giảm mạnh, chỉ đạt 65% kế hoạch của năm. Cụ thể, năm 2020, toàn tỉnh Thanh Hoá chỉ đón được trên 7,3 triệu lượt khách, giảm 24% so với năm 2019. Trong đó, khách quốc tế đạt trên 35,5 nghìn lượt khách, giảm 88,2% so với năm 2019, đạt 8,9% kế hoạch 2020. Lượng khách sụt giảm mạnh dẫn đến nguồn thu du lịch chỉ đạt hơn 10.300 tỷ đồng, giảm 28,4% so với năm 2019, đạt 50,7% kế hoạch năm 2020 (Theo báo cáo Cục thống kê Thanh Hóa, 2020).

Thứ năm, về đầu tư công: kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 từ nguồn cân đối ngân sách tỉnh, vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và trái phiếu Chính phủ do tỉnh quản lý đã được Chủ tịch UBND tỉnh giao chi tiết cho các chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư giải ngân và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ước tính năm 2020, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 111.503 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2019 (quý I tăng 11,7%, quý II tăng 14,2%, quý III tăng 20,4%, quý IV tăng 18,1%); trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 15.584 tỷ đồng, tăng 23,6%; vốn trái phiếu Chính phủ 434 tỷ đồng, giảm 37,4%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước 5.963 tỷ đồng, tăng 8,8%; vốn vay từ các nguồn khác của khu vực nhà nước 3.987 tỷ đồng, giảm 8,1%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 60.608 tỷ đồng, tăng 20,6%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 20.398 tỷ đồng, tăng 0,5% so với năm 2019.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

- Tình hình xã hội

Năm 2020, đời sống nhân dân trong tỉnh cơ bản ổn định. Các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng đầy đủ, kịp thời cho gần 75 nghìn đối tượng người có công với cách mạng, kinh phí thực hiện hơn 141 tỷ đồng/tháng; chi trả kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho 64.518 người có công với cách mạng, kinh phí thực hiện hơn 95,2 tỷ đồng. Dân số trung bình năm 2020 ước đạt 3.664,9 nghìn người, tăng 19,2 nghìn người so với năm 2019, tốc độ tăng dân số 0,53%.

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 13

Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH (2020), tính đến tháng 12/2020 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 50.500 lao động, đạt 73,2% kế hoạch, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp


đồng lao động là 4.750 người, đạt 47,5% kế hoạch, giảm 45,6% so với cùng kỳ năm 2019. Công tác giáo dục nghề nghiệp được quan tâm, số lao động được đào tạo nghề năm 2020 ước đạt 86,7 nghìn người, đạt chỉ tiêu kế hoạch và tăng 4,1% so với năm 2019. Tính đến tháng 11/2020, đã tiếp nhận và xử lý trên 27.755 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động (tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019); ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 26.543 lao động (tăng 62,2% so với cùng kỳ năm 2019); phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh triển khai chính sách hỗ trợ cho 24.102 đối tượng là người lao động, người sử dụng lao động và hộ kinh doanh gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số tiền đã chi trả là trên 24,8 tỷ đồng (Sở LĐTB&XH, 2020).

- Tình hình giáo dục và đào tạo

Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, nhân viên và CBQL giáo dục các cấp; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; ứng dụng CNTT; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giáo dục... Các trường học trong tỉnh đã hoàn thành công tác tuyển sinh đầu cấp và đạt kết quả cao trong việc huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp ở các cấp học, bậc học. Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được phát động từ nhiều năm qua; tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 1.526/2.018 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia (đạt 75,62%), trong đó: Mầm non 498/684 trường (đạt 72,80%), tiểu học 560/630 trường (đạt 88,89%); TH&THCS 25/65 trường (đạt 38,46%), THCS 405/578 trường (đạt 70,07%), THPT 38/96 trường (đạt 39,58%).

3.1.1.2. Tài nguyên du lịch

* Tiềm năng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên

Thanh Hóa là địa phương có vùng biển, đồng bằng và miền núi, do đó có thể nói đây là địa phương có tiềm năng rất lớn về địa hình, cảnh quan thiên nhiên phục vụ PTDL. Theo thì có thể khái quát tiềm năng, thế mạnh về địa hình cảnh quan thiên nhiên của Thanh Hóa trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, về địa hình Thanh Hoá có địa hình khá phong phú. Phần lớn diện tích của tỉnh là đồi núi, theo các dạng địa hình miền núi và trung du; miền đồng bằng; miền biển. Tổng diện tích tự nhiên của Thanh Hoá là 11.134 km2, chiếm 3,37% tổng diện tích tự nhiên cả nước, trong đó đất rừng 711.902ha, chiếm 63,7% diện tích của tỉnh; vùng bãi bồi ven sông, sinh thái biển khoảng 12.790 ha.

Thứ hai, về bãi biển, đảo Thanh Hóa có bờ biển chạy dài 102 km, tương đối


bằng phẳng với những bãi tắm, nghỉ mát nổi tiếng như Sầm Sơn, một số bãi tắm lý tưởng khác như Quảng Vinh (huyện Quảng Xương), Hải Tiến (huyện Hoằng Hoá), Hải Hoà (huyện Tĩnh Gia), với cảnh quan các vũng như vũng Gầm, vũng Thuỷ, vũng Biện, các cửa lạch như Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng và Lạch Ghép tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh.

Thứ ba, tiềm năng về hệ thống hang động, hồ rừng Thanh Hoá có vùng núi đá vôi rộng lớn với nhiều danh thắng hang động karster gắn với các truyền thuyết, di tích lịch sử văn hoá như động Từ Thức (huyện Nga Sơn) hấp dẫn khách du lịch, động Long Quang trên núi Hàm Rồng (TP Thanh Hoá), động Hồ Công ở Vĩnh Lộc, quần thể hang động Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia), động Tiên Sơn (huyện Vĩnh Lộc) một hang động có quy mô lớn và đẹp, động Bàn Bù hay còn gọi là Hang Ngán (huyện Ngọc Lặc).

Thứ tư, về tiềm năng của các khu bảo tồn thiên nhiên: Thanh Hóa có 3 KBTTN với giá trị cao về tính đa dạng sinh học với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm, đó là KBTTN Pù Luông (huyện Quan Hóa và Bá Thước), KBTTN Pù Hu (huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát), KBTTN Xuân Liên (huyện Thường Xuân). Trong đó, KBTTN Pù Luông đang được đầu tư và thu hút được rất nhiều khách du lịch khắp trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

* Tiềm năng về tài nguyên sinh vật

Theo báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa tại “Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Thanh Hóa đến 2020” thì Thanh Hóa là tỉnh có tài nguyên sinh vật phong phú có thể khai thác phục vụ PTDL. Đặc biệt, ở Thanh Hoá có vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh), cách thành phố Thanh Hoá 36 km về phía Tây Nam. Tổng diện tích rừng tự nhiên là 16.634 ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh là

8.544 ha, được xếp vào một trong mười vườn quốc gia bảo tồn thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam. Với bãi biển trải dài, lãnh hải rộng 1,7 vạn km2, Thanh Hóa có nhiều bãi cá lớn, các loại cá hay gặp là cá Hồng, cá Mối, cá Phèn…và rất nhiều đàn tôm thuộc hệ tôm He ở Việt Nam và trữ lượng lớn về mực, sứa, cua, ghẹ; đặc biệt là ốc hương hiện đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế, hấp dẫn

khách du lịch mỗi lần đến với Thanh Hóa. Như vậy, về mặt vị trí, địa hình, cảnh quan Thanh Hoá có những lợi thế để phát triển đầy đủ các loại hình du lịch: tắm biển, thể thao nước, leo núi mạo hiểm, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển, văn hoá sinh thái miền núi...

* Tài nguyên văn hoá vật thể


Là một tỉnh rộng lớn, có đủ địa hình rừng núi, sông, biển, với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn năm, Thanh Hóa hiện nay là một trong số ít địa phương còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng nhất. Theo số liệu thống kê năm 2020 của Sở VHTT&DL, hiện tại Thanh Hóa hiện có hơn 1.535 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ, trong đó có 789 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, gồm: 1 di sản văn hóa thế giới, 4 di tích quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia, còn lại là di tích cấp tỉnh.

* Tài nguyên văn hoá phi vật thể

- Lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò diễn dân gian tạo thành hệ thống tài nguyên văn hóa phi vật thể rất đa dạng và đặc sắc của Thanh Hoá. Lễ hội truyền thống là nét văn hoá đặc trưng riêng biệt, là linh hồn của một vùng, địa phương. Tại Thanh Hoá có nhiều di tích lịch sử gắn với nhiều lễ hội truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Với 160 lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử, danh thắng được nhà nước công nhận, 50 lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa đặc trưng riêng biệt. Lễ hội ở tỉnh Thanh Hoá rất phong phú và đa dạng, mang nhiều màu sắc đặc trưng của từng tập tục, lề thói riêng biệt, hình thành và phát triển theo 03 loại hình nổi trội sau:

+ Lễ hội tín ngưỡng: Thường là tín ngưỡng dân gian, thờ các thần thánh như thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần liên quan đến các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…Những lễ hội tiêu biểu của nhóm này phải kể đến lễ hội xã Thiệu Trung, tưởng niệm ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không, lễ hội xã Quảng Cư ở Sầm Sơn tưởng niệm Bà Triều - tổ sư nghề dệt săm xúc, lễ hội đình Phú Khê xã Hoằng Phú - Hoằng Hoá - Tổ nghề hát…Các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ mẫu như lễ hội phố Cát ở Thạch Thành; Lễ hội đền Sòng ở thị xã Bỉm Sơn…

+ Các lễ hội văn hoá lịch sử: thường gắn với việc tưởng niệm các nhân vật lịch sử của dân tộc đã có công trong việc đấu tranh, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc như lễ hội đền Bà Triệu ở Hậu Lộc, lễ hội Lam Kinh ở Thọ Xuân, lễ hội Lê Hoàn ở Thọ Xuân…Đây là các lễ hội thường được tổ chức công phu, quy mô vượt ra khỏi phạm vi của tỉnh, có tác dụng thu hút khách du lịch trên phạm vi toàn quốc.

+ Lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết: Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều truyền thuyết thấm đậm chất nhân văn như ở Thanh Hoá. Đó là: truyền thuyết


Từ Thức gặp Giáng Hương gắn với lễ hội Từ Thức; truyền thuyết Mai An Tiêm và quả Dưa đỏ gắn với lễ hội Mai An Tiêm, truyền thuyết Thần Độc Cước, Hòn Trống Mái ở núi Trường Lệ, truyền thuyết cửa Thần Phù ở Nga Sơn; truyền thuyết ông Vồm ở Thiệu Hoá; Trạng Quỳnh ở Hoằng Hoá…Một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hoá: Lễ hội Lam Kinh; Lễ hội Lê Hoàn; Lễ hội Mai An Tiêm; Lễ hội đền Bà Triệu; Lễ hội đền Sòng;...

- Nghề thủ công truyền thống

Khai thác các sản phẩm nghề thủ công truyền thống và khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc PTDL. Đây là một hướng đi đúng được triển khai tích cực ở Thanh Hoá vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sản phẩm. Thanh Hóa có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo như: Nghề đúc đồng ở làng Chè xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá; nghề gốm gia dụng ở làng Vồm, xã Thiệu Khánh; nghề dệt cói ở Nga Sơn; nghề chế tác đá ở Đông Sơn; nghề tiện gỗ ở Quảng Minh hay nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc Mường, Thái ở Bá Thước, Lang Chánh… Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá đang triển khai nhiều phương án khả thi để phục hồi phát triển một số làng nghề đặc sắc, có giá trị văn hoá, kinh tế cao.

- Văn hóa ẩm thực

Với sự đa dạng về địa hình, khí hậu và điều kiện tự nhiên đã đem đến cho du lịch Thanh Hoá nhiều sản vật nổi tiếng gắn với từng địa danh cụ thể như nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân, thịt trâu nấu lá lồm, chim mía (huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn. Các sản phẩm này góp phần vào sự đa dạng và hấp dẫn của du lịch Thanh Hoá, khách du lịch đến đây sẽ được trải nghiệm quá trình sản xuất, chế biến, thưởng thức và mua về làm quà biếu sau chuyến đi du lịch.

- Các TNDL nhân văn khác

Thanh Hoá vốn là miền đất văn hiến giàu chất dân gian, miền đất đã sinh ra các bậc văn sĩ kỳ tài như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Nguyễn Quỳnh…Tỉnh cũng là xứ sở của những làn điệu dân ca tha thiết trữ tình như hò sông Mã, hát sẩm xoan, múa đèn Đông Anh (Đông Sơn), trò diễn Xuân Phả (Thọ Xuân), múa sạp, múa xoè (các dân tộc thiểu số)…Linh hồn của người dân Thanh Hóa còn thể hiện qua những trò diễn dân gian, như trò diễn Xuân Phả (Thọ Xuân) với 8 trò diễn mang đậm yếu tố văn hóa cung đình triều Đình - Lê và hậu Lê, nó là cơ sở để hình thành và phát triển


loại hình nghệ thuật sân khấu sau này; thể hiện qua những làn điệu dân ca, dân vũ, tha thiết trữ tình như hát xẩm xoan, múa đèn Đông Anh (Đông Sơn), Hò Sông Mã; múa sạp, múa xòe các dân tộc thiểu số Mường, Thái, HMông; và cả trong giao lưu ứng xử, văn hóa ẩm thực của người xứ Thanh....

3.1.2. Cơ hội, thách thức và bất lợi thế đối với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Thanh Hoá

3.1.2.1. Cơ hội

Xu hướng hòa bình và hội nhập vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới: Mặc dù tình hình thế giới có. những biến động phức tạp nhưng toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ hợp tác phát triển. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong. các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ kinh tế càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

Nhu cầu du lịch của khách trong nước và quốc tế tăng lên và khả năng thanh toán cho chuyến du lịch ngày càng tăng.

Sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự đồng lòng của cộng đồng nhân dân đối với phát triển. ngành du lịch thể hiện ở các chính sách phát triển ngành và chính sách hỗ trợ liên quan, nhận thức về du lịch,…

Xu thế khách du lịchquốc tế, trong nước quan tâm đến du lịch biển, du lịch sinh thái biển, du lịch cộng đồng là xu hướng phát triển trong tương lai.

Cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội phát triển du lịch hiện đại, đồng bộ, chuyên nghiệp…

Sự phát triển của các ngành liên quan như giao thông, bưu chính viễn thông, CNTT…tạo nền tảng cho phát triển du lịch, trong đó có việc hình thành tuyến đường bộ ven biển.

Sự phối hợp liên kết phát triển du lịch giữa các ngành, các vùng miền đang từng bước hình thành và phát triển có hiệu quả.

3.1.2.2. Thách thức

Cạnh tranh quốc tế, khu vực đối với sản phẩm du lịch ngày càng gay gắt hơn, trong khi đó, du. lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng tính cạnh tranh còn thấp.

Ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19 tới nền kinh tế toàn cầu;

Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, của các yếu tố thời tiết bất lợi như bão, lũ lụt, hạn hán và của hiện tượng nước biển dâng.


Biến động chính trị, xã hội, khủng hoảng kinh tế, giá cả thị trường ảnh hưởng đến thị trường nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Hiểu biết về sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch ở một số thị trường nguồn còn hết sức hạn chế.

Kinh tế thế giới chậm phục hồi, du lịch thế giới chưa có dấu hiệu tăng mạnh

trở lại.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới, theo

đó, chất lượng môi trường. trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Trong khi đó, việc đảm bảo chất lượng môi trường cao luôn là thách thức đối với ngành.du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

3.1.2.3. Bất lợi

Hệ thống hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, cơ sở vật chất còn hạn chế; giao thông tiếp cận một số khu, điểm du lịch còn nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa; hạ tầng giao thông đường thủy, đường biển phục vụ du lịch chưa phát triển, khả năng kết nối các loại hình giao thông chưa tốt; các dự án đầu tư đều chậm tiến độ so với đăng ký và chủ trương đầu tư; cơ chế hợp tác công - tư, việc huy động nguồn lực từ khối tư nhân cho hoạt động đầu tư phát triển du lịch tại Thanh Hóa còn hạn chế...

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, nhất là ở nước ngoài, vẫn còn rất hạn chế; hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch có lúc có nơi chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng, tính chuyên nghiệp và sức cạnh tranh trong phát triển du lịch còn thấp, nhất là chất lượng nguồn nhân lực.

Các vấn đề về ứng dụng công nghệ số, các tiện ích trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch; bảo tồn các giá trị văn hóa, tôn trọng và bảo vệ môi trường; khả năng ứng phó của ngành du lịch trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, thời tiết... cũng là những vấn đề đang đặt ra cho du lịch Thanh Hóa lúc này.

Hạn chế trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch; hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu đồng bộ; hạn chế về sản phẩm du lịch; hạn chế trong công tác xây dựng thương hiệu và hoạt động marketing, xúc tiến quảng bá du lịch; ảnh hưởng của tính mùa vụ trong HĐDL;

Hạn chế về đội ngũ lao động trong du lịch (quản lý, nghiên cứu, phục vụ); tính liên kết của Thanh Hóa với các địa phương phụ cận trong HĐDL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Tính chuyên nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu các sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng của Thanh Hóa; các chính sách, phương án hỗ trợ

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí